Tìm kiếm tin tức
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 08/02-14/02/2017
Ngày cập nhật 15/02/2017

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 08/02/2017 đến ngày 14/02/2017)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết

          - Nhiệt độ: TB: 19,40C; Cao nhất: 280C; Thấp nhất: 160C

          - Độ ẩm: TB: 95,0%; Thấp nhất: 68,0%

          - Ngày mưa: 05 ngày. Lượng mưa: 159,1 mm.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa

- Kế hoạch sản xuất: 28.638 ha

- Diện tích đã gieo cấy 27.917 ha (trong đó diện tích sạ 27.314,9 ha, diện tích cấy 602,1 ha).

- Lượng thuốc chuột đã sử dụng: 306,1 kg và thu 25.850 đuôi chuột.

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Kế hoạch sản xuất

Tiến độ gieo trồng

Cây lạc

3.122,3 ha

933,0 ha (trồng mới trong tuần 363 ha)

Cây ngô

1.301,9 ha

561,5 ha (trồng mới trong tuần 39 ha)

Cây sắn

7.125,0 ha

1.766,5 ha (trồng mới trong tuần 802 ha)

Cây đậu các loại

1.356,5 ha

212,7 ha (trồng mới trong tuần 30,6 ha)

Cây khoai lang

1.640,1 ha

329,4 ha (trồng mới trong tuần 52,8 ha)

Cây ăn quả

3.328,0 ha

3.328,0 ha

Cây cao su

8.955,0 ha

Kiến thiết cơ bản: 2.249,0 ha

Kinh doanh:          6.706,0 ha

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua

1. Trên cây lúa

          - Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa và rét gây ngập úng một số diện tích có khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa; các đối tượng sinh vật gây hại giảm, cục bộ trên một số diện tích lúa bị ngập do mưa ốc bươu vàng gây hại gia tăng mật độ và tỷ lệ hại. Diện tích nhiễm ốc bươu vàng 816 ha (tăng 32,5 ha tại Hương Thủy, Quảng Điền, Phong Điền so với tuần trước, tăng 376 ha so với cùng kỳ năm trước) mật độ 1-3 con/m2; trong đó diện tích nhiễm trung bình 200 ha (tăng 14 ha), mật độ 3- <6 con/m2; diện tích nhiễm nặng 32 ha mật độ 6-20 con/m2, đã chỉ đạo xử lý. Phân bố: Huế 10 ha, Hương Thủy 150 ha, Hương Trà 250 ha, Quảng Điền 50 ha, Phong Điền 50 ha, Phú Vang 25 ha, Phú Lộc 280 ha, Nam Đông 1,0 ha.

          - Bệnh đạo ôn lá gây hại trên các giống nhiễm như nếp địa phương, BT7, ... tỷ lệ bệnh 1-5%, bệnh cấp 1, nơi cao tỷ lệ bệnh 10% (Phú Thanh-Phú Vang).

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như dòi đục nõn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, chuột,… gây hại rải rác, mật độ tỷ lệ thấp.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

- Tỷ lệ rụng lá sinh lý 60-100%, một số nơi đang ra lộc non.

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh xì mủ, bệnh loét sọc miệng cao, đốm lá, héo đen đầu lá, … gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 265 ha (tăng 30 ha so với tuần trước, giảm 25 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 3-10%, nơi cao 20%. Phân bố: Huế 10 ha; Hương Trà 180 ha; Phong Điền 50 ha; Hương Thủy 20 ha, Nam Đông 5 ha.

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm bệnh 310 ha (tăng 60 ha so với tuần trước, tăng 72 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%. Phân bố: Huế 60 ha, Hương Trà 250 ha.

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, bệnh vàng lá greening,... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

III. Dự kiến sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Trên cây lúa

Trong thời gian tới không khí lạnh suy yếu dần nên có mưa vài nơi, về đêm và sáng sớm trời rét, sương mù, trưa chiều trời nắng ấm, thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại, nhất là bệnh đạo ôn đã và đang gây hại trên các giống nhiệm bệnh.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, rụng lá Corynespora, bệnh héo đen đầu lá,... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả.

IV. Đề nghị

1. Cây lúa

- Kiểm tra và chỉ đạo thoát nước nhanh trên diện tích ngập úng do mưa lớn và triều cường từ ngày 09-12/02/2017 để hạn chế thiệt hại, tiến hành chăm sóc để cây lúa phục hồi và phát triển; cấy dặm lại trên diện tích bị chết cục bộ để đảm bảo mật độ trên đơn vị diện tích.

- Tăng cường kiểm tra tình hình bệnh đạo ôn để chỉ đạo phun trừ hạn chế bệnh lây lan.

- Hướng dẫn nông dân thường xuyên thăm đồng, theo dõi tình hình sinh trưởng và sinh vật gây hại để chủ động chăm sóc, quản lý và phòng trừ sinh vật gây hại kịp thời.

- Hướng dẫn nông dân áp dụng các giải pháp quản lý sinh vật gây hại tổng hợp (IPM),...để tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” hợp lý, an toàn, hiệu quả.

- Tập trung chỉ đạo các biện pháp diệt chuột, ốc bươu vàng nơi có mật độ và tỷ lệ cao để hạn chế mật độ, thiệt hại.

- Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo tình hình sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.

2. Cây trồng khác                  

a) Cây cao su: Hướng dẫn chăm sóc, bón phân, để cây ra lộc non tập trung, sớm ổn định tầng lá, hạn chế các bệnh hại lá phát sinh gây hại; theo dõi bệnh loét sọc miệng cạo, xì mủ…để phòng trừ kịp thời.

b) Cây ăn quả: Vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân để cây sinh trưởng phát triển, ra hoa tập trung, hạn chế ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất lợi (mưa, rét, sinh vật gây hại) đến quá trình ra hoa, đậu quả. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

c) Cây trồng khác (rau, sắn, ngô,…): Tranh thủ thời tiết thuận lợi để làm đất, gieo trồng đảm bảo khung lịch thời vụ; chăm sóc, tỉa dặm, bón phân để cây sinh trưởng phát triển tốt. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.348.857
Truy câp hiện tại 374