I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết: Nhiệt độ: Trung bình: 220C Cao nhất: 34.30C; Thấp nhất: 180C Độ ẩm: Trung bình: 90.9%; Thấp nhất: 57%; Lượng mưa: 40mm ; Ngày mưa: 03 ngày
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
- Cây lúa: Diện tích 27.352 ha, diện tích lúa đứng cái làm đòng 8865 ha, nhìn chung sinh trưởng phát triển tốt.
- Ngô: đã gieo 930 ha/1.159 ha; Rau đậu các loại: đã trồng 2.225 ha/3.100ha.
- Sắn đã trồng 5.902 ha/7.000 ha; Lạc đã gieo 3.287 ha/3.600 ha.
- Cây ăn quả: Diện tích 3.549 ha; Cây cà phê: diện tích 751,2 ha.
- Cây cao su: Diện tích 9.000 ha, khai thác 4.873 ha, trồng mới 145 ha (A Lưới 113 ha, Nam Đông 27 ha, Hương Thủy 5 ha).
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa
Bệnh đạo ôn lá có xu hướng giảm, bệnh ngừng phát triển do nông dân tích cực phun trừ và lúa trà đầu nhiễm bệnh chuyển sang giai đoạn đứng cái làm đòng nên không thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh khô vằn phát triển gia tăng tỷ lệ bệnh 5-10%, bệnh cấp 1-3(bệnh hại nặng tập trung ở các chân ruộng thấp trũng, sạ dày). Sâu cuốn lá nhỏ gây hại mật độ thấp 5-10 con/m2, cục bộ 20-30 con/m2, tuổi 5-nhộng, rải rác trưởng thành. Chuột tiếp tục gây hại trên diện rộng, tỷ lệ hại 3-10%, cục bộ tỷ lệ hại 40-70% (Hương Thủy, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc...). Các đối tượng sinh vật hại khác như sâu năn, rầy, ... gây hại cục bộ với mật độ, tỷ lệ hại thấp.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Giai đoạn ra lộc non (Phong Điền, A Lưới). Bệnh phấn trắng gây hại tỷ lệ bệnh 5-10% (Phú Lộc, A Lưới); bệnh héo đen đầu lá trên cao su trồng mới và dặm năm 2012 gây hại tỷ lệ bệnh 3-10%.
b) Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm tỷ lệ bệnh 3-5%, nơi cao 20-30%. Bệnh vàng lá, chảy gôm, sâu vẽ bùa, rệp sáp gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp. Các đối tượng sâu bệnh khác gây hại với tỷ lệ và mật độ thấp.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI (từ 13/3-19/3/2013)
1. Cây lúa
Chuột, bệnh khô vằn tiếp tục gây hại và gia tăng về tỷ lệ bệnh, mật độ và diện phân bố. Sâu cuốn lá nhỏ sẽ vào giai đoạn nhộng, rãi rác vũ hóa. Các đối tượng sâu bệnh khác tiếp tục phát sinh phát triển gây hại.
2. Cây trồng khác
Bệnh phấn trắng sẽ phát sinh gây hại trên cao su giai đoạn ra lộc non, bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su trồng mới và trồng dặm năm 2102 tiếp tục phát triển gây hại; Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, bệnh vàng lá trên cây ăn quả tiếp tục phát triển gây hại.
IV. ĐỀ NGHỊ
1. Trên cây lúa
- Hướng dẫn nông dân tích cực kiểm tra đồng ruộng và chỉ đạo phun trừ bệnh khô vằn cục bộ để hạn chế bệnh lây lan.
- Tiếp tục diệt chuột đồng loạt trên diện rộng, thời gian diệt chuột 5-7 ngày/đợt trước và trong giai đoạn đứng cái làm đòng để hạn chế mật độ.
- Theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ ngay từ diện hẹp.
2. Cây trồng khác
* Cây cao su
- Tập trung chỉ đạo bón phân để cây nhanh chóng ổn định tầng lá hạn chế các đối tượng bệnh hại như phấn trắng, rụng lá Corynespora phát sinh gây hại.
- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá và bệnh xì mủ trên diện hẹp.
* Cây Thanh trà
- Đôn đốc nông dân chăm sóc bón phân đầy đủ, cân đối khi cây hình thành quả non, và phòng trừ bệnh chảy gôm để hạn chế bệnh phát triển gia tăng, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và có khả năng gây rụng quả non trong thời gian tới.
Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế