Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phải chủ động trong công tác phòng chống hạn hán và bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Ngày cập nhật 26/12/2019
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

(Theo www.thuathienhue.gov.vn) Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với các Sở, ban ngành và địa phương về việc triển khai các giải pháp chống hạn, tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020 và phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vừa được diễn ra vào sáng nay (26/12).

 

Sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước

Dự báo trong những tháng đầu năm 2020, hiện tượng ENSO ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng. Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, lượng mưa tháng 12/2019 thấp hơn nhiều so với TBNN. Dự báo từ tháng 01-3/2020 lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 30%, lượng mưa phân bố không đều giữa đồng bằng và vùng núi. Trong tháng 3 lượng mưa lại thấp hơn TBNN và nắng nóng xuất hiện cục bộ, qua tháng 4 nắng nóng xuất hiện trên diện rộng tổng lượng mưa thấp hơn TBNN từ 10-25%. 

Hiện tại, mực nước các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60-100% dung tích thiết kế, riêng hồ Phú Bài 2 đạt 30,5% dung tích thiết kế. Với thực trạng nguồn nước hiện tại và thông tin nhận định khí tượng, thủy văn, khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong cuối vụ Đông Xuân năm 2019-2020 và vụ Hè Thu năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở NN và PTNT cho biết, vụ đông xuân 2019-2020, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 28.667 ha lúa và 3.591 ha rau các loại. Trong đó, dự kiến sẽ có 2.192 ha bị thiếu nước, chuyển đổi 491 ha. Ngoài ra, diện tích hoa màu, sắn khả năng bị hạn tập trung ở các vùng lạc tại xã Phong Sơn, Phong Xuân huyện Phong Điền; phường Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân, Hương Chữ thị xã Hương Trà. Diện tích lúa hè thu năm 2020 dự kiến sẽ có khoảng 3.000 ha không chủ động được nguồn nước ở vùng cát ven biển, vùng gò đồi, vùng núi Nam Đông, A Lưới và các vùng cuối kênh. Các diện tích này địa phương cần chủ động bỏ hoang hoặc chuyển đổi cây trồng.

Nhiều thiệt hại do bệnh dịch gây ra

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 02/2019 và gây thiệt hại nghiêm trọng với hơn 5.957.460 con lợn với trọng lượng hơn 342 nghìn tấn thịt hơi bị tiêu hủy. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bệnh DTLCP xuất hìện từ ngày 16/3/2019 và tính đến ngày 23/12/2019, bệnh đã xảy ra ở 712 thôn, 125 xã thuộc 9/9 huyện, thị xã và Thành phố Huế. Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 73.743 con, tổng trọng lượng lợn tỉêu húy là hơn 4. 459 tấn thịt hơi. Ước tính kinh phí hỗ trợ chủ chăn nuôi có lợn tiêu hủy là hơn 132, 967 tỷ đồng.

Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường cảc biện phảp phòng, chống DTLCP và hướng dẫn cảc doanh nghiệp, hộ chăn nuôi tải đàn an toàn sinh học nhằm tăng số lượng đảm bảo nguồn cung trong thời gian săp tới. 

Cần chủ động trong chăn nuôi, sản xuất

Tại hội nghị, các địa phương cũng đã tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp trước mắt, lâu dài nhằm phòng chống hạn, xâm ngập mặn cũng như thực hiện phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian tới.

Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo khai thác tối đa sản lượng trong thời gian tới, ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN và PTNN cho rằng, các địa phương cần chủ động chuyển đổi cây trồng hoặc bỏ hoang tránh gây thiệt hại cho nhân dân. Tiến hành nạo vét các ao hồ, kênh rạch vùng cát để lấy nước ngọt cho vùng ruộng ven phá và vùng biển. Sử dụng tiết kiệm nước, tưới luân phiên, có khung lịch thời vụ hợp lý, cơ cấu giống ngắn ngày.

Phó Giám đốc Sở NN và PTNN nhấn mạnh, theo dự áo vào tháng 6,7 nguồn nước trên sông Bồ sẽ bị thiếu hụt, vì vậy các hộ chăn nuổi các lồng trên sông cần chủ động vào giảm mật độ nuôi, thu hoạch sớm để tránh thiệt hại. Bên cạnh đó, so với mọi năm, hiện nay một số khu vực có diện tích đất đủ điều kiện, thuận lợi để làm màu thì các hộ dân cần sớm gieo xạ các giống lúa ngắn ngày. Đối với cây lạc, các địa phương cần chỉ đạo, khuyến khích người dân gieo trồng càng sớm càng tốt.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN và PTNN nêu các giải pháp chống hạn tại buổi làm việc

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch huyện Phong Điền cho hay, để chủ động trong việc chống hạn, huyện đã chỉ đạo các địa phương, xã tổ chức rà soát lại hệ thống kênh mương; khắc phục các điểm hư hải trên hệ thống tưới tiêu, tránh thất thoát nước ở đầu nguồn, thiếu nước ở vùng hạ du. Đồng thời chỉ đạo phòng Nông nghiệp phối hợp với các xã thực hiện chuyển đổi cây trồng chống hạn tốt để sản xuất, tránh thiệt hại cho nông dân.

Tại huyện Quảng Điền, ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch huyện Quảng Điền cho biết, dự báo trong thời gian tới, huyện Quảng Điền có 100ha bị hạn và phải chuyển đổi, trong đó dự kiến 60 ha chuyển sang trồng sen; 25 ha trồng khoan lan tím, cây nén...Bên cạnh đó, huyện đã tiến hành nạo vét các hồ chứa, tuyến sông, hói nội đồng, lòng hồ, vớt bèo khơi thông dòng chảy để đảm bảo nguồn nước cho vụ Đông – Xuân. Đối với tình hình đàn lợn, hiện Huyện đã cho một số hộ dân tham quan, học tập mô hình nuôi lợn ăn toàn của Quế Lâm; quy hoạch lại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, khảo sát, chọn các hộ có điều kiện nuôi từ 30 con trở lên để xây dựng trang trại, phát triển chăn nuôi quy mô lớn, chăn nuôi an toàn, phát triển theo chuỗi giá trị.

Cùng với các địa phương nêu trên, các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh cũng tiến hành các giải pháp chống hạn, tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020 như: nạo vét các tuyến hói, kênh dẫn nước từ các cống vào kênh mương nội đồng, đầu mối trạm bơm tưới và các máy bơm dầu lẻ. Tu bổ kênh mương, đặc biệt quan tâm các tuyến kênh bê tông nội đồng đã hư hỏng nặng của các HTX. Tiến hành khảo sát để lập phương án lắp đặt trạm bơm để tạo nguồn, tưới khi hạn hán nặng xảy ra.

Liên quan đến tình hình đàn lợn trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thừa Thiên Huế, công tác tái đàn vẫn đảm bảo, chất lượng chăn nuôi vẫn đảm bảo, hiện các doanh nghiệp, trang trại lớn đã tăng tổng đàn lên 15%, số lượng con giống vẫn đạt 160.000 con. Chi cục khuyến cáo người dân chăn nuôi an toàn mới tái đàn, còn lại không nên tái đàn. Cơ quan báo chí chú ý tuyên truyền khách quan, chính xác, không tạo tâm lý thiếu hàng, dẫn đến găm hàng, làm giá. Đồng thời tổ chức phối hợp, thực hiện các mô hình chăn nuôi hữu cơ, trang trại quy mô lớn, cách ly với môi trường xung quanh.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thừa Thiên Huế trình bày tại buổi làm việc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, để thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống hạn, các địa phương cần bám sát cơ sở, chủ động nắm bắt tình hình để xử lý hạn hán kịp thời. Đồng thời xây dựng kịch bản chống hạn ngắn hạn và trung hạn.  

Đối với dịch tả lợn Châu Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, từ thực tiễn xảy ra, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo các hộ dân thay đổi tập quán chăn nuôi thô sơ; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn, đảm bảo an toàn sinh học. Bên cạnh đó, lãnh đạo chính quyền địa phương phải nắm chắc, theo dõi sát tình hình tái đàn lợn ở địa phương để tham mưu Tỉnh chỉ đạo, hỗ trợ cho người dân địa phương trong quá trình thực hiện.

Đảm bảo lợi ích cho nông dân

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, trong tình hình thời tiết diễn ra khắt nghiệt, phức tạp, các địa phương, đơn vị cần chủ động hơn nữa trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp theo phương châm “4 tại chỗ”. Các địa phương cần căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân để có giải pháp cụ thể, lâu dài trong việc chống hạn như: thực hiện tái cơ cấu lại cây trồng; chuyển đổi mô hình sản xuất từ đơn giản, nhỏ lẻ của hộ gia đình sang bài bản, quy mô; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đảm bảo cho người nông dân có thu nhập ổn định, an tâm sản xuất.

Các địa phương, Sở bàn ngành, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp để mỗi huyện, mỗi xã sản xuất ổn định, từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân, ổn định lâu dài cho sản xuất nông nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nói.

Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu phải cơ cậu lại theo hướng chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn sinh học. Khuyến khích phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học để nâng cao năng suất và giá trị theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, phục vụ hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc triển khai các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy, các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân, tổ chức; phải làm sao để những chính sách, chủ trương của tỉnh đến được từng người dân, từng doanh nghiệp.  

Đối với các vấn đề chung của nền nông nghiệp hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu các đơn vị phải chủ động xử lý dứt điểm tình trạng chuột phá hoại mùa mạng; vớt bèo, khơi thông dòng chảy, đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu; đồng thời tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo người dân không được đốt rớm, rạ làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như xử lý nghiêm tình trạng đánh bắt thủy sản bằng phương pháp rà xung điện.

Tại buổi làm việc


 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn
Chi cục Thủy lợi
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.293.205
Truy câp hiện tại 18.492