Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Một số kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả mô hình 3 giảm 3 tăng ở Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 18/05/2020

Trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế  đã tổ chức xây dựng mô hình 3 giảm, 3 tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa tại một số địa phương  trên toàn tỉnh nhằm giúp nông dân có cơ hội tiếp cận, thay đổi nhận thức và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất

Mô hình này được nhiều nông dân tham gia thực hiện và đã mang lại hiệu quả rõ rệt: giúp người nông dân giảm được chi phí sản xuất như giảm lượng giống, giảm lượng phân bón, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn đảm bảo năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa .  Qua hoạt động tổ chức thực hiện, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm từ thực tế để nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình 3 giảm 3 tăng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là:

  1. Giảm giống, giảm lượng phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật là ba tiêu chí quan trọng cần đạt được trong mô hình canh tác lúa theo chương trình 3 giảm 3 tăng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tùy vào điều kiện cụ thể của từng vùng như đất đai, địa hình, tiểu vùng khí hậu, tập quán canh tác của người dân… mà có thể thay đổi cho phù hợp  nhằm đảm bảo mục tiêu quan trọng là tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế. Có thể thực hiện giảm một, hai hoặc ba tiêu chí trên tùy thuộc vào tình hình sản xuất cụ thể để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó có thể áp dụng thêm các biện pháp khác để giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế.
  2. Trong quá trình thực hiện mô hình, sự tham gia của người dân là hết sức cần thiết. Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của  cán bộ khuyến nông, người nông dân phải thực hành tốt trên  đồng ruộng, đồng thời phải truyền đạt hiểu biết của mình cho người khác để nhân rộng mô hình.
  3. Vai trò của chính quyền cơ sở và các hợp tác xã nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng giúp nhân rộng và đảm bảo tính bền vững mô hình. Sự chỉ đạo thường xuyên của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan; sự điều hành chặt chẽ của hợp tác xã tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiện thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, vận dụng vào điều kiện cụ thể của gia đình.
  4.  Bên cạnh tập huấn về lý thuyết cần chú trọng thực hành, nâng cao kỹ năng, kiến thức sản xuất lúa cho nông dân. Cần hướng dẫn, giúp người nông dân nhận biết các đối tượng sâu bệnh hại, sinh vật có ích trên đồng ruộng và biện pháp xử lý đúng cách, đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao; nâng cao trình độ nhận biết và sử dụng an toàn, hiệu quả các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  5. Áp dụng quy trình theo mô hình 3 giảm 3 tăng, giúp tăng chất lượng lúa gạo một cách đáng kể. Nhưng hiện nay yếu tố tăng chất lượng của mô hình này chưa giúp tăng giá lúa cho người dân một cách rõ ràng. Cần xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa gạo từ mô hình 3 giảm 3 tăng; đây là yếu tố kích thích người nông dân áp dụng và nhân rộng mô hình.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 4.660