Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Một số lưu ý khi nuôi cua trứng
Ngày cập nhật 04/08/2017

Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam, với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

Với công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua biển thành công đã cung cấp chủ động nguồn cua giống cho người nuôi. Từ năm 2009 trở lại đây, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện các mô hình ương cua giống, nuôi thương phẩm cua giống từ nguồn giống sinh sản nhân tạo và đã đem lại thành công và được nhân rộng.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích và đối tượng nuôi, giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật nuôi cua trứng. Trung tâm Khuyến nông giới thiệu đến bà con nông ngư dân ven biển một số điểm cần lưu ý khi nuôi Cua trứng như sau:

- Nên cải tạo ao kỹ trước khi thả giống

- Chọn ao chủ động trong việc cấp thoát nước  vì  khi nuôi cua thay nước sẽ tạo ổn định các yếu tố môi trường, kích thích Cua lột xác, nhanh lớn. Đặc biệt là bắt đầu từ giữa tháng nuôi thứ 3 đến khi thu hoạch, phải thường xuyên theo dõi màu nước, theo dõi các yếu tố môi trường, và thường xuyên thay nước và sử lý đáy.

- Nên thả chà được làm bằng các loại cành cây được phơi khô và bó lại thành bó hoặc trồng ít rong câu sạch để làm nơi trú ẩn cho cua tránh cua ăn lẫn nhau khi lột xác

- Chọn nguồn giống đã qua ươm tại địa phương, con giống đảm bảo chất lượng, đặc biệt là phải đồng đều kích cở. Tỷ lệ giống thả:  (Cua cái: 85%, cua đực 15%) để cua giao vỹ trong quá trình lột xác, giúp cua lên trứng tốt hơn

- Thức ăn cung cấp hàng ngày phải đủ chất, đủ lượng và thường xuyên thay đổi kích cở thức ăn đảm bảo cho cua bắt mồi tốt.  Cho cua ăn đầy đủ để cua lên trứng tốt và tránh trường hợp cua ăn thịt lẫn nhau. Vào tháng nuôi thứ 3 bổ sung thêm thức ăn tự chế biến ( cá tươi hấp, hàu, trìa..)

- Nên duy trì độ mặn của ao nuôi từ 15 - 25‰ trong quá trình nuôi

- Định kỳ 7-10 ngày/lần  sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy nuôi kết hợp với zeolite vào các tháng nuôi cuối để nền đáy ao không bị ô nhiễm.

- Thường xuyên thay nước cho ao, lượng nước thay 30 - 50% lượng nước trong ao. Nước trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt giúp cua mau lớn.

- Thường xuyên kiểm tra độ kiềm của nước để bổ sung kiềm giúp cua lột xác tốt hơn. Tăng độ kiềm cho nước bằng cách định kỳ  bón Dolomite hoặc sử dụng premix khoáng bón trực tiếp xuống ao.

- Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ hoặc định kỳ 10 ngày bắt cua lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ của cua để có giải pháp xử lý kịp thời.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Một số lưu ý khi nuôi cua trứng
Ngày cập nhật 04/08/2017

Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam, với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

Với công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua biển thành công đã cung cấp chủ động nguồn cua giống cho người nuôi. Từ năm 2009 trở lại đây, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện các mô hình ương cua giống, nuôi thương phẩm cua giống từ nguồn giống sinh sản nhân tạo và đã đem lại thành công và được nhân rộng.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích và đối tượng nuôi, giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật nuôi cua trứng. Trung tâm Khuyến nông giới thiệu đến bà con nông ngư dân ven biển một số điểm cần lưu ý khi nuôi Cua trứng như sau:

- Nên cải tạo ao kỹ trước khi thả giống

- Chọn ao chủ động trong việc cấp thoát nước  vì  khi nuôi cua thay nước sẽ tạo ổn định các yếu tố môi trường, kích thích Cua lột xác, nhanh lớn. Đặc biệt là bắt đầu từ giữa tháng nuôi thứ 3 đến khi thu hoạch, phải thường xuyên theo dõi màu nước, theo dõi các yếu tố môi trường, và thường xuyên thay nước và sử lý đáy.

- Nên thả chà được làm bằng các loại cành cây được phơi khô và bó lại thành bó hoặc trồng ít rong câu sạch để làm nơi trú ẩn cho cua tránh cua ăn lẫn nhau khi lột xác

- Chọn nguồn giống đã qua ươm tại địa phương, con giống đảm bảo chất lượng, đặc biệt là phải đồng đều kích cở. Tỷ lệ giống thả:  (Cua cái: 85%, cua đực 15%) để cua giao vỹ trong quá trình lột xác, giúp cua lên trứng tốt hơn

- Thức ăn cung cấp hàng ngày phải đủ chất, đủ lượng và thường xuyên thay đổi kích cở thức ăn đảm bảo cho cua bắt mồi tốt.  Cho cua ăn đầy đủ để cua lên trứng tốt và tránh trường hợp cua ăn thịt lẫn nhau. Vào tháng nuôi thứ 3 bổ sung thêm thức ăn tự chế biến ( cá tươi hấp, hàu, trìa..)

- Nên duy trì độ mặn của ao nuôi từ 15 - 25‰ trong quá trình nuôi

- Định kỳ 7-10 ngày/lần  sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy nuôi kết hợp với zeolite vào các tháng nuôi cuối để nền đáy ao không bị ô nhiễm.

- Thường xuyên thay nước cho ao, lượng nước thay 30 - 50% lượng nước trong ao. Nước trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt giúp cua mau lớn.

- Thường xuyên kiểm tra độ kiềm của nước để bổ sung kiềm giúp cua lột xác tốt hơn. Tăng độ kiềm cho nước bằng cách định kỳ  bón Dolomite hoặc sử dụng premix khoáng bón trực tiếp xuống ao.

- Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ hoặc định kỳ 10 ngày bắt cua lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ của cua để có giải pháp xử lý kịp thời.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.319.586
Truy câp hiện tại 14.224