Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Những điều nông dân cần biết tháng 5/2017
Ngày cập nhật 08/05/2017

Theo dự báo khí tượng thủy văn thời tiết trong tháng 5 năm 2017 sẽ có các đợt nắng nóng kéo dài, và xuất hiện mưa giông để có một vụ mùa bội thu, bà con nông dân cần thực hiện tốt những việc sau:

  1. Lĩnh vực trồng trọt:
  1. Cây lúa:

-Tập trung thu hoạch lúa Đông Xuân, chú ý trong khâu thu hoạch cần hạn chế rơi vãi thất thoát. Để đảm bảo chất lượng lúa gạo và an toàn giao thông khuyến cáo bà con nông dân không nên phơi thóc, rơm trên các trục đường giao thông, không đốt rơm rạ trên đồng.

- Lên kế hoạch giống, cơ cấu mùa vụ chuẩn bị để triển khai vụ Hè thu

- Tổ chức vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất, xử lý rơm rạ và tàn dư cây trồng đảm bảo cho vụ Hè Thu được thuận tiện.

- Tổ chức diệt chuột, ốc bưu vàng,

- Tiêu diệt cây mai dương, thu gom rơm rạ, bèo tây để làm phân hữu cơ, khơi thông dòng chảy, không làm hư hỏng cầu, cống.

2. Cây lạc:

Thu hoạch Lạc đúng thời điểm, bảo quản tốt

Những nơi có gieo tròng lạc Hè thu để làm giống cần chuẩn bị sẵn đất, giống để gieo trồng kịp thời vụ

3. Cây cao su:

-  Phòng trừ bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cạo

- Vệ sinh vườn cao su, thu gom toàn bộ cành cây lá khô, phát dọn sạch đường băng phòng chống cháy

- Khai thác theo đúng kỹ thuật, bảo vệ vườn cây lâu dài

4. Cây rau màu:

- Gieo trồng các giống rau màu theo điều kiện đất đai, thời vụ của từng vùng.

- Chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật, sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép, cách ly đúng quy định.

5. Cây thanh trà:

- Phòng trừ sâu bệnh, tưới đủ nước cho quả phát triển tốt, tiến hành bao quả.

  1. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:

- Vào thời  gian này người nuôi cần tích cực phòng bệnh cho tôm nuôi bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường phù hợp, cho tôm ăn thêm vitamin C, β-Glucan để tăng cường sức đề kháng.

 - Khi có dịch bệnh xảy ra tuyệt đối không xả nước thải từ ao nuôi dịch bệnh ra môi trường xung quanh, bảo ngay với chính quyền và các cơ quan quản lý tại địa phương khi có dịch bệnh xảy ra. Hạn chế thay nước khi xung quanh đang xảy ra dịch bệnh.

- Chăm sóc tốt tôm cá nuôi, duy trì mực nước ao nuôi cao hơn 1m để chống nóng cho tôm, cá vào những ngày nhiệt độ cao.

- Đối với các ao có độ sâu lớn cần tăng cường quạt cho ao nuôi để tránh hiện tượng nước trong ao nuôi bị phân tầng.

- Cần quản lý chặt chẽ việc cho ăn, tránh dư thừa quá nhiều thức ăn vừa gây lãng phí vừa làm ô nhiễm ao nuôi. Sử dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy bùn đáy ao nuôi, kết hơp bón thêm zeolite để hất thu khí độc.

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Vào những ngày có mưa giông, cần tăng cường kiểm tra môi trường nước và có biện pháp xử lý như: tăng cường sục khí sau mưa, thay bớt nước mặt, trước và sau khi mưa cần bón vôi để nâng cao và ổn định pH và độ kiềm cho ao nuôi.

- Đối với cá nuôi lồng nhất là cá Trắm cỏ và cá Điêu hồng người nuôi cần phòng bệnh tốt cho cá để phòng các bệnh như đốm đỏ, xuất huyết. Người nuôi cần trộn thêm vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn cho cá để tăng cường sức đề kháng. Thường xuyên treo túi vôi vào các góc lồng để phòng bệnh, di chuyển các lồng cá bị bệnh ra xa các lồng cá khỏe. Thường xuyên vệ sinh làm sạch lồng đảm bảo lưu thông dòng chảy trong lồng.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 4.450