Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Giống lúa LDA1- Cơ hội và thách thức
Ngày cập nhật 08/09/2016

Trong những năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết diễn biến bất thường, những tình trạng thời tiết cực đoan xẩy ra nhiều hơn như hạn hán, lũ lụt, dông bão,… đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Nhằm hạn chế những bất lợi tác động trên cây lúa,  thời gian qua đã có nhiều giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh các biện pháp canh tác, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng... thì giống lúa cũng đóng vai trò rất quan trọng. Thực tiễn sản xuất  đòi hỏi phải có những giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu của từng địa phương, có như vậy mới tạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vững lâu dài, giữ vững an toàn lương thực, phục vụ xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống người nông dân.

Tiếp tục công tác khảo nghiệm sản xuất các giống lúa mới của những năm qua, vụ Hè Thu 2016 Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện mô hình “Khảo nghiệm sản xuất giống lúa LDA1” với quy mô 50,5 ha trên toàn tỉnh. Các mô hình được bố trí tại các điểm thuộc huyện Phú Lộc (Bắc Hà), Phong Điền (Điền Lộc, Cao Ban), Phú Vang (Phú Dương, Phú Hồ, Vinh Thái), thị xã Hương Thủy (Thủy Lương, Thủy Phù, Phù Nam), trên các chân đất tương đối, có điều kiện thâm canh.

Giống lúa LDA1 là giống lúa thuần do Viện di truyền  Nông nghiệp tuyển chọn  mới đưa vào khảo nghiệm sản xuất đã có nhiều ưu điểm vượt trội năng suất đạt khá cao, kết quả thu hoạch vụ Hè Thu 2016 cho thấy năng suất của giống LDA1 đạt được từ 62 – 76 tạ/ ha, đặc biệt những nơi thổ nhưỡng tốt, thâm canh đầy đủ, như ở HTX Phú Hồ năng suất LDA1 đạt 76-80 tạ/ ha. Tuy không bằng những nơi khác nhưng ở HTX Vinh Thái năng suất LDA1 cũng đạt được 60- 62 tạ/ha, theo bà con nông dân thì đạt được như vậy là rất tốt đối với đồng đất ở đây, năng suất LDA1 cao hơn nhiều so với giống HT1 gieo cấy cùng chân đất. Bên cạnh đó mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống LDA1 ít hơn nhiều so với các giống hiện đang sản xuất đại trà, giúp tiết kiệm được chi phí, công sức và bảo vệ môi trường, đây là một lợi thế lớn để tiêu thụ sản phẩm vì vấn đề an toàn sản xuất, an toàn thực phẩm đang được toàn xã hội quan tâm. Một ưu điểm nữa của giống LDA1 là tuy cao cây, lá to nhưng giống lúa này lại ít bị đổ ngã hơn trong điều kiện thời tiết bất lợi, bộ lá xanh bền cho đến lúc thu hoạch. Giống LDA1 cũng đạt được các tiêu chí về chất lượng, cơm mềm, dẻo, ngon. Thời gian sinh trưởng tương đương với giống lúa HT1 cho nên có thể xem xét để đưa vào sản xuất thay thế giống HT1 với diện tích phù hợp nhằm đa dạng giống lúa trên địa bàn tỉnh. Qua các mô hình khảo nghiệm sản xuất giống lúa mới LDA1 đã được chính quyền địa phương và bà con nông dân phấn khởi đón nhận, tạo điều kiện để nhân rộng giống lúa này trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Tuy nhiên để sản xuất giống lúa LDA1 có hiệu quả cần phải chú ý một số vấn đề: cây lúa  LDA1 có thân cao lá lớn, yêu cầu về dinh dưỡng cao nên bố trí ở các chân đất sâu bùn, tương đối tốt, tăng cường lượng phân bón, bón phân cân đối và đúng lúc để cây sinh trưởng phát triển tốt, tránh tình trạng cây lúa bị khủng hoảng dinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng vụ Hè thu hơi dài ngày cho nên khi  đưa vào sản xuất nên bố trí vào các trà sớm, và phải gieo sạ trước 25/5 để thu hoạch trước mùa mưa bão. Để khắc phục tình trạng rộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ hiện nay, địa phương nên quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chỉ đạo gieo cấy cùng một giống, chăm sóc đúng quy trình để tạo ra một lượng hàng hóa nhất định, liên kết với các đơn vị, các doanh nghiệp để giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông để tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân trước khi vào vụ. Cải tạo đồng rộng, đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất như kết hợp cày lật, vùi rơm rạ vào đất, bón thêm các chế phẩm sinh học vào đất để giúp quá trình phân giải các chất hữu cơ tốt hơn, tăng cường lượng mùn trong đất, làm cho đất ngày càng tốt hơn, sản xuất được bền vững.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Giống lúa LDA1- Cơ hội và thách thức
Ngày cập nhật 08/09/2016

Trong những năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết diễn biến bất thường, những tình trạng thời tiết cực đoan xẩy ra nhiều hơn như hạn hán, lũ lụt, dông bão,… đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Nhằm hạn chế những bất lợi tác động trên cây lúa,  thời gian qua đã có nhiều giải pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh các biện pháp canh tác, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng... thì giống lúa cũng đóng vai trò rất quan trọng. Thực tiễn sản xuất  đòi hỏi phải có những giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu của từng địa phương, có như vậy mới tạo cho sản xuất lúa an toàn, bền vững lâu dài, giữ vững an toàn lương thực, phục vụ xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống người nông dân.

Tiếp tục công tác khảo nghiệm sản xuất các giống lúa mới của những năm qua, vụ Hè Thu 2016 Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện mô hình “Khảo nghiệm sản xuất giống lúa LDA1” với quy mô 50,5 ha trên toàn tỉnh. Các mô hình được bố trí tại các điểm thuộc huyện Phú Lộc (Bắc Hà), Phong Điền (Điền Lộc, Cao Ban), Phú Vang (Phú Dương, Phú Hồ, Vinh Thái), thị xã Hương Thủy (Thủy Lương, Thủy Phù, Phù Nam), trên các chân đất tương đối, có điều kiện thâm canh.

Giống lúa LDA1 là giống lúa thuần do Viện di truyền  Nông nghiệp tuyển chọn  mới đưa vào khảo nghiệm sản xuất đã có nhiều ưu điểm vượt trội năng suất đạt khá cao, kết quả thu hoạch vụ Hè Thu 2016 cho thấy năng suất của giống LDA1 đạt được từ 62 – 76 tạ/ ha, đặc biệt những nơi thổ nhưỡng tốt, thâm canh đầy đủ, như ở HTX Phú Hồ năng suất LDA1 đạt 76-80 tạ/ ha. Tuy không bằng những nơi khác nhưng ở HTX Vinh Thái năng suất LDA1 cũng đạt được 60- 62 tạ/ha, theo bà con nông dân thì đạt được như vậy là rất tốt đối với đồng đất ở đây, năng suất LDA1 cao hơn nhiều so với giống HT1 gieo cấy cùng chân đất. Bên cạnh đó mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống LDA1 ít hơn nhiều so với các giống hiện đang sản xuất đại trà, giúp tiết kiệm được chi phí, công sức và bảo vệ môi trường, đây là một lợi thế lớn để tiêu thụ sản phẩm vì vấn đề an toàn sản xuất, an toàn thực phẩm đang được toàn xã hội quan tâm. Một ưu điểm nữa của giống LDA1 là tuy cao cây, lá to nhưng giống lúa này lại ít bị đổ ngã hơn trong điều kiện thời tiết bất lợi, bộ lá xanh bền cho đến lúc thu hoạch. Giống LDA1 cũng đạt được các tiêu chí về chất lượng, cơm mềm, dẻo, ngon. Thời gian sinh trưởng tương đương với giống lúa HT1 cho nên có thể xem xét để đưa vào sản xuất thay thế giống HT1 với diện tích phù hợp nhằm đa dạng giống lúa trên địa bàn tỉnh. Qua các mô hình khảo nghiệm sản xuất giống lúa mới LDA1 đã được chính quyền địa phương và bà con nông dân phấn khởi đón nhận, tạo điều kiện để nhân rộng giống lúa này trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Tuy nhiên để sản xuất giống lúa LDA1 có hiệu quả cần phải chú ý một số vấn đề: cây lúa  LDA1 có thân cao lá lớn, yêu cầu về dinh dưỡng cao nên bố trí ở các chân đất sâu bùn, tương đối tốt, tăng cường lượng phân bón, bón phân cân đối và đúng lúc để cây sinh trưởng phát triển tốt, tránh tình trạng cây lúa bị khủng hoảng dinh dưỡng. Thời gian sinh trưởng vụ Hè thu hơi dài ngày cho nên khi  đưa vào sản xuất nên bố trí vào các trà sớm, và phải gieo sạ trước 25/5 để thu hoạch trước mùa mưa bão. Để khắc phục tình trạng rộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ hiện nay, địa phương nên quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chỉ đạo gieo cấy cùng một giống, chăm sóc đúng quy trình để tạo ra một lượng hàng hóa nhất định, liên kết với các đơn vị, các doanh nghiệp để giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông để tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân trước khi vào vụ. Cải tạo đồng rộng, đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất như kết hợp cày lật, vùi rơm rạ vào đất, bón thêm các chế phẩm sinh học vào đất để giúp quá trình phân giải các chất hữu cơ tốt hơn, tăng cường lượng mùn trong đất, làm cho đất ngày càng tốt hơn, sản xuất được bền vững.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.325.823
Truy câp hiện tại 18.134