Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 02/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ HƯỚNG TỚI CHÍNH PHỦ SỐ, THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA
Ngày cập nhật 17/05/2022

Ngày 07/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: Hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng được nhu cầu; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm hoàn thành, từng bước được khai thác, sử dụng hiệu quả; việc trao đổi văn bản điện tử đã đi vào nền nếp; nhiều dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4; xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử được cải thiện; nhận thức về chuyển đổi số được nâng cao, thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại trong triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số, trong chuyển đổi số quốc gia như: Hạ tầng kỹ thuật chưa được tối ưu hóa và vận hành chuyên nghiệp, chưa có khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu mới phát sinh; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước còn hạn chế; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến thấp; hoạt động của cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều công đoạn thủ công, dựa trên giấy tờ theo cách truyền thống; xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử tuy có cải thiện nhưng mới ở mức trung bình trong khu vực; chuyển đổi số chưa có nhiều kết quả đột phá.

Một trong những “điểm nghẽn” quan trọng cần tập trung tháo gỡ để phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số là vấn đề chia sẻ dữ liệu, nên người dân vẫn phải khai báo, cung cấp dữ liệu nhiều lần, nhất là khi thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, công tác phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số và kinh phí chi cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số chưa thực sự được quan tâm.

Để tiếp tục phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia (Nội dung chi tiết tại tập tin đính kèm).

Nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 02 trên địa bàn tỉnh, ngày 09/5/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 4589/UBND-CN về việc triển khai Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, yêu cầu các các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan nội dung Chỉ thị số 02/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các đơn vị trực thuộc nghiên cứu kỹ nội dung của Chỉ thị số 02 tại tập tin đính kèm, định hướng thực hiện công tác chuyển đổi số của đơn vị một cách có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

 

Tập tin đính kèm:
VĂN PHÒNG SỞ
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.379.211
Truy câp hiện tại 7.390