Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Các giải pháp chính của Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 11/10/2021

Lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều địa phương nên thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhận thức về rừng trong cộng đồng được nâng cao, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng đóng góp đáng kể để nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại địa phương.

Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 là một chủ trương chính sách quan trọng của ngành góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng và độ che phủ rừng.Huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó nâng cao trách nhiệm về công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững cho các đối tượng liên quan.Rừng sản xuất được phát triển bền vững về diện tích, chất lượng và sản lượng, từng bước hình thành vùng nguyên liệu. Các chủ rừng ngày càng quan tâm đến hoạt động quản lý rừng bền vững như hoạt động trồng rừng thâm canh gỗ lớn, gắn với chứng chỉ rừng FSC. Đến nay, diện tích rừngtrồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC và VFCS/PEFC trên địa bàn tỉnh đạt 9.925,92 ha. Rừng trồng phòng hộ, đặc dụng được nâng cấp chất lượng bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học.

Chính sách hỗ trợ đầu tư đã góp phần đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng; qua đó giảm áp lực lên rừng tự nhiên, tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên.

Lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều địa phương nên thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhận thức về rừng trong cộng đồng được nâng cao, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng đóng góp đáng kể để nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được của Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc nhất định: (1) Tình hình quản lý rừng và đất lâm nghiệp vẫn còn diễn biến phức tạp. (2) Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thấp và chưa bền vững so với các ngành kinh tế khác. Thị trường lâm sản chỉ bắt đầu tiếp cận và gắn kết theo chuỗi giá trị giữa nghiên cứu - sản xuất - chế biến - tiêu dùng. (3) Diện tích và chất lượng rừng có xu hướng tăng nhưng cơ cấu cây trồng chưa đa dạng, mức độ rủi ro cao, năng suất và hiệu quả còn thấp. Rừng trồng chủ yếu là thuần keo nên nguy cơ thiếu bền vững và dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, dịch bệnh. (4) Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình lâm nghiệp còn hạn chế; việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào hoạt động lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng chưa đáp ứng nhu cầu, do nguồn lực về tài chính cũng như nhân lực chưa đáp ứng kịp thời. (5) Phát triển rừng chưa gắn kết với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chế biến lâm sản thời gian gần đây tuy phát triển nhanh nhưng còn thiếu bền vững, các nhà máy thu mua lâm sản chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, chưa chú trọng đầu tư máy móc theo dây chuyền khép kín, chế biến thành phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế. (6)Việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào các công tác lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng chưa đáp ứng nhu cầu, do nguồn lực về tài chính cũng như nhân lực chưa đáp ứng được. (7)Vốn đầu tư, hỗ trợ cho lĩnh vực lâm nghiệp còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương còn thấp và chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, chủ yếu tập trung cho công tác quản lý bảo vệ rừng, chưa chú trọng đến công tác phát triển rừng và trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng.Nguồn vốn đầu tư cho quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế, chỉ thực hiện được các hạng mục mang tính cấp bách, cần thiết.

Các nội dung đầu tư và giải pháp chính thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025: Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên khoảng 502.629,7 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 318.286,0 ha, chiếm 62,9% diện tích tự nhiên. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành lâm nghiệp luôn được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự tham gia tích cực của nhân dân nên hoạt động sản xuất lâm nghiệp phát triển một cách vượt bật, góp phần giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, lũ lụt trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ độ che phủ rừng tăng từ 56,3% vào năm 2016lên 57,38% vào năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, dân số gia tăng dẫn đến thiếu đất sản xuất, tình trạng lấn chiếm đất rừng vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, thị trường tiêu thụ lâm sản ngày càng khắt khe và sản phẩm xuất khẩu không những đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà còn đòi hỏi yêu cầu về quản lý rừng bền vững…Do đó, Việc xây dựng Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết. Chương trình này là cơ sở để các cấp, các ngành, địa phương liên quan triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết và hướng đến mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương và đơn vị chủ rừng; đồng thời có kế hoạch huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

Với mục tiêu: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có, cải thiện chất lượng độ che phủ rừng tự nhiên, duy trì ổn định độ che phủ bằng hoặc cao hơn hiện tại.Quản lý bảo vệ, phát triển rừng bền vững và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Các nội dung ưu tiên: Bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; Phát triển giống cây trồng lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tổ chức gieo ươm các loài cây bản địa; Phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thông qua các hoạt động trồng mới rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng, nâng cấp chất lượng rừng; Phát triển rừng phòng hộ ven biển, đầm phá; Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững; Phát triển các mô hình sinh kế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dưới tán rừng; Quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng bền vững; phát triển công nghiệp chế biến lâm sản theo hướng chuyên sâu, đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Các dự án thực hiện: Dự án Đầu tư Phát triển rừng ven biển đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (SP-RCC).Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR).Dự án Nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.Dự án ‘Dự trữ các-bon và Bảo tồn đa dạng sinh học rừng’- CarBi giai đoạn 2 do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức (BMUB) tài trợ.Dự án Tăng cường vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ở khu vực Trung Trường Sơn tỉnh Thừa Thiên Huế.Dự án hỗ trợ kỹ thuật Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Giải pháp thực hiện: (1) nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR). (2) nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về QLBV&PTR. (3) quản lý quy hoạch và đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất(4)Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng(5)Đẩy mạnh phát triển, nâng cao giá trị của rừng(6) Về giao, cho thuê rừng(7) Có cơ chế chính sách, tài chính và tín dụng tốt(8) Áp dụng khoa học, công nghệ và khuyến lâm ( 9) Thị trườngTăng cường công tác tiếp thị để tìm hiểu thị trường về cung cầu;Khuyến khích tiêu thụ hàng lâm sản nội địa thay hàng nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng lâm sản. (10) Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, kêu gọi đầu tư phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho ngành lâm nghiệp./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 4.206