Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 8.778
Thừa Thiên Huế triển khai tiêm phòng vắc xin Dại chó
Ngày cập nhật 30/03/2016

Thực hiện Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật, Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/08/2009 hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh dại ở động vật, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh và chủ trương của Sở Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật; Công văn số 565/UBND-TH ngày 07/02/2014 của UBND tỉnh Về việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó; Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã ban hành kế hoạch tiêm phòng vắc xin dại chó và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó năm 2016, cụ thể như sau:

I. Các biện pháp thực hiện:

1. Quán triệt chủ trương:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống bệnh dại và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó trên các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, phát thanh, truyền thông lưu động,... Các địa phương cần tổ chức phổ biến quán triệt công tác phòng chống bệnh dại để người nuôi chó nâng cao ý thức tự giác tiêm phòng bắt buộc bệnh dại chó; nuôi chó phải được xích nhốt và không được thả rong.

Ngành Thú y có kế hoạch phối hợp đồng bộ với các cấp, các ngành liên quan và các địa phương triển khai tốt kế hoạch tiêm phòng, bảo hiểm trách nhiệm chủ nuôi chó và xử lý kiên quyết chó không tiêm phòng; nghiêm cấm việc thả rong chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị.

2. Quy trình kỹ thuật:

- Bảo quản, sử dụng vắc xin hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.

- Loại vắc xin sử dụng gồm: Rabisin (Công ty Merial-Pháp) và Rabigen -Mono (Công ty Virbac-Pháp). Đây là các vắc xin an toàn và có miễn dịch tốt.

3. Chỉ tiêu tiêm phòng và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó:

- Đối tượng tiêm phòng: đàn chó, mèo .

- Chỉ tiêu: 100% đàn chó, mèo trong diện tiêm.

Để nắm chắc số lượng và tiêm phòng triệt để, các đơn vị cần tổ chức  thống kê đàn chó, mèo trước khi triển khai tiêm phòng. Trên cơ sở kết quả tiêm phòng dại năm 2015, Chi cục phân bổ chỉ tiêu tiêm phòng và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó.

4. Giá vắc xin, tiền công tiêm phòng và mức đóng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó:

- Giá vắc xin, tiền công tiêm phòng: tuỳ theo điều kiện cụ thể, UBND các địa phương quyết định mức thu đủ chi phí: vắc xin; bảo quản, hao hụt; tiền công thú y; chi phí điều tra, tuyên truyền; điều hành chỉ đạo; xử lý chó không tiêm. Mức thu tiêm phòng tập trung thấp hơn mức thu tiêm phòng phân tán tại hộ gia đình. Gía vắc xin: thống nhất toàn tỉnh theo thông báo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y về biểu giá các loại vắc xin gia súc, gia cầm, dại chó.

- Mức đóng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi theo thông báo của Công ty Bảo hiểm PVI Huế.

II. Tổ chức thực hiện:

1. Kiện toàn Ban chỉ đạo chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản các cấp để chỉ đạo, tuyên truyền sâu rộng, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh phường xã, xe tuyên truyền lưu động đến tận chủ nuôi để tiêm phòng và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ nuôi chó đạt kết quả tốt trong thời gian từ 25/3/2016 đến 25/4/2016.

2. Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã tham mưu UBND, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế xây dựng kế hoạch và triển khai đến các ngành liên quan, UBND các phường, xã, thị trấn để tổ chức thực hiện. Qúa trình tiến hành, cần lưu ý:

- Thông báo kế hoạch tiêm phòng đến các thôn, tổ dân cư để có sự kết hợp tốt trong triển khai thực hiện. Trên cơ sở danh sách thống kê chó của từng xã phường, thị trấn phân công cán bộ Thú y được hành nghề phối hợp với các tổ trưởng, thôn trưởng để tiêm phòng chó mèo trên địa bàn theo hình thức tập trung để đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian; ghi chép danh sách số chó tiêm, số chó không tiêm.

- Quá trình tiêm phải theo dõi báo cáo tiến độ hàng ngày cho Ban chỉ đạo; chú ý khâu bảo quản chất lượng vắc xin, tập huấn qui trình kỹ thuật, theo dõi xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm phòng, vô trùng dụng cụ, giám sát liều lượng, lứa tuổi, ghi chép sổ sách và cấp giấy chứng nhận  tiêm phòng đầy đủ cho chủ nuôi.

-  Tổ chức tiêm phòng vét cho những hộ chưa tiêm phòng trong vụ và có kế hoạch tổ chức tiêm phòng bổ sung thường xuyên quanh năm cho chó mới lớn, mới nuôi để tạo được được miễn dịch khép kín và phòng chống bệnh dại có hiệu quả.

- Cuối vụ tiêm phòng tập trung xử lý kiên quyết những hộ không chấp hành chủ trương tiêm phòng chó mèo của mình.

3. Ngành Thú y phối hợp các ngành, địa phương giám sát tình hình bệnh dại, hướng dẫn biện pháp xử lý khi bị chó cắn để kịp thời can thiệp. 

Đối với những vùng đời sống nhân dân có khó khăn, đề nghị Ban chỉ đạo các cấp, các địa phương cần quan tâm tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác tiêm phòng triển khai tốt.

 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày