Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.377.069
Truy câp hiện tại 5.951
MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN, MIỀN NÚI THỪA THIÊN HUẾ
Ngày cập nhật 17/06/2013

Trong thời gian qua để phát triển kinh tế xã hội việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở nông thôn miền núi đã có những chuyển biến tích cực. Ngành Nông nghiệp và PTNT đã chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên quan đã tham mưu đề xuất, tổ chức xây dựng và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ không ngừng đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên đìa bàn Tỉnh, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi để phát triễn nông nghiệp nông thôn nhằm thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, của ngành đề ra....
Để tiếp tục phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm có giá trị kinh tế; sản xuất theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Gắn phát triển nông lâm ngư nghiệp với phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, mở rộng việc phát triển ngành nghề trên địa bàn nông thôn để  chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nhằm không ngừng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, miền núi

1. Một số kết quả chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở vùng nông thôn miền núi trong thời gian qua:
- Công tác đào tạo, tập huấn kỷ thuật, tuyên truyền và tổ chức tham quan học tập:
Việc nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề hàng đầu, được  xác định hết sức quan trọng cần phải làm thường xuyên. Trong những năm qua ngành nông nghiệp&PTNT đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn cho cán bộ và bà con nông dân với hàng chục ngàn lượt người tham gia. Các nội dung được đào tạo tập huấn là: Kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng, kỷ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mũ cao su, trồng rừng nguyên liệu ;  Kỹ thuật chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, Kỹ thuật nuôi trồng, khai thác các loại thủy hải sản, phát triễn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng gia trại và trang trại... Qua đó đã nâng cao được kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân....
- Triển khai các mô hình trình diễn:
Về trồng trọt: Những năm qua đã triển khai mô hình các giống lúa, giống lạc, giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh để thay các giống củ có năng suất thấp, chất lượng kém: Mô hình trồng nấm, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả như trồng cây cao su, trồng Bưởi thanh trà: Mô hình trồng hoa, trồng dưa hấu, trồng rau trên đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả: Mô hình trồng và chăm sóc giống keo lai hom rút ngắn chu kỳ sản xuất và tăng năng suất, sản lượng: Mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như hổ trợ  máy làm đất, máy gặt đập liên hợp trong khâu thu hoạch lúa,  hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập và giải quyết được khâu thời vụ, giảm được công lao động.
Trong chăn nuôi: Mô hình thụ tinh nhân tạo và cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt những năm qua hằng năm đã thực hiện với quy mô 800 -1000bò cái sinh sản  cho hơn 800 hộ tham gia. Mô hình đã tạo điều kiện tăng thu nhập của người chăn nuôi. Góp phần nâng cao tỷ lệ đàn bò lai.
Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản theo hướng nạc đã nâng tỷ lệ đàn lợn ngoại của tỉnh.
Xây dựng  trại nuôi lợn giống  ngoại theo mô hình chăn nuôi khép kín tại Phong Điền đã nuôi 300 nái ngoại cấp bố mẹ để cung cấp lợn con có chất lượng .
Mô hình nuôi gia cầm an toàn sinh học, nuôi các giống gia cầm mới... tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi có hiệu quả.
Mô hình  phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho vật nuôi để kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh bảo vệ đàn vật nuôi gắn liền với bảo vệ môi trường; tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Về thủy sản:Trong những năm qua, lĩnh vực Thủy sản đã xây dựng được nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế, có tác dụng thiết thực trong việc thúc đẩy sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản cho bà con nông ngư dân. Trong đó có nhiều mô hình đã được người dân nhân rộng như:
Mô hình nuôi cá Chẽm thương phẩm trong ao nước lợ ; Mô hình ương cá giúp nông dân chủ động nguồn giống cá phục vụ cho năm sau; Mô hình nuôi xen ghép nhằm  chuyển đổi đối tượng nuôi ở vùng thấp trũng, hạ triều ô nhiễm  vùng đầm phá; Mô hình ương cua giống đã giúp nông dân chủ động nguồn giống tại chổ : Mô hình nuôi cá Chình , mô hình nuôi cá Lóc nhím trong bể xi măng, mô hình nuôi cá Vẫu   đã có giá trị kinh tế cao trong sản xuất: Mô hình nuôi ghép cá Chép V1 làm chính cho năng suất cao phù hợp với điều kiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mô hình nuôi ếch bằng nòng nọc, mô hình ếch sinh sản nhân tạo... đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư con giống, đẩy mạnh phát triển nuôi ếch thương phẩm.
Trong công tác đánh bắt thủy sản đã triển khai mô hình lưới rê hỗn hợp, mô hình lưới rê cá Dưa, cá Lạt... Với mục tiêu ap dụng kỹ thuật mới trong khai thác biển, qua đó đã giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện phương thưc đánh bắt.
- Tổ chức hội thảo, tham quan học tập: Hàng năm trong hệ thống khuyến nông, các địa phương, các Dự án có liên quan đã phối hợp tổ chức nhiều đợt tham quan học tập các mô hình khuyến nông lâm ngư, hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, giữa các bà con nông dân sản xuất giỏi, qua đó đã tạo điều kiện thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Các đơn vị trực thuộc Sở, cùng Trung tâm, các trạm Khuyến nông lâm ngư đã phối hợp với Đài truyền hình TRT, Đài HTV và Đài phát thanh truyền hình các huyện xây dựng các chuyên đề nông nghiệp nông thôn, các chuyên mục truyền hình về kỹ thuật sản xuất đê phát sóng . Thông qua các chuyên đề đã chuyển tải nhiều thông tin về các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho bà con nông dân ...
- Phát hành tài liệu, tờ rơi, áp phích: Ngoài ra các đơn vị trong ngành cũng đã in ấn hàng ngàn tờ rơi, tài liệu phổ biến các quy trình kỹ thuật cấp phát cho nông dân để bà con nghiên cứu trao đổi áp dụng vào sản xuất.
- Thường xuyên chỉ đạo sản xuất, chuyển giao, ứng dụng kỹ thuật :
Qua các vụ sản xuất Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như: Trung tâm Khuyến Nông lâm ngư, Chi cục Thú y, Chi cục BVTV, Chi cục PTNT&QLNL-TS, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản... phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan cấp tỉnh, các phòng Nông nghiệp&PTNT, phòng Kinh tế Trạm Khuyến Nông lâm ngư, Trạm BVTV, Trạm Thú y các huyện, thị xã... phân công cán bộ về từng địa bàn chỉ đạo và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỷ thuật đến cho bà con nông  dân, ngư dân, hướng dẫn nông ngư dân đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh kịp thời, sẳn sàng đối phó với mọi trường hợp khi có dịch bệnh xảy ra.   
- Phối hợp với các chương trình dự án: Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp thực hiện tốt các chương trình dự án trên địa bàn Tỉnh để triển khai đúng mục tiêu của dự án, nhiều dự án đã đạt được những kết quả khả quan. Qua các chương trình dự án đã thúc đẩy nông nghiệp nông thôn miền núi ngày càng phát triển, giúp đỡ bà con sản xuất ngày càng ổn định, đảm bảo an ninh lương thực góp phần ổn định đời sống cho người dân ở nông thôn miền núi.
Thông qua các chương trình Dự án trong và ngoài nước, các đề tài nghiên cứu khoa học được triễn khai, ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… đã phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn.
Với những kết quả của những đề tài, dự án... ứng dụng vào thực tiển đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đến nay bà con nông ngư dân đã thay đổi hẳn tập quán sản xuất, đã biết đầu tư thâm canh nhờ đó năng suất cây trồng, vật nuôi đã tăng lên đáng kể, nhiều địa phương đã tạo ra hàng hóa cung cấp cho thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh, một số vùng đến nay đã xác định được một số cây trồng, vật nuôi chủ lực như trồng lúa, lạc, trồng cây Cao su , trồng rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản đảm bảo môi trường sinh thái, nhiều nông dân đã tăng thêm thu nhập....
Qua việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi... một số mô hình sản xuất đã đạt giá trị kinh tế cao. Những kết quả đạt được  là nhờ việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Qua đó đã làm thay đổi cách nghĩ, cách sản xuất của bà con nông ngư dân,đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh, xóa đói giảm nghèo bền vững, làm thay đổi diện mạo của vùng nông thôn miền núi, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanhvà bền vững...
Tuy nhiên trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp hiện nay việc ứng dụng, chuyển giao kỷ thuật cho bà con nông dân, đồng bào dân tộc đang còn nhiều khó khăn, tồn tại đó là đội ngũ cán bộ kỷ thuật có chuyên môn giỏi trên địa bàn nông thôn miền núi còn  thiếu, cán bộ khuyến nông còn nhiều hạn chế. Các cơ quan chuyên môn chuyển giao công nghệ còn nhiều khó khăn khi phải giải quyết những vấn đề  phát sinh trong quá trình ứng dụng . Do đó, việc chuyển giao tiến bộ kỷ thuật cho bà con nông dân, đồng bào dân tộc cần có sự quan tâm nhiều hơn.
3. Một số vấn đề chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong thời gian đến:
Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi nhằm đảm bảo an ninh lương thực ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Chú ý ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng hữu cơ, sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người  tiêu dùng, sản xuất theo quy trìnhVietGap.
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, khai thác tiềm năng những vùng có lợi thế so sánh kết hợp việc bảo tồn sinh thái tự nhiên, quản lý, sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các địa phương...
Quan tâm nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu thời tiết.
Cần tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lý, để làm tốt công tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ngày càng tốt hơn.
Chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để chủ động phòng chống dịch bệnh cây trồng vật nuôi, đảm bảo sản xuất ổn định.
Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, tuyên truyền, xây dựng các mô hình trình diễn để cung cấp thông tin kịp thời, thuyết phục nông ngư dân mạnh dạng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ....
Cần có sự phối hợp trong các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, quy hoạch vùng sản xuất, phát triển theo hướng bền vững, toàn diện, có cơ cấu kinh tế phù hợp, có các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, sản xuất hàng hóa có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, ngư dân ....
Tóm lại:   
Khoa học công nghệ đã và đang góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội. Những kết quả hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng miền núi trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định đó là nhờ sự quan tâm giúp đở của lãnh đạo Tỉnh ủy,UBND Tỉnh, sự chỉ đạo chặt chẻ của Sở Nông nghiệp &PTNT, sự phối kết hợp giữa các ban ngành liên quan, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các chương trình Dự án trong và ngoài nước: Qua đó đã giúp bà con nông ngư dân ở nông thôn miền núi ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học vào thực tiển sản xuất, tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống... góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, xây dựng các vùng nông thôn ngày càng phát triển...
Đề nghị các ban ngành có liên quan tạo mọi điều kiện, tiếp tục đầu tư, hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ nhằm tạo điều kiện để nông ngư dân tiếp thu , ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới  vào  trong sản xuất...
Cần có chính sách ưu tiên để  khuyến khích  thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển; Ưu tiên cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật  theo hướng công nghệ cao, giúp nhân mở rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến đã có kết quả, nhằm giúp bà con nông ngư dân có điều kiện phát triển nhân rộng.
Đề nghị Tỉnh quan tâm hệ thống khuyến nông để giúp các địa phương có điều kiện triển khai các hoạt động ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hổ trợ giúp đở bà con nông ngư dân sản xuất có hiệu quả...

 

Trần Quang Phước - GĐ Trung tâm Khuyến nông lâm ngư
Các tin khác
Xem tin theo ngày