Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tăng cường chăm sóc lúa vụ Đông xuân 2017- 2018
Ngày cập nhật 11/04/2018

Vụ Đông Xuân 2017-2018, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế gieo cấy khoảng 27.000 ha lúa, trong thời kỳ đầu do điều kiện thời tiết rét lạnh kéo dài, cây lúa chậm sinh trưởng, các biện pháp kỹ thuật để chăm sóc lúa chưa phát huy hết hiệu quả, một số nơi không bón lót được, thời gian bón thúc kéo dài, cây lúa chậm đẻ nhánh, việc xử lý cỏ dại chưa triệt để.  

Thời gian sau khi bắt đầu nắng ấm, nhiệt độ tăng dần, bà con nông dân đã tích cực chăm bón tạo điều kiện cho cây lúa hồi xanh và sinh trưởng phát triển mạnh, do các đợt bón phân thúc gần nhau cho nên có một số diện tích có hiện tượng thừa đạm tạm thời, cây lúa có bộ lá phát triển mạnh, xanh đậm, lướt lá, một số giống như HN6, Ma lâm 48, JO2, LDA1… đã xuất hiện bệnh đạo ôn lá gây hại. Bà con nông dân đã tích cực thực hiện các biện pháp để phòng trừ theo hướng dẫn của kỹ thuật và chính quyền địa phương, hạn chế sự phát sinh gây hại của nấm bệnh.

Đến nay hầu hết diện tích lúa đã chuyển giai đoạn làm đòng và chuẩn bị trổ, đây là giai đoạn cây lúa rất dễ bị khủng hoảng về mặt dinh dưỡng và cũng là thời điểm các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên ruộng lúa, bà con nông dân cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên trên đồng ruộng để có biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hợp lý tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi, nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong thời gian này cần chú ý một số vấn đề sau:

- Xác định chính xác thời điểm bón thúc đòng, cần bón vào lúc cây lúa phân hóa đòng (giai đoạn tượng khối sơ khởi, đòng đã có dạng tim đèn, nhận biết trên cơ sở quan sát màu sắc lá, quan sát thân cây lúa, thời gian hình thành lóng, đốt…), để tạo điều kiện cho cây lúa phát triển bông lúa, gié lúa thuận lợi, đảm bảo được số hạt trên bông. Trường hợp một số diện tích bón phân thúc đòng sớm cần theo dỏi khi cần có thể bón thêm phân thúc trổ, tránh tình trạng một số diện tích bị vàng lá, nghẽn đòng do thiếu dinh dưỡng. Cần bón phân cân đối, tăng cường lượng kali nhưng cũng cần đảm bảo lượng đạm cho cây lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

- Về lượng phân bón cho giai đoạn này cần căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định, có thể bón từ 2-4 kg Ure và 5-7 kg Kaliclorua cho 1 sào (500m2). Khi lúa chuẩn bị trổ nếu thấy lá quá vàng, có hiện tượng nghẽn đòng thì bón thêm khoảng 1-1,5 kg Ure cho cây lúa trổ bông thuận lợi, tăng tỷ lệ hạt chắc sau này.

- Điều tiết nước hợp lý, trong giai đoạn bón phân thúc đòng trong ruộng cần có đầy đủ nước và giữ mực nước trong ruộng thích hợp cho đến khi lúa chín sáp, không nên rút nước sớm khi lúa mới trổ xong để đảm bảo cho cây lúa vào chắc thuận lợi, tránh những tác hại xấu do điều kiện thời tiết, đất đai, sâu bệnh gây ra.

- Đối với một số diện tích có cỏ mọc nhiều cần tăng cường nhổ cỏ để hạn chế sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước… với cây lúa, tránh lây lan cho vụ sau, không nên xử lý thuốc cỏ trong giai đoạn này vì dễ xảy ra những tác hại không mong muốn.

- Việc phòng trừ sâu bệnh cần đặc biệt chú ý phân biệt đúng nguyên nhân gây hại để có giải pháp hợp lý, tránh sử dụng thuốc hóa học tràn lan, kém hiệu quả, gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người lao động. Cần theo dỏi thường xuyên trên đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời, khi cần xử lý nên tham khảo thêm cán bộ kỹ thuật hoặc các cơ quan chuyên môn, chỉ phun thuốc phòng trừ khi có thông báo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật và ban quản lý hợp tác xã. Đảm bảo nguyên tắc bốn đúng trong việc sử dụng thuốc hóa học.

Giai đoạn này cần chú ý phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt.

Đối với đạo ôn cổ bông: Thời kỳ lúa đòng - trổ cần theo dõi thời tiết chặt chẽ. Trong điều kiện gặp nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, sáng sớm có nhiều sương mù… cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc như  Beam 75WB, Plash 75WB, Kasai 16,2SC và 21,2WP, Fujione 50EC… theo liều khuyến cáo trước và sau trổ 7 ngày.

Đối với bệnh lem lép hạt: để phòng trừ cần bón phân cân đối, không để ruộng thiếu nước. Sử dụng các loại thuốc như Tilt Super, Anvil, … để phun phòng trước và sau khi lúa trổ.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tăng cường chăm sóc lúa vụ Đông xuân 2017- 2018
Ngày cập nhật 11/04/2018

Vụ Đông Xuân 2017-2018, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế gieo cấy khoảng 27.000 ha lúa, trong thời kỳ đầu do điều kiện thời tiết rét lạnh kéo dài, cây lúa chậm sinh trưởng, các biện pháp kỹ thuật để chăm sóc lúa chưa phát huy hết hiệu quả, một số nơi không bón lót được, thời gian bón thúc kéo dài, cây lúa chậm đẻ nhánh, việc xử lý cỏ dại chưa triệt để.  

Thời gian sau khi bắt đầu nắng ấm, nhiệt độ tăng dần, bà con nông dân đã tích cực chăm bón tạo điều kiện cho cây lúa hồi xanh và sinh trưởng phát triển mạnh, do các đợt bón phân thúc gần nhau cho nên có một số diện tích có hiện tượng thừa đạm tạm thời, cây lúa có bộ lá phát triển mạnh, xanh đậm, lướt lá, một số giống như HN6, Ma lâm 48, JO2, LDA1… đã xuất hiện bệnh đạo ôn lá gây hại. Bà con nông dân đã tích cực thực hiện các biện pháp để phòng trừ theo hướng dẫn của kỹ thuật và chính quyền địa phương, hạn chế sự phát sinh gây hại của nấm bệnh.

Đến nay hầu hết diện tích lúa đã chuyển giai đoạn làm đòng và chuẩn bị trổ, đây là giai đoạn cây lúa rất dễ bị khủng hoảng về mặt dinh dưỡng và cũng là thời điểm các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên ruộng lúa, bà con nông dân cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên trên đồng ruộng để có biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hợp lý tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi, nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong thời gian này cần chú ý một số vấn đề sau:

- Xác định chính xác thời điểm bón thúc đòng, cần bón vào lúc cây lúa phân hóa đòng (giai đoạn tượng khối sơ khởi, đòng đã có dạng tim đèn, nhận biết trên cơ sở quan sát màu sắc lá, quan sát thân cây lúa, thời gian hình thành lóng, đốt…), để tạo điều kiện cho cây lúa phát triển bông lúa, gié lúa thuận lợi, đảm bảo được số hạt trên bông. Trường hợp một số diện tích bón phân thúc đòng sớm cần theo dỏi khi cần có thể bón thêm phân thúc trổ, tránh tình trạng một số diện tích bị vàng lá, nghẽn đòng do thiếu dinh dưỡng. Cần bón phân cân đối, tăng cường lượng kali nhưng cũng cần đảm bảo lượng đạm cho cây lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

- Về lượng phân bón cho giai đoạn này cần căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định, có thể bón từ 2-4 kg Ure và 5-7 kg Kaliclorua cho 1 sào (500m2). Khi lúa chuẩn bị trổ nếu thấy lá quá vàng, có hiện tượng nghẽn đòng thì bón thêm khoảng 1-1,5 kg Ure cho cây lúa trổ bông thuận lợi, tăng tỷ lệ hạt chắc sau này.

- Điều tiết nước hợp lý, trong giai đoạn bón phân thúc đòng trong ruộng cần có đầy đủ nước và giữ mực nước trong ruộng thích hợp cho đến khi lúa chín sáp, không nên rút nước sớm khi lúa mới trổ xong để đảm bảo cho cây lúa vào chắc thuận lợi, tránh những tác hại xấu do điều kiện thời tiết, đất đai, sâu bệnh gây ra.

- Đối với một số diện tích có cỏ mọc nhiều cần tăng cường nhổ cỏ để hạn chế sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước… với cây lúa, tránh lây lan cho vụ sau, không nên xử lý thuốc cỏ trong giai đoạn này vì dễ xảy ra những tác hại không mong muốn.

- Việc phòng trừ sâu bệnh cần đặc biệt chú ý phân biệt đúng nguyên nhân gây hại để có giải pháp hợp lý, tránh sử dụng thuốc hóa học tràn lan, kém hiệu quả, gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người lao động. Cần theo dỏi thường xuyên trên đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời, khi cần xử lý nên tham khảo thêm cán bộ kỹ thuật hoặc các cơ quan chuyên môn, chỉ phun thuốc phòng trừ khi có thông báo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật và ban quản lý hợp tác xã. Đảm bảo nguyên tắc bốn đúng trong việc sử dụng thuốc hóa học.

Giai đoạn này cần chú ý phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt.

Đối với đạo ôn cổ bông: Thời kỳ lúa đòng - trổ cần theo dõi thời tiết chặt chẽ. Trong điều kiện gặp nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, sáng sớm có nhiều sương mù… cần tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc như  Beam 75WB, Plash 75WB, Kasai 16,2SC và 21,2WP, Fujione 50EC… theo liều khuyến cáo trước và sau trổ 7 ngày.

Đối với bệnh lem lép hạt: để phòng trừ cần bón phân cân đối, không để ruộng thiếu nước. Sử dụng các loại thuốc như Tilt Super, Anvil, … để phun phòng trước và sau khi lúa trổ.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.315.177
Truy câp hiện tại 11.848