Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kỹ thuật nuôi cua trứng trong ao từ nguồn giống ương của các hộ trên địa bàn huyện
Ngày cập nhật 27/07/2016

Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam, với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, cua biển là một đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

Với công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua biển thành công đã cung cấp chủ động nguồn cua giống cho người nuôi. Từ năm 2009 trở lại đây, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (nay là Trung tâm Khuyến Nông) đã thực hiện các mô hình ương cua giống, nuôi thương phẩm cua giống từ nguồn giống sinh sản nhân tạo và đã đem lại thành công và được nhân rộng.

 

Cua có thể được nuôi đơn hoặc nuôi xen ghép với các đối tượng tôm, cá khác. Đây là đối tượng đem lại hiệu quả kinh tế và  phù hợp với ao hồ hạ triều, chắn sáo. So với cua thịt, giá của cua trứng thường cao gấp 1,5 – 2 lần. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích và đối tượng nuôi, giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật nuôi cua trứng, năm 2016 được sự hỗ trợ kinh phí từ Chương trình nông thôn mới, Trung tâm Khuyến Nông triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cua trứng trong ao từ nguồn giống của các hộ ươm giống trên địa bàn huyện” ở xã Hương Phong thị xã Hương Trà và xã Vinh Xuân huyện Phú Vang.

Để giúp bà con tiếp cận với đối tượng nuôi mới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế phổ biến cho bà con kỹ thuật nuôi cua trứng từ nguồn giống các hộ ương giống trên địa bàn huyện.

1. Lựa chọn ao nuôi

Ao nuôi cua có diện tích từ 2.000 m2 đến 5.000m2, độ sâu từ: 1 -1,5m, có cống cấp và thoát nước riêng.

Chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm phèn, chất đáy là bùn pha cát, thịt pha sét, không có quá nhiều bùn nhão, lớp bùn <20cm, độ mặn từ 10 - 25‰.

2. Cải tạo ao nuôi

Tháo cạn nước và bón vôi với lượng bón khoảng 7 – 10 kg/100m2. Phơi nắng 5-10 ngày cho đáy ao đến khi nứt nẻ.

Bờ ao: bờ cần được nén kỹ để chống mọi, rò rỉ và sạt lở. Bờ ao cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0,5m.

Trong ao có thể đào các mương sâu 0,5 - 0,7m từ cống này đến cống bên kia. Mương có độ dốc xuôi từ cống cấp đến cống tiêu nước. Trong ao có thể tạo nhiều gờ nổi diện tích mỗi gờ từ 10 - 100 m2 tuỳ diện tích ao.

Tiến hành thả chà và lấy nước qua lưới lọc vào ao, mức nước là 0,6 - 0,8m. Chà được làm bằng các loại cành cây được phơi khô và bó lại thành bó.                                                                           

Xung quanh ao cần chắn đăng (rào lưới mùng) quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài. Đăng chắn phải nghiêng về phía trong ao để tránh cua bò ra ngoài, đăng cao từ 0,8 - 1m.

3. Lựa chọn, vận chuyển và thả giống

3.1. Lựa chọn con giống

Chọn cua cái đồng đều kích cỡ, màu sắc tươi sáng, cua hoạt động tốt không có dấu hiệu bệnh, cua đầy đủ que càng không bị tổn thương, mất mát các phần phụ.

Cỡ cua thả nuôi tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi, và nguồn giống của địa phương. Cỡ cua thả nuôi từ  50 – 100 con/kg trở lên.

Hiện nay, nguồn cua giống sinh sản nhân tạo đã chủ động và giá rẻ nên tốt nhất bà con nên ương cua để lấy nguồn giống phục vụ nuôi cua trứng.

3.2. Vận chuyển con giống

Đối với cua cỡ nhỏ, vận chuyển thời gian ngắn thì cho vào các thau, xô, thùng xốp rồi phủ rong, cỏ lên trên và tưới nước để giữ ẩm để hạn chế cua cắn lẫn nhau. Đối với cua lớn hơn hoặc vận chuyển xa thì tốt nhất nên trói cua lại để tránh cua cắn lẫn nhau.

Nên vận chuyển cua vào những ngày trời mát và nhiệt độ thấp.

3.3. Thả giống

Mật độ thả và thời gian nuôi cua

Stt

Cỡ cua giống (con/kg)

Mật độ (con/m2)

Thời gian nuôi (tháng)

1

50 - 100

0,8 - 1

3 – 3,5

2

20 - 35

0,5 - 0,7

2 – 2,5

3

10 - 12

0,4 - 0,5

1 – 1,5

 

Mùa vụ nuôi cua trứng có thể quanh năm nhưng thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 8,  những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi cua nhưng sự biến động lớn về nhiệt độ, độ mặn, độ phèn,... có thể ảnh hưởng xấu đến cua nuôi.

Nên thả cua vào buổi sáng, cua được thả đều khắp ao. Thả cua sát mép nước để cua tự bò xuống. Trước khi thả cần chú ý sự chênh lệch độ mặn, nếu độ mặn quá chênh lệch ta cần thuần hoá rồi mới thả. Nên thả vào lúc nhiệt độ còn thấp (7 – 9 giờ sáng).

Khi thả cua cần thả thêm cua đực với tỉ lệ 15 - 20% so với cua cái để cua cái được giao vỹ giúp cua cái lên trứng tốt hơn.

4. Cho ăn

Giai đoạn cua dưới 100g/con sử dụng thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp với tỉ lệ 8 : 2. Khi cua đạt trọng lượng trung bình từ 100g trở lên sử dụng hoàn toàn thức ăn cá tạp tươi để cho cua ăn. Cá trước khi cho ăn được rửa sạch qua nước ngọt.

Tỷ lệ cho ăn từ 3- 7 % trọng lượng cua và được chia làm hai lần trong ngày, vào lúc buổi sáng và chiều tối, thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn.

Cua hoạt động bắt mồi mạnh vào buổi tối. Vì vậy, lượng thức ăn vào buổi tối nhiều hơn so với ban ngày. Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau.

Khi cho cua ăn cần quan sát kỹ việc sử dụng thức ăn của cua để có biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn của cua. Việc cho ăn dư thừa sẽ gây lãng phí đồng thời làm ô nhiễm đáy ao, cho ăn thiếu cua sẽ chậm lớn, phân đàn và ăn thịt lẫn.

5. Chăm sóc và quản lý

Từ 3  - 5 ngày thay 20 - 30% lượng nước trong ao. Một tháng nên thay toàn bộ nước trong ao 2 lần. Nước trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Thường xuyên kiểm tra độ kiềm của nước để bổ sung kiềm giúp cua lột xác tốt hơn. Tăng độ kiềm cho nước bằng cách bón Dolomite, sử dụng premix khoáng bón trực tiếp xuống ao.

Bổ sung thêm vitamin C và E vào thức ăn cho cua để tăng cường sức đề kháng và kích thích cua lên trứng đều.

Bắt đầu từ tháng nuôi thứ 2 người nuôi sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy kết hợp với Zeolite để bón xuống ao nuôi nhằm xử lý các chất thải, thức ăn dư thừa lắng tụ ở đáy ao.

Bón vôi trước và sau khi trời mưa với lượng 2kg/100m2 ao để ổn định pH đồng thời nâng cao độ kiềm của ao nuôi.

Định kỳ nửa tháng tiến hành kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ và tỉ lệ sống của cua để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và có các giải pháp xử lý kịp thời.

Vào mùa sinh sản cua có tập tính di cư sinh sản do đó cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, đăng lưới, tránh thất thoát cua.

6.  Thu hoạch

Sau thời gian 3 tháng nuôi, cua đạt trọng lượng trung bình 200 - 300g/con, tiến hành kiểm tra xem cua đã lên trứng hay chưa. Tiến hành thu tỉa những cua đã lên đầy trứng và tiếp tục nuôi vỗ các cua còn lại. Bà con có thể thả bù thêm cua mới để tiếp tục nuôi vỗ lên trứng.

Trên đây là kỹ thuật nuôi trứng từ nguồn giống các hộ ươm giống trên địa bàn huyện. Mong rằng bà con sẽ áp dụng thành công vào điều kiện sản xuất cụ thể của từng địa phương từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất phát triển kinh tế của gia đình và địa phương.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Kỹ thuật nuôi cua trứng trong ao từ nguồn giống ương của các hộ trên địa bàn huyện
Ngày cập nhật 27/07/2016

Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam, với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, cua biển là một đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

Với công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua biển thành công đã cung cấp chủ động nguồn cua giống cho người nuôi. Từ năm 2009 trở lại đây, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (nay là Trung tâm Khuyến Nông) đã thực hiện các mô hình ương cua giống, nuôi thương phẩm cua giống từ nguồn giống sinh sản nhân tạo và đã đem lại thành công và được nhân rộng.

 

Cua có thể được nuôi đơn hoặc nuôi xen ghép với các đối tượng tôm, cá khác. Đây là đối tượng đem lại hiệu quả kinh tế và  phù hợp với ao hồ hạ triều, chắn sáo. So với cua thịt, giá của cua trứng thường cao gấp 1,5 – 2 lần. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích và đối tượng nuôi, giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật nuôi cua trứng, năm 2016 được sự hỗ trợ kinh phí từ Chương trình nông thôn mới, Trung tâm Khuyến Nông triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cua trứng trong ao từ nguồn giống của các hộ ươm giống trên địa bàn huyện” ở xã Hương Phong thị xã Hương Trà và xã Vinh Xuân huyện Phú Vang.

Để giúp bà con tiếp cận với đối tượng nuôi mới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế phổ biến cho bà con kỹ thuật nuôi cua trứng từ nguồn giống các hộ ương giống trên địa bàn huyện.

1. Lựa chọn ao nuôi

Ao nuôi cua có diện tích từ 2.000 m2 đến 5.000m2, độ sâu từ: 1 -1,5m, có cống cấp và thoát nước riêng.

Chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm phèn, chất đáy là bùn pha cát, thịt pha sét, không có quá nhiều bùn nhão, lớp bùn <20cm, độ mặn từ 10 - 25‰.

2. Cải tạo ao nuôi

Tháo cạn nước và bón vôi với lượng bón khoảng 7 – 10 kg/100m2. Phơi nắng 5-10 ngày cho đáy ao đến khi nứt nẻ.

Bờ ao: bờ cần được nén kỹ để chống mọi, rò rỉ và sạt lở. Bờ ao cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0,5m.

Trong ao có thể đào các mương sâu 0,5 - 0,7m từ cống này đến cống bên kia. Mương có độ dốc xuôi từ cống cấp đến cống tiêu nước. Trong ao có thể tạo nhiều gờ nổi diện tích mỗi gờ từ 10 - 100 m2 tuỳ diện tích ao.

Tiến hành thả chà và lấy nước qua lưới lọc vào ao, mức nước là 0,6 - 0,8m. Chà được làm bằng các loại cành cây được phơi khô và bó lại thành bó.                                                                           

Xung quanh ao cần chắn đăng (rào lưới mùng) quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài. Đăng chắn phải nghiêng về phía trong ao để tránh cua bò ra ngoài, đăng cao từ 0,8 - 1m.

3. Lựa chọn, vận chuyển và thả giống

3.1. Lựa chọn con giống

Chọn cua cái đồng đều kích cỡ, màu sắc tươi sáng, cua hoạt động tốt không có dấu hiệu bệnh, cua đầy đủ que càng không bị tổn thương, mất mát các phần phụ.

Cỡ cua thả nuôi tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi, và nguồn giống của địa phương. Cỡ cua thả nuôi từ  50 – 100 con/kg trở lên.

Hiện nay, nguồn cua giống sinh sản nhân tạo đã chủ động và giá rẻ nên tốt nhất bà con nên ương cua để lấy nguồn giống phục vụ nuôi cua trứng.

3.2. Vận chuyển con giống

Đối với cua cỡ nhỏ, vận chuyển thời gian ngắn thì cho vào các thau, xô, thùng xốp rồi phủ rong, cỏ lên trên và tưới nước để giữ ẩm để hạn chế cua cắn lẫn nhau. Đối với cua lớn hơn hoặc vận chuyển xa thì tốt nhất nên trói cua lại để tránh cua cắn lẫn nhau.

Nên vận chuyển cua vào những ngày trời mát và nhiệt độ thấp.

3.3. Thả giống

Mật độ thả và thời gian nuôi cua

Stt

Cỡ cua giống (con/kg)

Mật độ (con/m2)

Thời gian nuôi (tháng)

1

50 - 100

0,8 - 1

3 – 3,5

2

20 - 35

0,5 - 0,7

2 – 2,5

3

10 - 12

0,4 - 0,5

1 – 1,5

 

Mùa vụ nuôi cua trứng có thể quanh năm nhưng thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 8,  những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi cua nhưng sự biến động lớn về nhiệt độ, độ mặn, độ phèn,... có thể ảnh hưởng xấu đến cua nuôi.

Nên thả cua vào buổi sáng, cua được thả đều khắp ao. Thả cua sát mép nước để cua tự bò xuống. Trước khi thả cần chú ý sự chênh lệch độ mặn, nếu độ mặn quá chênh lệch ta cần thuần hoá rồi mới thả. Nên thả vào lúc nhiệt độ còn thấp (7 – 9 giờ sáng).

Khi thả cua cần thả thêm cua đực với tỉ lệ 15 - 20% so với cua cái để cua cái được giao vỹ giúp cua cái lên trứng tốt hơn.

4. Cho ăn

Giai đoạn cua dưới 100g/con sử dụng thức ăn là cá tạp tươi và thức ăn công nghiệp với tỉ lệ 8 : 2. Khi cua đạt trọng lượng trung bình từ 100g trở lên sử dụng hoàn toàn thức ăn cá tạp tươi để cho cua ăn. Cá trước khi cho ăn được rửa sạch qua nước ngọt.

Tỷ lệ cho ăn từ 3- 7 % trọng lượng cua và được chia làm hai lần trong ngày, vào lúc buổi sáng và chiều tối, thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn.

Cua hoạt động bắt mồi mạnh vào buổi tối. Vì vậy, lượng thức ăn vào buổi tối nhiều hơn so với ban ngày. Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau.

Khi cho cua ăn cần quan sát kỹ việc sử dụng thức ăn của cua để có biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn của cua. Việc cho ăn dư thừa sẽ gây lãng phí đồng thời làm ô nhiễm đáy ao, cho ăn thiếu cua sẽ chậm lớn, phân đàn và ăn thịt lẫn.

5. Chăm sóc và quản lý

Từ 3  - 5 ngày thay 20 - 30% lượng nước trong ao. Một tháng nên thay toàn bộ nước trong ao 2 lần. Nước trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Thường xuyên kiểm tra độ kiềm của nước để bổ sung kiềm giúp cua lột xác tốt hơn. Tăng độ kiềm cho nước bằng cách bón Dolomite, sử dụng premix khoáng bón trực tiếp xuống ao.

Bổ sung thêm vitamin C và E vào thức ăn cho cua để tăng cường sức đề kháng và kích thích cua lên trứng đều.

Bắt đầu từ tháng nuôi thứ 2 người nuôi sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy kết hợp với Zeolite để bón xuống ao nuôi nhằm xử lý các chất thải, thức ăn dư thừa lắng tụ ở đáy ao.

Bón vôi trước và sau khi trời mưa với lượng 2kg/100m2 ao để ổn định pH đồng thời nâng cao độ kiềm của ao nuôi.

Định kỳ nửa tháng tiến hành kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ và tỉ lệ sống của cua để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và có các giải pháp xử lý kịp thời.

Vào mùa sinh sản cua có tập tính di cư sinh sản do đó cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, đăng lưới, tránh thất thoát cua.

6.  Thu hoạch

Sau thời gian 3 tháng nuôi, cua đạt trọng lượng trung bình 200 - 300g/con, tiến hành kiểm tra xem cua đã lên trứng hay chưa. Tiến hành thu tỉa những cua đã lên đầy trứng và tiếp tục nuôi vỗ các cua còn lại. Bà con có thể thả bù thêm cua mới để tiếp tục nuôi vỗ lên trứng.

Trên đây là kỹ thuật nuôi trứng từ nguồn giống các hộ ươm giống trên địa bàn huyện. Mong rằng bà con sẽ áp dụng thành công vào điều kiện sản xuất cụ thể của từng địa phương từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất phát triển kinh tế của gia đình và địa phương.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.325.812
Truy câp hiện tại 18.124