Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật tiêu hủy cây sắn bị bệnh khảm lá
Ngày cập nhật 21/02/2020
Căn cứ vào quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn số 1605/BVTV-TV ngày 21 tháng 7 năm 2017 của cục Bảo vệ thực vật,
Để hạn chế bệnh khảm lá sắn lây lan trong quá trình nhổ bỏ tiêu hủy và ngăn ngừa virus gây bệnh tồn tại trong thân sắn sau khi tiêu hủy. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp tiêu hủy cây sắn bị bệnh khảm lá như sau:
1. Nguyên tắc tiêu hủy bệnh khảm lá
Bước 1: Xác định ruộng bị bệnh khảm lá: Điều tra xác định ruộng bị bệnh khảm lá sắn, mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp.
Bước 2: Phun trừ môi giới truyền bệnh: Điều tra nếu có bọ phấn phải phun thuốc trừ bọ phấn trên ruộng sắn nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Phun trước khi tiêu hủy cây sắn từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Tiến hành tiêu hủy
- Tiêu hủy một phần: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả hom giống), thu gom và tiêu hủy.
- Tiêu hủy toàn bộ ruộng: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và tiêu hủy. 
- Địa điểm tiêu hủy tốt nhất ngay tại ruộng sắn bị bệnh, không chọn địa điểm tiêu hủy gần các vùng trồng sắn chưa phát hiện bệnh khảm lá sắn, để hạn chế rơi rải nguồn bệnh trong quá quá trình vận chuyển tiêu hủy.
2. Phương pháp tiêu hủy bệnh khảm lá sắn
- Tiêu hủy bằng phương pháp chôn lấp: Kích cỡ hố chôn lấp phải đủ độ rộng, độ sâu cho phù với khối lượng hom sắn cần tiêu hủy, sau khi đào hố xong, rải một lớp vôi xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi bột/m2, cho sắn đã thu gom tiêu hủy xuống hố, rắc vôi bột kín trên bề mặt hom sắn (khoảng cách từ bề mặt hom sắn đến mặt đất tối thiểu là 0,4-0,5 để hom sắn nhanh tiêu hủy, không còn khả năng mọc mầm chui lên khỏi mặt đất) và lấp đất, nện chặt.
- Tiêu hủy bằng phương pháp đốt: Địa điểm đốt đảm bảo an toàn cháy nổ. Xếp nguyên liệu dùng để đốt (củi, vật liệu khô, …) xuống trước, xếp các lớp sắn (cây sắn, hom sắn, … bị nhiễm bệnh) lên trên, sau đó tưới xăng hoặc dầu diesel lên sắn để đốt. Tỷ lệ các nguyên vật liệu khô, xăng hoặc dầu diesel để đốt tiêu hủy sắn bị bệnh có thể điều chỉnh phù hợp với thực tế. Do virus gây bệnh khảm lá sắn là thực thể sống chỉ tồn tại và sinh trưởng phát triển trong môi trường cây sống (vật liệu tươi), không tồn tại trong cây đã chết (vật liệu khô), do vậy thời gian đốt chỉ cần đảo đảm thân, hom, lá sắn được cháy hết phần vỏ tươi, bên trong thân đã khô là đảm bảo yêu cầu.
3. Kiểm tra sau tiêu hủy nguồn bệnh
Sau 15-30 ngày bố trí cán bộ kỹ thuật kiểm tra các diện tích đã nhổ bỏ tiêu hủy cây bệnh, nếu phát hiện vẫn còn bệnh hoặc còn sót hom sắn mọc mầm thì tiếp tục tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy triệt để như hướng dẫn trên.
Trên đây là hướng dẫn biện pháp tiêu hủy cây sắn bị bệnh khảm lá. Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để triển khai chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp tiêu hủy cây sắn bị bệnh khảm lá đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, an toàn, hiệu quả./.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 3.509