Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 23/11/2022 đến ngày 29/11/2022)
Ngày cập nhật 01/12/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

         - Nhiệt độ: Cao nhất: 310C; Thấp nhất: 230C.

          - Độ ẩm: TB: 84 %; Thấp nhất: 68 %.

          - Ngày mưa: 01 ngày mưa .

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng (ha)

Cây lúa

          Đông Xuân: 28.000

+ Cày lật đất: 835

 

Cây sắn

 4.272,03

 4.207,23

 

Thu hoạch xong

 

Cây rau

Rau vụ Đông

890

- Trồng mới-Phát triển thân lá

- Thu hoạch: 106

Cây hoa

Hoa trồng luống

53,5

Phát triển thân lá – Ra hoa

Hoa trồng chậu

102.270

Phát triển thân lá – Ra hoa

Cây ném

148,9

148,9

Phát triển thân lá

Cây ăn quả

3.597,8

3.213,6

KTCB–Kinh doanh

Cây hồ tiêu

275,4

275,4

Kinh doanh: 243,5

KTCB: 31,9

Cây cao su

6.700

6.400

Kinh doanh: 6.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU

1.Lúa chét, cỏ dại:

- Sâu cuốn lá nhỏ mật độ 3-5 con/m2, cục bộ 20-30 con/m2, sâu chủ yếu đang giai đoạn nhộng-trưởng thành, trứng, rải rác tuổi 1; Rầy nâu, lưng trắng mật độ 30-50 con/m2, nơi cao 50-100con/m2, rầy giai đoạn tuổi 3-4, rải rác trưởng thành; Bệnh khô vằn tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%; Bệnh lem lép hạt lúa tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 10-20%; Ốc bươu vàng mật độ phổ biến 3-5 con/m2, nơi cao 10-20 con/m2, ốc giai đoạn trưởng thành-trứng, ốc con.

- Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Chuột, sâu keo, sâu đục thân, nhện gié, bệnh đốm nâu, … mật độ và tỷ lệ thấp.

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 215 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 2 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 250 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 90 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây ăn quả (Bưởi thanh trà, cây cam,…)

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 167 ha (tăng 5 ha so với tuần trước, tăng 23 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Phong Thu-Phong Điền; Hương Vân-Hương Trà; Thủy Biều-TP.Huế).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 92 ha (tăng 5 ha so với tuần trước, tăng 12 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Thượng Quảng-Nam Đông; Phong Thu-Phong Điền; Thủy Biều-TP. Huế).

- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, ... gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

4. Cây tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 24 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 8 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 24 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 1 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 25 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 4,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.

- Bệnh chết chậm: Diện tịch nhiễm 10 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 2,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 1-3%, nơi cao 5-10%

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như tuyến trùng, rệp sáp… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

5. Cây trồng khác (rau, ngô, hoa, …): Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.                                                                                                                                  

III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới

1.1. Lúa chét, cỏ dại:

Các đối tượng sinh vật gây hại: sâu cuốn lá, rầy các loại, nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh lem lép, chuột hại,...  tiếp tục tích lũy, tồn tại và phát triển trên đồng ruộng.

 1.2. Cây trồng khác

* Cây rau: Bệnh thối nhũn, khô đầu lá, sâu ăn lá,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

* Cây sắn: Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh khảm lá sắn, rệp sáp, bọ phấn... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,...  tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới

2.1. Cây lúa

- Tiếp tục đôn đốc các địa phương hướng dẫn nông dân cày lật đất để tiêu hủy lúa chét, cỏ dại nhằm hạn chế nguồn sinh vật gây hại tồn tại trên đồng ruộng.

- Kiểm tra và tu bổ các tuyến đê ngăn mặn, đê nội đồng sạt lở, nạo vét khơi thông dòng chảy hệ thống mương thủy lợi để tích nước cho sản xuất, chuẩn bị các phương tiện máy móc đấu úng khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi gây mưa lớn ngập úng.

- Rà soát diện tích gieo trồng, chuẩn bị máy làm đất và các vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV) để sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023 và dự phòng.

- Tiếp tục tăng cường công tác điều tra thu thập số liệu phát dục các đối tượng sinh vật gây hại để dự tính dự báo tình hình phát sinh trong vụ Đông Xuân 2022-2023 và chủ động thực hiện các biện pháp quản lý.

- Tổ chức diệt chuột, ốc bưu vàng nhằm hạn chế tích lũy mật độ trên đồng ruộng trước khi xuống vụ.

2.2. Cây cao su: Điều tra theo dõi chặt chẽ một số bệnh gây hại như bệnh rụng lá Corynespora, bệnh rụng lá đốm tròn, loét sọc miệng cạo, xì mủ,... để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế lây lan.

2.3. Cây ăn quả:

- Vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành vượt, cành sâu bệnh, thoát nước tốt cho vườn hạn chế bị ngập úng do mưa.

- Tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối, tăng cường bón phân chuồng hoai mục giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh hại; quản lý và phòng trừ bệnh chảy gôm.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

2.4. Đối với cây sắn:

- Rà soát nhu cầu giống sắn sạch bệnh khảm lá sắn trong niên vụ 2023 của các địa phương và thông tin nguồn giống sắn sạch bệnh để trồng trong niên vụ 2023.

- Thực hiện các biện pháp lưu gốc và quản lý tốt nguồn giống sắn trong niên vụ 2023.

- Chỉ đạo thu hoạch các diện tích sắn đã đến kỳ thu hoạch. Đối với diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn, sau khi thu hoạch tiến hành tiêu hủy các bộ phận của cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh tồn tại và phát triển trên đồng ruộng.

- Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.

2.5. Cây trồng khác (rau các loại, hoa, …):

- Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, tiến hành làm đất để sản xuất gieo trồng cây vụ Đông (rau, hoa) đảm bảo tiến độ.

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại trên cây hoa để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

- Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp.

 

 

 

                                                                                                                  Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 284