Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kết quả Hoạt động thụ tinh nhân tạo bò tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
Ngày cập nhật 03/01/2019

Thụ tinh nhân tạo (TTNT) bò là hoạt động được Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế triển khai hàng năm. Năm 2018, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Trung tâm đã triển khai TTNT cho gần 3.000 bò cái mang thai, trong đó chủ yếu phối bằng tinh giống bò Brahman, một số ít phối bằng tinh bò chuyên thịt BBB

Hoạt động thụ tinh nhân tạo bò được triển khai rộng rãi đến hầu hết các xã phường có chăn nuôi bò, với 114 xã/phường có bò được TTNT. Địa phương có số lượng bò cái phối giống nhiều nhất là huyện Phong Điền, trên 900con (chiếm hơn 30% số lượng bò cái phối giống toàn tỉnh). Tiến độ phối giống nhân tạo năm 2018 chậm hơn năm 2017 và chậm hơn so với kế hoạch dự kiến; nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng chung về giá, giá bò thịt hạ thấp so với những năm trước đây nên nhiều hộ đầu tư nuôi dưỡng kém, bò chậm động dục. Một số xã vùng trung du, miền núi còn nuôi bò theo phương thức thả rong nên việc quản lý đàn bò cái chưa tốt, chưa giải quyết triệt để bò đực cóc làm ảnh hưởng đến kết quả TTNT.

Ngoài hoạt đông phối giống, Trung tâm cũng đã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật cho 125 hộ nông dân tại 5 xã thuộc huyện A Lưới; tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật, kỹ năng với sự tham gia của 14 dẫn tinh viên; tổ chức 01 Hội thảo dẫn tinh viên và cán bộ kỹ thuật; 01 Hội nghị đánh giá tổng kết.

Chương trình thụ tinh nhân tạo bò đã mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội, phù hợp chủ trương nâng cao tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh và đáp ứng được nguyện vọng của người chăn nuôi; tạo ra giống bò lai có năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy, trọng lượng bình quân bê lai F1 Brahman 6 tháng tuổi đạt 122kg, cao hơn so với bê vàng địa phương 55kg; trọng lượng bình quân bê lai F2 lúc 6 tháng tuổi đạt 140kg, cao hơn so với bê lai F1 18kg. Đối với bê lai F1 Blanc Bleu Belge (BBB), trọng lượng sơ sinh 27- 30kg cao hơn bê lai F2 Brahman là 9kg; lúc 6 tháng tuổi đạt 150-160kg cao gấp 1,2-1,3 lần, lúc 9 tháng tuổi đạt từ 220-240kg, cao gấp 1,2-1,3 lần so với bê lai  F2 Brahman. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ TTNT bò đã góp phần đưa tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 64% tổng đàn bò trong toàn tỉnh.   

Trên cơ sở kết quả đạt được của năm 2018 và nhu cầu TTNT cho đàn trâu bò của các địa phương; năm 2019 Trung tâm đề xuất kế hoạch hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho 3.100 bò cái bằng tinh giống Brahman, BBB, Red Angus và TTNT cho 50 trâu cái. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao hiệu quả chương trình, Trung tâm tiếp tục tổ chức truyên truyền, tập huấn cho nông dân các điểm triển khai, biên soạn tờ rơi giới thiệu về lợi ích của TTNT bò và kỹ thuật chăn nuôi bò lai. Ngoài ra có kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông, Phòng Nông nghiệp PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện thị, UBND các xã tổ chức truyên truyền về cơ chế chính sách cũng như hiệu quả kinh tế của chương trình TTNT trâu bò đến các hộ nuôi trên địa bàn./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Kết quả Hoạt động thụ tinh nhân tạo bò tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
Ngày cập nhật 03/01/2019

Thụ tinh nhân tạo (TTNT) bò là hoạt động được Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế triển khai hàng năm. Năm 2018, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Trung tâm đã triển khai TTNT cho gần 3.000 bò cái mang thai, trong đó chủ yếu phối bằng tinh giống bò Brahman, một số ít phối bằng tinh bò chuyên thịt BBB

Hoạt động thụ tinh nhân tạo bò được triển khai rộng rãi đến hầu hết các xã phường có chăn nuôi bò, với 114 xã/phường có bò được TTNT. Địa phương có số lượng bò cái phối giống nhiều nhất là huyện Phong Điền, trên 900con (chiếm hơn 30% số lượng bò cái phối giống toàn tỉnh). Tiến độ phối giống nhân tạo năm 2018 chậm hơn năm 2017 và chậm hơn so với kế hoạch dự kiến; nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng chung về giá, giá bò thịt hạ thấp so với những năm trước đây nên nhiều hộ đầu tư nuôi dưỡng kém, bò chậm động dục. Một số xã vùng trung du, miền núi còn nuôi bò theo phương thức thả rong nên việc quản lý đàn bò cái chưa tốt, chưa giải quyết triệt để bò đực cóc làm ảnh hưởng đến kết quả TTNT.

Ngoài hoạt đông phối giống, Trung tâm cũng đã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật cho 125 hộ nông dân tại 5 xã thuộc huyện A Lưới; tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật, kỹ năng với sự tham gia của 14 dẫn tinh viên; tổ chức 01 Hội thảo dẫn tinh viên và cán bộ kỹ thuật; 01 Hội nghị đánh giá tổng kết.

Chương trình thụ tinh nhân tạo bò đã mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội, phù hợp chủ trương nâng cao tỷ lệ đàn bò lai của tỉnh và đáp ứng được nguyện vọng của người chăn nuôi; tạo ra giống bò lai có năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy, trọng lượng bình quân bê lai F1 Brahman 6 tháng tuổi đạt 122kg, cao hơn so với bê vàng địa phương 55kg; trọng lượng bình quân bê lai F2 lúc 6 tháng tuổi đạt 140kg, cao hơn so với bê lai F1 18kg. Đối với bê lai F1 Blanc Bleu Belge (BBB), trọng lượng sơ sinh 27- 30kg cao hơn bê lai F2 Brahman là 9kg; lúc 6 tháng tuổi đạt 150-160kg cao gấp 1,2-1,3 lần, lúc 9 tháng tuổi đạt từ 220-240kg, cao gấp 1,2-1,3 lần so với bê lai  F2 Brahman. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ TTNT bò đã góp phần đưa tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 64% tổng đàn bò trong toàn tỉnh.   

Trên cơ sở kết quả đạt được của năm 2018 và nhu cầu TTNT cho đàn trâu bò của các địa phương; năm 2019 Trung tâm đề xuất kế hoạch hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho 3.100 bò cái bằng tinh giống Brahman, BBB, Red Angus và TTNT cho 50 trâu cái. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao hiệu quả chương trình, Trung tâm tiếp tục tổ chức truyên truyền, tập huấn cho nông dân các điểm triển khai, biên soạn tờ rơi giới thiệu về lợi ích của TTNT bò và kỹ thuật chăn nuôi bò lai. Ngoài ra có kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông, Phòng Nông nghiệp PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện thị, UBND các xã tổ chức truyên truyền về cơ chế chính sách cũng như hiệu quả kinh tế của chương trình TTNT trâu bò đến các hộ nuôi trên địa bàn./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.314.916
Truy câp hiện tại 11.713