Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 11/07/2018

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi và Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc qui định quản lý và sử dụng lợn đực giống trong chăn nuôi.

Thực hiện Công văn số 10563/BNN-CN ngày 31/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai công tác quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi, Công văn số 139/CN-GSN ngày 13/02/2015 của Cục Chăn nuôi về việc hướng dẫn quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi năm 2015, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng Kế hoạch triển khai công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 cụ thể như sau:

I.  MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Quản lý và nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo trên toàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác lợn đực giống và thụ tinh nhân tạo theo quy định.

2. Yêu cầu

- Thống kê, tổng hợp, phân loại lợn đực giống khai thác tinh phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung thực hiện Kế hoạch đúng thời gian, nội dung đề ra. Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, người chăn nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trong công tác quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác lợn đực giống và thụ tinh nhân tạo theo đúng quy định.

II. NỘI DUNG

1. Tập huấn

a) Nội dung:

- Tập huấn, phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về giống vật nuôi, quản lý lợn đực giống như: Pháp lệnh giống vật nuôi; các Thông tư, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản có liên quan.

- Hướng dẫn các quy định, các biện pháp kỹ thuật về nuôi dưỡng, quản lý, khai thác lợn đực giống; hướng dẫn ghi chép sổ sách theo dõi chất lượng khai thác, sử dụng lợn đực giống.

b) Số lượng và thành phần tham dự: 04 lớp tập huấn cho 140 người (bình quân 35 người/lớp gồm: các cơ sở, chủ hộ chăn nuôi lợn đực giống; các dẫn tinh viên đang hành nghề tại các xã, thị trấn; các chủ cơ sở nuôi nhiều lợn nái).

c) Thời gian, địa điểm: mỗi lớp 01 ngày, tổ chức tại Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện

2. Kiểm tra, giám định, bình tuyển và đeo thẻ tai

a) Kiểm tra, giám định, bình tuyển:

- Đối tượng giám định, bình tuyển: Tất cả các lợn đực giống nuôi tại cơ sở cung cấp tinh để thụ tinh nhân tạo.

- Nội dung giám định, bình tuyển: Bình tuyển các đặc điểm ngoại hình, thể chất; Kiểm tra sổ sách, lý lịch giống, các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh thú y,... theo đúng quy định.

b) Đeo thẻ tai:

- Lợn đực giống (mới nhập nuôi mới) có nguồn gốc từ các cơ sở giống lợn và có kết quả kiểm tra cá thể đạt yêu cầu sẽ tiến hành đeo thẻ tai có đánh số.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Quản lý giống và Kỹ thuật chăn nuôi

Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý dịch bệnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị xã triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

2. Đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế, Trạm Chăn nuôi và thú y các huyện, thị xã

Điều tra, thống kê số lượng lợn đực giống trên địa bàn và phối hợp với Chi Cục Chăn nuôi và Thú y (Phòng Quản lý giống và Kỹ thuật chăn nuôi) triển khai tốt nội dung kế hoạch đề ra.

3. Cơ sở chăn nuôi lợn đực giống

Thực hiện các nội dung Kế hoạch có liên quan, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ lý lịch giống, khai báo đúng thông tin lợn đực giống, tham gia tốt các lớp tập huấn; thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác lợn đực giống theo đúng quy định./.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 802