Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Một số kết quả của DA phát triển ngành lâm nghiệp - DAWB3
Ngày cập nhật 11/09/2014

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3 là dự án trồng rừng kinh tế theo hộ gia đình bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB).

MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIÊ (DAWB3) CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp – WB3 là dự án trồng rừng kinh tế theo hộ gia đình bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB).

Mục tiêu của DA: quản lý bền vững các khu rừng trồng và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng đặc dụng.

Mục tiêu ngắn hạn: Phát triển rừng sản xuất, chủ yếu là rừng nguyên liệu công nghiệp đạt năng suất cao trên diện tích đất lâm nghiệp có điều kiện lập địa thích hợp tăng thêm khả năng sản xuất gỗ bền vững đáp ứng nhu cầu của thị trường và hộ gia đình.

Quy mô thiết kế của DA sẽ tiến hành trồng khoảng 65.600ha rừng tại 120 xã của 21 huyện tại 4 tỉnh miền Trung bao gồm: Thừa Thiên Huế; Quảng Nam; Quảng Ngãi và Bình Định. Đến năm 2011 do quỹ đất của 4 tỉnh tham gia DA không đáp ứng đủ, vì vậy Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị nhà tài trợ - Ngân hàng thế giới mở rộng thêm 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa tham gia thực hiện khoảng 15.000ha đảm bảo khối lượng của DA.

          Điều kiện tham gia dự án:

          - Hộ gia đình có đất lâm nghiệp, diện tích từ 0,3ha đến 10ha và đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thẻ đỏ).

- Có hộ khẩu thường trú trong vùng dự án.

- Diện tích đất có độ dốc dưới 25o .

- Có hồ sơ thiết kế.

- Các hộ tham gia dự án được vay vốn với lãi sất 0,65% tháng, trả lãi theo thỏa thuận giữa người vay và ngân theo hàng tháng, hoặc 3 tháng 1 lần. Và không có nợ quá hạn, nợ khó đòi tại bất kỳ một ngân hàng trên địa bàn.

          Tỉnh Thừa Thiên Huế được Quy hoạch trồng rừng kinh tế tại 31 xã thuộc 5 huyện: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và Nam Đông. Khi khởi động DA thực hiện dự án còn lại 29, do 2 xã không có quỹ đất tham gia là Hương Hòa của huyện Nam Đông và Thủy Bằng của thị xã Hương Thủy.

          Diện tích đo đạc từ đầu DA cho đến 31 tháng 3 năm 2014 đạt 15.751ha cho 10.206 hộ đăng ký tham gia dự án. Và đã cấp GCNQSD đất được 12.690,49ha cho 8.290 hộ gia đình tham gia dự án. Bình quân mỗi hộ tham gia dự án chỉ có 1,530 ha.

Trên cơ sơ về giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất được giao đến đâu tiến hành thiết kế trồng rừng đến đó. Ban quản lý dự án tỉnh đã chỉ đạo lực lượng cán bộ khuyến lâm chuyên trách và hợp đồng tập huấn kỹ thuật trồng rừng và hướng dẫn thực địa cho các hộ trồng rừng dự án năm 2013. Từ năm 2005 đến 2013 trên địa bàn toàn tỉnh DA đã trồng 12.834ha/8.751 hộ tham gia.

          Đến nay toàn tỉnh đã có 130 nhóm hộ nông dân trồng rừng được thành lập, với hơn 3.332 hộ tham gia, diện tích 6.470ha, đạt được 50% diện tích của dự án. Số còn lại không tham gia nhóm do không có nhu cầu hoặc diện tích phân tán nhỏ lẽ không hình thành được tổ chức.

          Tuy diện tích rừng trồng khá lớn, Ban quản lý dự án vận động nhiều hộ tham gia cấp chứng chỉ rừng để nâng giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng lên cao. Nhưng do yêu cầu diện tích rừng tham gia cấp chứng chỉ thực hiện theo quy trình chặt chẽ, hộ gia đình phải tuân thủ đúng nguyên tắc của Chứng chỉ rừng, do vậy nhiều hộ không thực hiện nghiêm túc theo quy định nên bị loại ra. Đến nay đã có 41 hộ, với diện tích  77,89ha của xã Lộc Bổn huyện Phú Lộc tham gia Chứng chỉ rừng đã được Tổ chức quốc tế kiểm tra cấp chứng chỉ. Và Ban QLDA Tỉnh đang tiếp tục rà soát các điều kiện để nâng diện tích cấp chứng chỉ rừng năm 2014 lên 300ha của các hộ của xã Lộc Bổn.  

Đây là một trong những diện tích rừng trồng đầu tiên của Thừa Thiên huế được cấp chứng là mô hình để nhân rộng ra các địa phương nhằm sản xuất kinh doah rừng bền vững, nâng cao giá trị rừng trồng để các sản phẩm gỗ rừng trồng tiếp cận với thị trường trên thế giới.

          Dự án cũng đã cung cấp 1,5 triệu cây đầu dòng và 5 vạn cây mô cho các vườn ươm của ngành lâm nghiệp để gieo ươm tạo cây giống tốt phục nhu cầu trồng rừng trên địa bàn.

          Đến nay đã có 15 vườn đạt chuẩn và đủ điều kiện cung cấp cây con trồng rừng cho dự án, với công suất hàng năm cung cấp khoảng 7 đến 8 triệu cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

          Năm 2012 và 2013 dự án được đầu tư nâng cấp 85 km đường lâm sinh, xây dựng 3 chòi canh lửa rừng và 30 bảng truyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng tại các xã tham gia dự án.

Việc giải ngân vốn trồng rừng của dự án được thực hiện qua các năm như sau: từ năm 2005 2009, cho vay 10 triệu đồng/ha. Từ năm 2010 đến năm 2012 là 15 triệu đồng/ha. Và từ năm 2013 là 20 triệu/ha. Cho đến nay ngân hàng Chính scahs xã hội đã giải ngân hơn 100 tỷ đồng cho các hộ tham gia DA.

Năm 2014 Ban điều phối DA Trung ương giao kế hoạch trồng mới 700 ha, đến nay các địa phương đã đo đạc hoàn tất thủ thủ giao đất cho các hộ gia đình tham gia DA. Do nhu cầu của các hộ đăng ký tham gia cao nên diện tích trồng rừng sẽ đạt 900ha. DA sẽ kết thúc và đóng hiệp định vào tháng 3 năm 2015; vì vậy Ban QLDA tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình tham gia DA được giải ngân vốn trồng rừng đúng thời vụ và hưởng lợi các điều kiện khác của DA.

DA phát triển ngành lâm nghiệp không những mang việc làm, tăng nguồn thu nhập cho các hộ trồng rừng, nhiều hộ đã giàu lên từ rừng trồng; đồng thời góp phần cải tạo môi trường sinh thái, tăng độ che phủ của rừng…đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách của địa phương.

 

                                                                  

Phạm Đình Văn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.352.695
Truy câp hiện tại 598