Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
HẠT KIỂM LÂM KHU BẢO TỒN SAO LA TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN NĂM 2022
Ngày cập nhật 24/01/2022

Ngày 18/01/2022, Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn Sao La phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, BQL Khu bảo tồn Sao La tổ chức chiến dịch truyền thông với chủ đề“Vùng biên là nơi cư trú bình yên của muôn loài”. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương, Công an xã, Ban lãnh đạo, già làng, các hội của tất cả các thôn tại xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh TT Huế.

Chiến dịch truyền thông nhằm hỗ trợ nâng cao hiểu biết và trách nhiệm của lãnh đạo địa phương, già làng, người có uy tín trong cộng đồng và người dân về công tác QLBVR, bảo tồn đa dạng sinh học, các quy định của pháp luật tại khu vực biên giới cũng như những lợi ích lâu dài mà KBT Sao La có thể mang lại cho người dân. Qua đó, kêu gọi người dân thay đổi hành vi, không sử dụng thịt động vật hoang dã trong các dịp Lễ, Tết, góp phần bảo vệ tốt hơn những khu rừng, những loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng ngoài tự nhiên, đặc biệt là loài Sao La.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án CarBi II do WWF-Việt Nam phối hợp với KBT Sao La thực hiện với nguồn tài trợ từ CHLB Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Khu bảo tồn Sao La được biết đến là một trong khu vực bảo tồn ưu tiên ở Cảnh quan Trung Trường Sơn, có một hệ đa dạng sinh học trù phú và độc nhất. Nơi đây là nơi cư trú của rất nhiều loài đặc hữu như saola (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Trĩ Sao (Rheinardia ocellata), Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi), cùng với các loài có giá trị bảo tồn cao như Vượn đen má hung Trung bộ (Nomascus annamenis), Vooc Chà vá chân nâu và nhiều loài thuộc họ trỉ khác (Lophura spp); là một phần trong hệ rừng nhiệt đới ẩm, một trong 200 Vùng sinh thái Toàn cầu được xác định là những khu vực cốt yếu nhất cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên khu vực này cũng đang chịu sức ép lớn của con người, nguyên nhân chính từ sự chuyển đổi đất rừng, khai thác gỗ và săn bắt bất hợp pháp dẫn đến sự suy giảm về kích thước quần thể các loài nguy cấp và đặc hữu./.

Một số hình ảnh hoạt động tuyên truyền lưu động

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.404.247
Truy câp hiện tại 2.718