Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.371.458
Truy câp hiện tại 3.123
Sử dụng phân bón lá nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
Ngày cập nhật 20/10/2014

Thực tế sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy việc bón phân cung cấp dinh dưỡng vào các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây chủ yếu bằng phương pháp bón phân qua gốc/rễ (bón trực tiếp vào đất). Đây là phương pháp bón phân truyền thống, là con đường cung cấp dinh dưỡng chính và chủ yếu của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng

Tuy vậy, trên địa bàn tỉnh có một số vùng trồng lúa, đất bị nhiễm chua phèn nặng, đất cát pha, khả năng hấp phụ kém nên các yếu tố dinh dưỡng N,P,K khi bón vào đất hoặc là bị giữ chặt hoặc là không giữ được lâu để cung cấp từ từ cho cây lúa. Giải pháp kỹ thuật để khắc phục hiện tượng này bằng cách bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa thông qua phân bón lá là con đường tốt nhất để cải thiện nâng cao năng suất lúa đối với các vùng này.
Từ những thực tiễn trong sản xuất như đã nêu trên, Vụ Hè Thu năm 2014, Trung tâm khuyến nông lâm tỉnh Thừa Thiên đã đầu tư xây dựng mô hình thâm canh tăng năng lúa trên một số vùng năng suất thấp bằng giải pháp kỹ thuật chủ yếu là bổ sung phân bón lá Deta-K, với quy mô 10 ha ở các HTX Vinh Thái, HTX Đông Hưng, HTX Hiền Lương, HTX Tín Lợi.
Để sử dụng phân bón qua lá có hiệu quả trong sản xuất, trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu một số đặc tính cơ bản cần quan tâm, đó là  
 1, Chủng loại:
Có rất nhiều loại và nhiều cách phân loại.
+ Hữu cơ, vô cơ, dạng bột, dạng nước.
+ Có chứa cả 3 hoặc 2 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P2O5, K2O, có nhiều loại khác nhau do thay đổi hàm lượng của N, P hay K để sử dụng từng thời kỳ khác nhau của cây trồng
+ Trung lượng MgO, CaO, SO3, SiO2 (Có loại chứa nhiều loại, có loại chứa 1-2 loại)
+ Vi lượng Cu, Zn, Fe, Mn, B, Mo, Co
+ Nguồn gốc hữu cơ, từ những Axid hữu cơ Humix/Humax Axid, Fuvic Axid, Amino Axid, thậm chí từ Free Amino Axid…. Hay chiết xuất từ rong biển, động thực vật hay thậm chí vô cơ 100%.
 2, Hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng:
Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón lá được tinh bằng %, ppm, g/kg, mg/kg, mg/lít.
Hàm lượng phân bón chưa thể khẳng định tới chất lượng mà phải xem xét từ nguồn gốc, chủng loại và phương pháp/công nghệ chiết xuất ra dinh dưỡng đó. Ví dụ: N, P, K từ vô cơ hay hữu cơ, N từ nguồn Nitrate hay Ammonium hoặc từ đạm hữu cơ, K từ Clorua Kali hay từ Sulphate Kali, P từ lân dễ tiêu hay khó tiêu, lân tổng số hay hữu hiệu, từ vô cơ hay hữu cơ...
Các nguyên tố trung vi lượng từ vô cơ hay hữu cơ hay hóa sinh Chelated, từ vô cơ cũng có rất nhiều nguồn khác nhau từ Sodium, hay từ gốc muối Salt hay từ Chelate(-) hay từ Amino Axid… như vậy hàm lượng cao hơn chưa hẳn là tốt hơn.
 3, Sử dụng:
Đây là khâu quan trọng nhất đối với phân qua lá vì chất lượng phân qua lá càng cao cấp thì mặt trái của sử dụng không đúng cách càng nghiêm trọng và sử dụng đúng sẽ là hiệu quả trong sử dụng phân bón lá.
Trong phân qua lá có rất nhiều nhóm chức năng. Nhóm làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có loại thì tốt cho cây trồng ở giai đoạn đầu, có loại thì giai đoạn giữa, có loại thì giai đoạn sau, có loại thì làm cho chín sớm, loại làm cho chín chậm, loại thì phát triển rễ, loại thì phát triển thân lá, loại thì chống nứt chống thối loại thì chống vàng lá, bạc lá, si cây...
Ví dụ: Trong Delta-K có chứa 50% K2O ở dạng Super Solu-Obsort Solution mà phun cho lúa với liều cao khi lúa mới được khoảng 30-40 ngày thì lúa sẽ làm đòng và trỗ bông-trong trường hợp này chắc chắn năng suất sẽ rất thấp nhưng cũng sản phẩm đó cây trồng đó/lúa mà phun đúng thời kỳ khi lúa bắt đầu vào chắc (Chắc xanh) thì chắc chắn năng suất và chất lượng lúa sẽ rất cao, lúa sáng, nặng và rất chắc.
Như vậy, đối với cây lúa phun Delta-K  có hiệu quả nhất vào 2 thời kỳ đó là truớc và sau khi lúa trỗ.
 

Lê Quý Thảo
Các tin khác
Xem tin theo ngày