Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 312
Triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mơi năm 2016
Ngày cập nhật 14/01/2016

Ngày 28/12/2015 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đã ký ban hành kế hoạch số 143/KH-UBND về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2016. Theo đó mục tiêu và những nhiệm vụ cụ thể của năm 2016 được UBND tỉnh xác định như sau:

I. MỤC TIÊU  

- Xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tạo diện mạo mới trong nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xây dựng và đây mạnh mối liên kết giữa các nhà khoa học- doanh nghiệp- nông dân, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

- Phấn đấu đến cuối năm 2016 tăng thêm từ 7-10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đưa số tổng xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 27 -30 xã (đạt tỷ lệ 26-29%); Bình quân tiêu chí/xã: 15,0 tiêu chí/xã.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí cho 20 xã đã đạt chuẩn; tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn; đời sống của nhân dân từng bướcđược cải thiện và nâng cao.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Tiếp tục huy động sức mạnh của hệ thống chính trị tham gia thực hiện Chương trình; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; đẩy mạnh, phát huy vai trò của UBMT Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội trong công cuộc xây dựng nông thôn mới;không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp.

2. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng nông thôn mới; làm cho mọi người dân hiểu rõ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới “chủ thể là người dân”; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền theo từng chủ đề, nhóm tiêu chí, những cách làm hay trong triển khai thực hiện Chương trình; phối hợp với các cơ quan báo, đài trên địa bàn xây dựng phát sóng các chuyên đề, chuyên mục về nông thôn mới, đẩy mạnh hoạt động trang website nongthonmoithuathienhue.vn; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong báo cáo, thống kê; xây dựng ban hành sổ tay của Chương trình phù hợp với những điều chỉnh, bổ sung trong giai đoạn 2016 - 2020; tập trung vào các mô hình phát triển sản xuất, phong trào vận động đóng góp, các gương điển hình tham gia vào xây dựng nông thôn mới; tăng cường và đổi mới hình thức và nội dung đào tạo, tập huấn, tham quan học tập nông thôn mới, nhất là đối với cán bộ cấp xã, thôn, bản;

3. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016 – 2020 với phương châm phát triển sản xuất là gốc, lấy tiêu chí thu nhập làm mục tiêu số 1 trong xây dựng nông thôn mới.  Soát xét và nâng cao chất lượng Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; hoàn thành quy hoạch nông thôn mới đối với 12 xã bổ sung theo định hướng phát triển phù hợp với từng địa phương, đưa vào thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, nâng tổng số xã xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh từ 92 xã lên 104 xã.

Về các tiêu chí liên quan đến đầu tư hạ tầng nông thôn cần có bước đi phù hợp để bảo đảm cân đối nguồn lực, tránh lãng phí trong đầu tư, lấy mức đạt chuẩn tối thiểu để phấn đấu trong giai đoạn đầu.

4. Tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng việc lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả, áp dụng công nghệ cao và phù hợp với từng địa phương, có triển vọng nhân rộng và có thị trường, trong đó ưu tiên các xã chưa đạt tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo; quan tâm công tác xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Mỗi xã chọn một 1-2 sản phẩm chủ lực có thị trường để xây dựng phương án sản xuất trên diện rộng.

Hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất gắn với đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

5. Tăng cường huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra; trong đó ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng cấp thiết nhất phục vụ sản xuất nâng cao đời sống của nhân dân như: đường giao thông phục vụ sản xuất, thủy lợi, nước sạch, trường học …; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực; huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn và những người con của quê hương đang sống, công tác xa quê hương đóng góp cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Việc huy động đóng góp của người dân phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với khả năng của người dân, không được yêu cầu đóng góp bắt buộc hoặc huy động vượt quá khả năng của người dân.

Tăng cường lồng ghép các Chương trình,dự án của các ngành, các địa phương để ưu tiên thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; áp dụng rộng rãi mẫu thiết kế các công trình xây dựng cơ bản, đơn giản hóa tối đa thủ tục đầu tư, thủ tục tài chính theo quy định, nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư; Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của ngươi dân.

Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện, xã nhằm tránh tình trạng để nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài hoặc huy động quá sức dân.

6. Kiện toàn bộ máy và cơ chế điều hành để nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo triển khai Chương trình: Sớm thành lập các Văn phòng Điều phối cấp huyện ở 2 huyện còn lại và nghiên cứu bố trí 01 cán bộ chuyên trách Chương trình xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; nâng cao vai trò, trách nhiệm của trưởng thôn, trưởng bản, trưởng xóm trong thực hiện Chương trình ở địa phương; xây dựng bộ máy giúp việc các cấp theo hướng chuyên nghiệp.

7. Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chính sách để đẩy mạnh việc thực hiện và nâng cao hiệu quả Chương trình, điều chỉnh cơ chế chính sách trong huy động nguồn lực, phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn, đào tạo nghề, nội dung các tiêu chí nông thôn mới v.v… theo chủ trương của TW trong giai đoạn 2016-2020 và phù hợp với điều kiện của tỉnh.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo các cấp để bảo đảm sự phát triển đúng hướng và có hiệu quả của Chương trình; Ban chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể các thành viên các ngành, các cấp chủ động bám sát cơ sở để đôn đốc, kiểm tra giám sát tình hình triển khai ở các địa phương, nhất là về cơ chế, chính sách, việc huy động nguồn lực của người dân và chất lượng thi công các công trình;

Các địa phương phải xây dựng kế hoạch cụ thể năm 2016 (số xã đạt chuẩn, số tiêu chí tăng thêm từng xã,...) và đăng ký ngay từ đầu năm các xã phấn đấu đạt chuẩn. Trên cơ sở đó để tập trung chỉ đạo, ưu tiên hỗ trợ nguồn lực nhằm đạt mục tiêu chung của Tỉnh đồng thời bảo đảm các quy định của Trung ương.

       III. DỰ KIẾN NGUỒN VỐN BỐ TRÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

 Dự kiến vốn huy động bố trí khoảng 747 tỷ đồng

Trong đó:   

-  Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ:           248,0 tỷ đồng.

-  Vốn ngân sách địa phương:                     204,0 tỷ đồng.

-  Vốn lồng ghép:                                        200,0 tỷ đồng.

-  Huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế và các nguồn lực khác: 34 tỷ đồng.

-  Nhân dân đóng góp:                                       61 tỷ đồng.

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày