Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022 CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngày cập nhật 07/06/2022

Tình hình thời tiết 6 tháng đầu năm 2022 không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, từ ngày 31/3 đến 03/4 đã xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, gây ngập ứng hơn 20.800 ha lúa và 2.300 ha rau màu, làm cho năng suất lúa giảm hơn 30% so với vụ Đông Xuân 2020-2021, Tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu các văn bản, đề án, Kế hoạch quan trọng cơ bản hoàn thành đúng và trước thời hạn các ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và Tỉnh ủy giao.

Diện tích lúa gieo cấy vụ Đông Xuân 2021-2022 là 28.193 ha, giảm 283 ha so với vụ Đông Xuân năm trước. Năng suất ước đạt 45,6 tạ/ha (giảm 20,7 tạ/ha); sản lượng lúa ước đạt 128.514 tấn (giảm 60.320 tấn).Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, hướng hữu cơ tiếp tục phát triển với hơn 53.000 m2 nhà lưới, 560 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 53 ha sản xuất theo hướng hữu cơ.

Chăn nuôi đang có bước chuyển dịch từ phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp, trang trại; chất lượng con giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng ngày được nâng cao; phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, VietGAP, hữu cơ, an toàn sinh học, dịch bệnh. Từng bước tạo ra sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.Tổng đàn gia súc, gia cầm: Đàn lợn ước đạt 154.900 con, tăng 4,5% so cùng kỳ, đàn trâu 15.600 con, giảm 2,6%, đàn bò 29.200 con, giảm 1,2%, đàn gia cầm đạt 4.725 nghìn con, tăng 3,1%, trong đó đàn gà 3.471 nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 15.200 tấn.Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắcxin và các biện pháp phòng ngừa, khống chế dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, quản lý giống,thuốc, thức ăn chăn nuôi và thú y thủy sản.

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.750 ha, giảm 0,7% so với cùng kỳ, trong đó nuôi nước lợ 1.650 ha tăng 2,8%, nuôi nước ngọt 1.100 ha giảm 3,6%. Sản xuất giống ước đạt 140 triệu con tôm, cua cá các loại, tăng 2,3%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 30.000 tấn tăng 0,2%. Thực hiện tốt công tác quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tổ chức phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản trên Sông Hương và các lưu vực khác với số giống thả hơn 178.000 con cá các loại.Diện tích trồng rừng tập trung 6 tháng đầu năm ước khoảng 4.200 ha, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Đã tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, duy trì hoạt động truy quét, xử lý các đối tượng phá rừng, không để xảy ra điểm nóng về phá rừng và các tụ điểm mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật hoang dã trái phép. Công tác phòng cháy và chữa cháy rừng được đặc biệt chú trọng, phát hiện và chữa cháy kịp thời nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, kế hoạch vận hành của các nhà máy thủy điện, các hồ chứa thủy lợi để vận hành tích nước phù hợp, chỉ đạo vận hành bổ sung nguồn nước theo nhu cầu bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai.

Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, kiểm soát tốt hoạt động cung ứng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tăng cường tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn bằng nhiều hình thức Đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ.Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở sản xuất; kiểm tra việc sử dụng chất cấm, chất độc hại trong sản xuất, chế biến; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; điều tra khảo sát đánh giá số lượng HTX nông nghiệp để phân loại HTX, đánh giá số lượng HTX có tham gia tổ chức sản xuất liên kết. Đến nay, toàn tỉnh đã có 40 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao và 28 sản phẩm đạt 3 sao.Đã có 64/94 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, đạt tỷ lệ 68%; thị xã Hương Thủy và huyện Quảng Điền đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huếxác định nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022:

(1)Theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng phát triển của cây trồng; phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chủ động thực hiện các biện pháp quản lý và phòng trừ sinh vật gây hại kịp thời. Đẩy mạnh áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); đa dạng sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ; phát triển thương hiệu một số sản phẩm trồng trọt. Tiếp tục thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trồng trọt.Tăng cường kiểm tra việc sản xuất kinh doanh phân bón, giống cây trồng; Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về giống, vật tưcho sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023, phấn đấu đạt năng suất, sản lượng theo kế hoạch.

(2)Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi có điều kiện đảm bảo an toàn sinh học tiếp tục tăng đàn. nhân rộng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi hữu cơ, liên kết trong chăn nuôi. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện nhanh và xử lý kịp thời, không để lây lan trên diện rộng. Duy trì công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ, đột xuất tại các nơi có nguy cơ cao. Tiếp tục kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh; việc sử dụng chất cấm, kháng sinh; kiểm tra, đánh giá phân loại các trang trại chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.

(3) Tiếp tục thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU, tuyên truyền, phổ biến cho các chủ tàu cá khai thác thủy sản về chống khai thác IUU. Đấu tranh phòng chống, ngăn chặn và xử lý các tàu giã cào trên vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ chức thả chà rạo nhân tạo kết hợp kéo cắt để phòng chống tàu giã cào. Đôn đốc các địa phương đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực;kiểm tra duy trì điều kiện một số cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống; tiếp tục thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi. Tổ chức thả tôm, cá, cua tại 22 Khu BVNLTS, thả tôm sú trưởng thành ra biển. Triển khai thực hiện dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

 (4) Tập trung công tác phòng cháy chữa cháy rừng, triển khai phương án phòng cháy chữa cháy rừng, đảm bảo phòng ngừa cháy rừng từ xa Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên rừng trong mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên rừng, phối hợp giữa các lực lượng, đấu tranh ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác rừng trái phép, thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép. Phấn đấu diện tích trồng mới rừng và phát triển rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng FSC đạt kế hoạch năm 2022.

(5) Theo dõi tình hình thủy văn và nguồn nước trên các sông, hói, hồ chứa để chủ động điều tiết hợp lý; cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu 2022; đồng thời chuẩn bị các phương án chống hạn, mặn.Tiếp tục chỉ đạo công tác thi công, hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản khác đảm bảo đúng thủ tục và giải ngân theo kế hoạch.

(6) Tăng cường các hoạt động sản xuất sản phẩm an toàn; các mô hình sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP, GAP, HACCP, hữu cơ; tiếp tục phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho sản phẩm nông lâm thủy sản; thường xuyên thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch, đặc biệt chú trọng công tác thanh tra trong các dịp lễ tết và thanh tra đột xuất. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản; tổ chức xác nhận các sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

(7)Triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; Hướng dẫn các địa phương, đơn vị rà soát, lập hồ sơ công nhận đối với nghề bánh tét, bánh chưng Phú Dương và nghề nón lá Vân Thê.  Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương và các chủ thể kinh tế hoàn thành các dự án nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm OCOP năm 2022.

(8) Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào thiểu số; phấn đấu đến cuối năm 2022 toàn tỉnh có 68/97 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tương đương tỷ lệ 72,3% (có thêm ít nhất 4 xã đạt chuẩn).Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 4.042