Tìm kiếm tin tức
Thông báo tình hình sinh vật gây hai cây trồng từ ngày 31/01 đến 06/02/2018
Ngày cập nhật 08/02/2018

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 31/01/2018 đến ngày 06/02/2018)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: TB: 15,30C; Cao nhất: 19,40C; Thấp nhất: 10,40C

          - Độ ẩm: TB: 91,4%; Thấp nhất: 69%

          - Ngày mưa: 06 ngày. Lượng mưa: 31.5 mm

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

Vụ Đông Xuân 2017-2018

28.565

- Đã sạ: 26.942,76

- Đã cấy:    725,1

Đẻ nhánh:        21.523 ha

Mũi chông-3 lá: 5.419,76 ha

Bén rễ-hồi xanh:   725,1 ha

Cây ngô

1.164,9

312,5

Nảy mầm-cây con: 249,5 ha

Mới gieo:                  63 ha

Cây lạc

2.979,9

82

Mới gieo-nảy mầm

Cây sắn

6.132,7

270,5

Mới trồng

Cây mía

69

6,5

Mới trồng

Cây ăn quả

3.367

3.367

Phát triển thân cành- phân hóa mầm hoa

Rau các loại

2.826,3

790,3

Phát triển thân lá

 

Cây ớt

187,1

95,1

Cây con-phát triển thân lá: 51,9 ha

Trồng mới: 43,2 ha

Hoa các loại

85,65

60,65

92.300 chậu

Phát triển nụ hoa: 52,15 ha

Trồng mới:             8,5 ha

Khoai lang

1.435,4

478,1

Ra rễ-mọc mầm: 275,1 ha

Mới trồng:           203 ha

Đậu các loại

874,8

23,5

Mới gieo-nẩy mầm

Cây hồ tiêu

274,5

274,5

Kinh doanh: 243,5 ha

KTCB:            31 ha

Cây cao su

8.955,0

8.955,0

Kinh doanh:         6.706,0 ha

Kiến thiết cơ bản: 2.249,0 ha

 

          Diệt chuột: 102.150 đuôi chuột, thuốc diệt chuột Racumin đã sử dụng 167,5 kg (lượng thuốc sử dụng trong tuần 15 kg).

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Trên mạ, lúa sạ

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 1.238 ha (giảm 477 ha so với tuần trước,  tăng 454,5 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ gây hại 3-5 con/m2, nơi cao 10-20 con/m2, giai đoạn ốc non, trong đó diện tích nhiễm trung bình 250 ha (giảm 57 so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 43 ha (giảm 27 ha) (Hương Vinh, Hương Phong,...-Hương Trà; Thủy Dương, Thủy Phương,... Hương Thủy, Phú Đa, Vinh Thái, Vinh Hà, Vinh Xuân,...- Phú Vang).

- Sâu cuốn lá nhỏ rải rác mật độ 1-3 con/m2, giai đoạn tuổi 4-5. Bệnh đạo ôn lá gây hại rải rác, tỷ lệ <5%, bệnh cấp 1.

Các đối tượng sinh vật gây hại khác như rầy các loại, dòi đục nõn, rệp muội,... mật độ, tỷ lệ hại thấp.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su: Rụng lá sinh lý 20-30%, nơi cao 60-70%. Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh xì mủ, bệnh đốm lá, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh loét sọc miệng cạo,… gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà:

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 127 ha (tăng 2 ha so với tuần trước, giảm 108 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 30-40% (Thủy Bằng - Hương Thủy; Thủy Biều - Huế; Phong Thu-Phong Điền).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm bệnh 90 ha (tăng 10 ha so với tuần trước, giảm 160 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20-30%.

- Sâu vẽ bùa: Diện tích nhiễm bệnh 15 ha (tăng 15 ha so với tuần trước, tăng 15 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao 30%.

- Các đối tượng gây hại khác như: sâu đục thân, đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây rau: Các đối tượng sinh vật như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bệnh khô đầu lá, dòi đục cọng hành,... gây hại rải rác mật độ, tỷ lệ thấp.

d) Cây hồ tiêu:

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 10,65 ha (giảm 15 ha so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 6,3 ha (giảm 15 ha so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 10%, bệnh cấp 1-3.

- Bệnh đốm rong: Diện tích nhiễm 21,5 ha (tăng 0,5 ha so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 5-10%.

Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh chết chậm, bệnh đốm đen, tuyến trùng, rệp sáp,... gây hại cục bộ mật độ và tỷ lệ hại thấp.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

           Các đối tượng sinh vật gây hại như ốc bươu vàng, dòi đục nõn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu năn, chuột,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả có múi.

- Bệnh thán thư, đốm đen, chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại trên cây hồ tiêu.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Tiếp tục chỉ đạo chăm sóc, tỉa dặm, bón phân thúc sớm, cân đối N:P:K đối với diện tích lúa đẻ nhánh khi thời tiết tạnh ráo, điều tiết nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và giữ ấm chân mạ khi thời tiết mưa rét.

- Duy trì công tác diệt chuột để hạn chế mật độ, lây lan và thu gom, xử lý ốc bươu vàng trên diện tích mới gieo sạ.

- Khuyến cáo nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi sinh vật gây hại phát sinh chưa đến ngưỡng phòng trừ để bảo vệ các loài sinh vật có ích; Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm muộn khi cây lúa có 3 lá thật trở lên, thời tiết nắng ấm, không phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ <18oC.

- Tăng cường điều tra phát hiện, dự tính dự báo các đối tượng sinh vật gây hại ( bệnh đạo ôn) để có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời.

- Theo dõi chặt chẽ côn trùng vào bẫy đèn, để xác định đỉnh cao phát sinh của các đối tượng phục vụ công tác chỉ đạo, xử lý.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây cao su: Khuyến cáo nông dân ngừng khai thác mủ khi tỷ lệ rụng lá sinh lý >50%, tăng cường chăm sóc, bón phân để cây ra lộc non đồng loạt hạn chế nhóm bệnh gây hại trên lá. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.

b) Cây ăn quả: Thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt tạo độ thông thoáng hợp lý, khơi thông hệ thống thoát nước; phòng trừ bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, đục thân, ... để hạn chế nguồn sinh vật tồn tại trong vườn. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và dự báo phát sinh gây hại trong thời gian tới.  

c) Cây rau: Hướng dẫn các biện pháp trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch, quản lý sinh vật gây hại trên diện tích đã trồng nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

d) Cây trồng khác (sắn, hoa, tiêu, cây lâm nghiệp,…): Tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ trồng sắn, lạc, ngô, ... để đảm bảo thời vụ. Tiếp tục điều tra, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, hiệu quả khi thời tiết tạnh ráo.

                                                                                                        Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.351.271
Truy câp hiện tại 318