Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.342.200
Truy câp hiện tại 4.448
Chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi
Ngày cập nhật 09/11/2021

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, chống rét cho vật nuôi, ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi, ngày 08/11/2021, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 10572/UBND-NN gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế về việc chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi; theo đó Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố: (i) tập trung chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để phòng, chống đói rét cho vật nuôi nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại đối với hoạt động chăn nuôi ở địa phương; (ii) thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét; đặc biệt chú trọng khu vực vùng cao, những nơi có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét; (iii) giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và người đứng đầu thôn, bản phối hợp với các đoàn thể để huy động nguồn nhân lực tại chỗ, bám sát địa bàn, khẩn trương áp dụng các biện pháp chống đói, chống rét cho vật nuôi; (iv) các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ kịp thời công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19, hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho vật nuôi.  

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu ở địa phương; thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống đói rét cho vật nuôi và thống kê đàn gia súc trên địa bàn bị thiệt hại; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố phổ biến và hướng dẫn người chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi; hướng dẫn nông dân chủ động, dự trữ thức ăn tinh, thức ăn thô khô (rơm, rạ, cỏ khô…) và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ; vận động và yêu cầu mỗi gia đình chăn nuôi trâu, bò phải có chuồng và một cây rơm, rạ đảm bảo bình quân 5-7 kg/con/ngày trong những ngày giá rét; tuyên truyền, vận động nông dân không cho trâu bò làm việc, chăn thả tự do khi xảy ra rét hại; đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát và chuẩn bị thêm thức ăn tinh, khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương phối hợp với các đoàn thể, cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi đến từng thôn bản và hộ gia đình; tổng hợp, thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh kết quả phòng chống đói, rét và các khó khăn trong quá trình triển khai để phối hợp giải quyết kịp thời

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày