Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phòng chống bệnh lùn sọc đen gây hại lúa vụ Hè thu 2018
Ngày cập nhật 29/05/2018

Ngày 24/5/2018, Sở Nông nông nghiệp và PTNT đã ban hành Văn bản số 745/SNNPTNT-TTBVTV về việc phòng chống bệnh lùn sọc đen gây hại lúa vụ Hè thu 2018

Vụ Đông Xuân 2017-2018, thời tiết tương đối thuận lợi cho các đối tượng sinh vật phát triển và gây hại, trong đó rầy lưng trắng (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen) gây hại mật độ phổ biến từ 300-500con/m2, nơi cao 3.000-5.000 con/m2 gây vàng lá cục bộ, đồng thời bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện gây hại rải rác trên lúa chét và lúa Đông Xuân tại Thủy Thanh, Thủy Vân - Hương Thủy, Hương An, Hương Chữ, Đông Toàn - Hương Trà,...Do vậy, bệnh lùn sọc đen có nguy cơ gây hại rất cao trên lúa Hè thu 2018 nếu không có các biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh tưởng phát triển và năng suất lúa.
Để chủ động phòng trừ bệnh lùn sọc đen gây hại lúa vụ Hè thu 2018, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị  Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung nêu sau để bảo vệ sản xuất lúa Hè thu 2018
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 9556/CT-BNN-BVTV ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa ở các tỉnh, thành phố phía Bắc và Công văn số 9210/UBND-NN ngày 13/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam hại lúa.
- Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ làm đất, vệ sinh đồng ruộng để tiêu hủy nguồn sinh vật gây hại tồn tại trên đồng để gieo cấy đúng khung lịch thời vụ. Hạn chế đưa vào cơ cấu những giống bị nhiễm rầy nặng, tăng cường sử dụng các giống  xác nhận, giống kháng, chống chịu hoặc ít nhiễm rầy lưng trắng. Quy hoạch vùng gieo cấy tập trung đối với những giống nhiễm rầy như BT7, HT1, IR352,...để thuận lợi trong việc quản lý bệnh lùn sọc đen kịp thời, hiệu quả.
- Phối hợp với Trạm Trồng trọt và BVTV tăng cường theo dõi, điều tra phát hiện rầy lưng trắng (vào bẩy đèn và trên đồng ruộng), bệnh lùn sọc đen để chủ động phòng trừ. Khi phát hiện lúa bị nhiễm bệnh, rầy lưng trắng mang virus lùn sọc đen phải tổ chức khoanh vùng và áp dụng biện pháp phòng trừ rầy, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời bằng cách nhổ, vùi tiêu hủy những cây lúa bị bệnh, cấy dặm bằng cây lúa khỏe; chăm sóc bổ sung để cây lúa nhanh chóng phục hồi, phát triển.
Đối với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:
- Tăng cường công tác điều tra, phát hiện sớm rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc  đen gây hại trên đồng ruộng để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
- Phân công cán bộ phụ trách từng địa bàn làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt, điều tra, dự tính dự báo sinh vật gây hại và chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo phù hợp với địa phương.
- Kiểm tra, theo dõi các bẫy đèn để xác định đỉnh cao của rầy di trú, đặc biệt là rầy lưng trắng; lấy mẫu rầy vào đèn và mẫu rầy trên đồng ruộng gửi giám định xác định tỷ lệ rầy mang virus lùn sọc đen nhằm có biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng trừ trên diện hẹp.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 1.411