Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng (Từ ngày 12/5/2021 đến ngày 18/5/2021)
Ngày cập nhật 21/05/2021

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

(Từ ngày 12/5/2021 đến ngày 18/5/2021)

 
I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: Cao nhất: 360C; Thấp nhất: 200C.

          - Độ ẩm: TB: 83 %; Thấp nhất: 65%.

          - Ngày mưa: 0 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

- Đông Xuân: 28.277 ha

- Hè Thu: 26.000 ha

 

 

- 28.277 ha (Đông Xuân muộn: 223 ha)

 

- Sạ: 1.300 ha (mạ: 8,7 ha, Hè Thu sớm: 137 ha)

- Thu hoạch: 27.280 ha

- Chín: 997 ha

 

- Mới sạ: 1.163 ha. Đẻ nhánh: 137 ha (Hè Thu sớm)

 

Cây sắn

4.198

3.618

Phát triển thân lá - củ

Cây ngô

1.297

1.293

Thu hoạch: 457 ha

Cây lạc

2.874

2.767

Thu hoạch: 492 ha

Cây rau

2.285

2.408

Thu hoạch: 1.102 ha

Đậu các loại

801

767

Thu hoạch: 327 ha

Khoai lang

759

759

Thu hoạch: 194 ha

Cây ném

188

150

Hình thành củ - phát triển củ

Cây sen

615

544

Phát triển thân lá

Cây ăn quả

3.597,8

3.213,6

Phát triển quả

Cây hồ tiêu

275,4

275,4

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB: 31,9 ha

Cây cao su

6.700

6.400

Kinh doanh: 6.400 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuốc chuột đã sử dụng 61 kg, thu đuôi chuột: 820 đuôi.

II. Tình hình sinh vật gây hại chủ yếu

1. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1.1. Cây lúa

           * Đông Xuân chính vụ:       

           - Bệnh lem lép diện tích nhiễm 138 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 138 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 3-5%, nơi cao 10-15% (Hương An, - Hương Trà; Phú Thanh, Đông Phú - Quảng Điền).

             - Bệnh khô vằn diện tích nhiễm 385 ha (giảm 205 ha so với tuần trước, tăng 385 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 30-40% (Hương Trà).

           - Các đối tượng sinh vật gây hại như rầy các loại, đạo ôn cổ bông, ... phát sinh gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp.

* Hè Thu chính vụ:

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như ốc bươu vàng, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại,… gây hại mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

1.2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 261,5 ha (tăng 0,5 ha so với tuần trước, giảm 26,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới).

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 200 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 90 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá Corynespora,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

1.3. Cây ăn quả:

* Cây bưởi Thanh T

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 189 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 1 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (đội Khúc Lý - xã Phong Thu - Phong Điền; Lại Bằng - phường Hương Vân - Hương Trà; Nguyệt Biều, Lương Quán phườngThủy Biều - TP Huế).

- Bệnh thối rễ chết cây: Diện tích nhiễm 296,13 ha, tỷ lệ 10-20%, nơi cao 40-50% (Lại Bằng - phường Hương Vân - Hương Trà; đội Khúc Lý - xã Phong Thu - Phong Điền).

* Cây cam:

- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm 25 ha, tỷ lệ 5-10% (Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Quảng-Nam Đông).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 80 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Phú, Hương Sơn, Hương Lộc, Hương Giang, Thượng Quảng-Nam Đông).

- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, đục cành, bệnh vàng lá greening,...gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

* Cây chuối:

          - Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 6 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% (Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Kim, Hồng Thái-A Lưới).

          - Sâu cuốn lá: Diện tích nhiễm 3,5 ha, mật độ 5-7 con/cây (Thị trấn, Quảng Nhâm, Hồng Bắc, Hồng Kim-A Lưới).

* Cây bơ:

- Bệnh thối rễ: Diện tích nhiễm 11,8 ha, tỷ lệ 10-30%, nơi cao >70%, trong đó diện tích bị chết 5,96 ha (Hồng Thủy - A Lưới).

1.4. Cây tiêu

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 29 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 10 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10-15%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 23 ha (không tăng so với tuần trước, giảm 18 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 5-10%.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 33,5 ha (giảm 2 ha so với tuần trước, tăng 2 ha so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ 5-10%, nơi cao 15-20%.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, tuyến trùng,… gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

1.5. Cây sắn

- Bệnh khảm lá diện tích nhiễm 1.083,75 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 681,78 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó tỷ lệ bệnh 10-30% nhiễm 48 ha, tỷ lệ 30-50% nhiễm 364 ha, tỷ lệ >70% nhiễm 671,45 ha (Hương Trà; Phong Điền; A Lưới). Diện tích đã tiêu hủy 8 ha (Hương Trà).

1.6. Cây lạc

- Bệnh héo rũ diện tích nhiễm 124 ha (giảm 93 ha so với tuần trước, tăng 124 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 5-10%, nơi cao 20-30% (Hương Xuân, Hương Vân, Hương Văn, Hương Chữ, Tứ Hạ - Hương Trà).

- Sâu ăn lá diện tích nhiễm 110 ha (giảm 206 ha so với tuần trước, tăng 110 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2 (Hương Trà).

- Các đối tượng khác như bệnh đốm lá,...gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

1.7. Cây sen

- Bệnh thối rễ, thối thân trên sen: diện tích nhiễm 11,5 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 6,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ 10-20%, nơi cao 30-50% (Quảng Vinh-Quảng Điền).

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác: bệnh thán thư, bệnh đốm lá, sâu ăn lá… mật độ và tỷ lệ thấp.

1.8. Cây trồng khác (rau, ngô, hoa, …)

- Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.

III. Dự báo sinh vật gây hại và đề suất biện pháp chỉ đạo phòng trừ

1. Dự báo sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới

1.1. Cây lúa

* Hè Thu chính vụ: Ốc bươu vàng, chuột sẽ phát sinh gây hại gia tăng mật độ và tỷ lệ hại. Các đối tượng sinh vật gây hại như dòi đục nõn, bọ trĩ,...phát sinh, phát triển gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

1.2. Cây trồng khác

          * Cây rau: Bệnh thối nhũn, khô đầu lá, sâu ăn lá,… phát sinh gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

* Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn tiếp tục tồn tại gây hại trên diện tích nhiễm bệnh chưa nhổ bỏ, tiêu hủy. Bọ phấn trắng có khả năng phát sinh gây hại khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao.

* Cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,...  tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây hồ tiêu: Bệnh thán thư, đốm rong, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục phát sinh gây hại.

* Cây sen: Bệnh thối rễ, thối thân, thán thư, đốm lá, bọ trĩ, dòi đục lá sen,… phát sinh gây hại cục bộ.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại chủ yếu trong kỳ tới

2.1. Cây lúa

* Đông Xuân chính vụ:

- Đôn đốc thu hoạch đối với những diện tích lúa đã chín, sau thu hoạch tiến hành vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất để chôn vùi gốc rạ, cỏ dại nhằm hạn chế sinh vật gây hại tồn tại trên đồng ruộng.

* Hè Thu chính vụ:

- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm đât, gieo cấy đúng theo khung lịch thời vụ. Chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ trên đồng ruộng, bón phân thúc sớm, cân đối kịp thời, điều tiết nước hợp lý để giúp cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe.

- Tuyên truyền, vận động nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ khi gieo sạ đến 35 ngày sau khi gieo sạ để bảo vệ các loài sinh vật có ích.

- Tổ chức diệt chuột, ốc bươu vàng để hạn chế mật độ.

- Kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ trên diện hẹp.

2.2. Cây cao su:

- Theo dõi chặt chẽ bệnh thán thư, rụng lá Corynespora, rụng lá Pestalotiopsis, loét sọc miệng cạo, xì mủ, nấm hồng... để có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế lây lan.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

2.3. Cây ăn quả:

- Tăng cường chăm sóc bón phân, tưới nước cho cây để nuôi quả phát triển.

- Kiểm tra, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm trên cây bưởi thanh trà hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

2.4. Đối với cây sắn:

- Tăng cường chăm sóc, bón phân để cây sắn sinh trưởng phát triển khỏe tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh gây hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

- Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp, nhất là bọ phấn trắng (môi giới) truyền bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế bệnh lây lan diện rộng.

2.5. Cây lạc

- Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch đối với những diện tích lạc đến thời kỳ thu hoạch, sau thu hoạch cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sinh vật gây hại trên đồng ruộng.

- Tăng cường kiểm tra, theo dõi các đối tượng như nhóm bệnh héo rũ, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, sâu ăn lá,... phun trừ kịp thời để hạn chế lây lan.

2.6. Cây trồng khác (cây sen, rau các loại, ngô, hoa, …): Kiểm tra và hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng và trừ bệnh thối thân, thối củ (do nấm Fusarium spp., Pythium spp.),... trên cây sen. Ngoài ra, quan tâm chỉ đạo phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại trên một số cây trồng khác như rau, ngô, hoa các loại,... kịp thời, hiệu quả tránh chủ quan ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng.

                                                                                                                                                                                  Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thừa Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.379.211
Truy câp hiện tại 9.718