Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kỹ thuật nuôi xen ghép trong ao nước lợ
Ngày cập nhật 29/12/2015

Nuôi xen ghép các đối tượng trong ao nước lợ là hình thức nuôi khá phổ biến trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế. Mô hình đã góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ theo hướng ổn định và bền vững. Tuy nhiên, hình thức nuôi xen ghép hiện nay trên địa bàn còn một số tồn tại như việc áp dụng quy trình kỹ thuật của người dân chưa đảm bảo từ khâu cải tạo, lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ thả nuôi, chăm sóc và quản lý ao nuôi… Nên hình thức này chỉ mới đem lại hiệu quả về giảm thiểu ô nhiểm môi trường, dịch bệnh, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao.

Để mô hình nuôi xen ghép trong ao nước lợ thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển theo hướng ổn định bền vững. Năm 2015, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư triển khai mô hình “Nuôi xen ghép các mật độ khác nhau trên địa bàn Thừa Thiên Huế” nhằm xác định đối tượng và mật độ nuôi phù hợp để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho hình thức nuôi xen ghép, tạo thêm nguồn nguyên liệu cho tiêu dùng và xuất khẩu.
1. Lựa chọn và xây dựng ao nuôi :
- Ao nuôi có diện tích từ 3.000m2 đến 5.000m2, độ sâu từ: 1 - 1,5m, có cống cấp và thoát nước riêng.
- Nên chọn nuôi ở những ao vùng triều để giảm chi phí cho việc cấp và thay nước.
- Chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm phèn, chất đáy là bùn pha cát,cát pha bùn, lớp bùn <20cm, pH từ 7.5 - 9.2 và độ mặn từ 10 - 25‰.
- Bờ ao: bờ cần được nén kỹ để chống mọi, rò rỉ và sạt lở. Bờ ao cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0,5m.
- Xung quanh ao cần rào lưới quanh bờ, lưới chắn cao từ 0,8 - 1m và phải nghiêng về phía trong ao để tránh cua bò ra ngoài.
2. Chuẩn bị Ao nuôi
Để nuôi có hiệu quả cần phải cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật.   Ao nuôi được tháo cạn nước, vét bùn đáy ao, lấp các lổ mội, tu sửa lại bờ ao. Sau đó bón vôi với liều lượng 10 kg/100m2 được chia làm 2 lần: Lần 1 trước lúc cày đáy ao sử dụng 30% lượng vôi cần bón, lần 2: 70% còn lại; Vôi được rải đều khắp ao. Phơi ao 5 ngày sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc với mức nước 40cm tiến hành bón phân vô cơ (NPK) để gây màu nước, liều lượng 2 – 3kg/1000m2 ao. Sau 2 – 3 ngày, màu nước lên tốt, tiến hành cấp thêm nước vào ao đạt 1,2 - 1,5 m.
Kiểm tra các yếu tố môi trường thấy nằm trong ngưỡng thích hợp như: độ mặn 15%o; pH= 7,8; độ kiềm đạt 85mg/lít; độ trong đạt 40 cm; tiến hành thả giống.
3. Lựa chọn và thả giống
  Con giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của vụ nuôi, do đó cần phải chọn  giống có chất lượng tốt. Mật độ, kích cỡ của các đối tượng cụ thể như sau:
- Đối với ao thả mật độ cao:

- Đối với ao thả mật độ cao:

STT

Tên giống

Mật độ            (con/m2)

Kích cỡ

(cm)

1

Tôm Sú

10

3 - 5

2

Cá Đối

0,3

5 - 7

3

Cua

0,2

1-2

4

Cá dìa

0,2

6-8

 

- Đối với ao thả mật độ thấp:

STT

Tên giống

Mật độ            (con/m2)

Kích cỡ

(cm)

1

Tôm Sú

6

3 - 5

2

Cá Đối

0,3

5 - 7

3

Cua

0,2

1-2

4

Cá dìa

0,2

6-8

Thả giống: Thả giống vào lú 8 giờ - 9 giờ sáng;  Có nhiều cách thả nuôi xen ghép Cá Dìa, cá Đối, cua, tôm sú khác nhau:
+ Cách 1: Ươm riêng từng đối tượng, sau đó thả vào ao nuôi xen ghép.
+ Cách 2: Có thể dùng lưới ngăn ao ra để ươm, sau đó bung ra nuôi xen ghép.
+ Cách 3: Thả tôm post trước, sau 4 tuần thả cua khay và thả thêm cá Đối, cá Dìa vào nuôi.
4. Chăm sóc và quản lý:
4.1 Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn:
 + Tôm sú, cua: Sử dụng thức ăn công nghiệp Grobest-Việt Nam. Độ đạm >  30% ( dành cho tôm, cua).
+  Cá đối: Chúng tôi sử dụng thức ăn viên nổi công nghiệp hiệu Con Cò dành cho cá có vẩy. (Cá cở  3g - 100g/con sử dụng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm >= 30% và cá cở  > 100g/con sử dụng thức ăn có độ đạm 20 - 22%).
- Cách cho ăn: Ngày 2 lần sáng  6 - 7 giờ và chiều 17-18 giờ.
Nuôi xen ghép, tùy theo giai đoạn phát triển của tôm, cua và cá  trong ao có thể kết hợp 2 loại thức ăn trên để cho ăn.
Đối với cá Đối thì sử dụng thức ăn công nghiệp viên nổi để cho ăn, ngày 1- 2 lần,( 7 giờ và 17 giờ), lượng thức ăn vào chiều tối chiếm 2/3 lượng thức ăn ban ngày,  do cá đối ăn tạp nên phải cho ăn trước lúc cho tôm cua ăn.
Giai đoạn đầu (trong 2 tháng nuôi): Khẩu phần cho ăn hàng ngày chiếm 5 – 10% trọng lượng tổng đàn nuôi. Sau tháng nuôi thứ 3 trở lên lượng thức ăn trong ngày 5 – 2% trọng lượng tổng đàn trong ao.
Thức ăn được bố trí ở những vị trí cố định trong ao, thường xuyên theo dõi. Định kỳ hàng tháng chúng tôi kiểm tra trọng lượng và ướt tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi trong ao nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Tránh trường hợp cho ăn quá dư thừa vừa lãng phí thức ăn vừa làm cho nước ao bị ô nhiễm, vật nuôi dễ sinh bệnh. Mặt khác nếu cho các đối tượng nuôi ăn thiếu thức ăn thì sẽ chậm lớn ảnh hưởng đến năng suất sau khi thu hoạch.
 4.2 Các yếu tố môi trường và tốc độ sinh trưởng của các đối tượng nuôi
Trong quá trình nuôi, hàng ngày theo dõi hoạt động của các đối tượng nuôi, kiểm tra bờ đê, cống, lưới chắn để xử lý kịp thời khi cần thiết.
 Trong quá trình nuôi định kỳ có bổ sung Vitamin C(5g/kg thức ăn) trộn vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho các đối tượng nuôi trong ao, định kỳ 15-20 ngày chúng tôi thay nước 1lần với liều lượng là 30% - 50% lượng nước trong ao, sau khi thay nước bón vôi với liều lượng 2kg/100m2 ao và đánh men vi sinh với liều lượng  150g/5.000m2.
Trong tháng nuôi thứ 3 ở ao mật độ cao vào những ngày nắng nóng tôm có hiện tượng bị thiếu oxy nên chủ hộ phải thường xuyên cấp nước bổ sung và thay nước cho ao nuôi.
Định kỳ hàng tuần kiểm tra các yếu tố môi trường như: độ mặn, pH, độ kiềm, nhiệt độ để kịp thời điều chỉnh.
Định kỳ hàng tuần, khi trời mua hoặc khi cua lột xác tiến hành bón vôi với liều lượng 1-2 kg/100m2 để nâng cao và ổn định pH cho ao nuôi, đồng thời cung cấp Canxi giúp cua tạo vỏ tốt hơn.
Thường xuyên kiểm tra lưới chắn xung quanh ao, bờ ao, đăng cống nhất là khi trời mưa, lũ để tránh cua thoát ra ngoài.
 Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra trọng lượng cua và ước sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ và bắt cua lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và tình trạng sức khoẻ của cua để có giải pháp xử lý kịp thời.
 5. Thu hoạch
 Sau 3 - 4 tháng nuôi, cua đạt kích cỡ thương phẩm 0.25 – 0.3 kg/con, tôm sú đạt 40-50 con/kg thì ta tiến hành thu tỉa những con đạt kích cở thương phẩm và chất lượng. Sau khi nuôi đến tháng thứ 7 thì bắt đầu thu tỉa cá đối và cá dìa , đến lúc kết thúc mô hình thì thu hết bằng cách xả cạn ao nuôi
 

Trung tâm Khuyến nông TT Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 248