Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Trồng rừng gỗ lớn một giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 31/10/2014

1. S cn thiết:

Ở nước ta, trong những năm trước đây việc khai thác bừa bãi gỗ rừng tự nhiên đã làm thay đổi lớn về cấu trúc rừng và sinh khối một số loài bị giảm đi song cảnh quan chung vẫn giữ được phần lớn sự đa dạng về loài cây, nếu được quản lý bảo vệ tốt để cho các khu rừng đó tự phục hồi, các loài cây còn lại sẽ trưởng thành theo thời gian để khôi phục cấu trúc ban đầu

Phục hồi rừng với các loài cây bản địa có giá trị vẫn là một hướng đi đúng đắn, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng đặc dụng, cần thiết phải tạo ra được hệ sinh thái rừng nhiệt đới nhiều tầng phong phú về loài đạt cấu trúc tầng tán tối ưu, tăng tính bền vững của rừng nhằm nâng cao chức năng phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học.

Việc trồng rừng gỗ lớn là cần thiết nhằm thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

2. Quan điểm định hướng phục hồi rừng cây gỗ lớn

Khai thác sử dụng rừng tự nhiên là rừng sản xuất theo hướng quản lý rừng bền vững, bảo toàn vốn rừng. Đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ đặc dụng, bố trí cây trồng bản địa hợp lý trên lập địa có điều kiện và chú trọng công tác đầu tư giai đoạn cơ bản từ 5-7 năm để đảm bảo thành rừng.

Đẩy mạnh công tác nâng cấp rừng phòng hộ thông qua biện pháp tỉa thưa sinh dưỡng cây phù trợ, trồng cây bản địa theo mô hình trồng cây bản địa dưới tán keo. Huy động tối đa sự tham gia của các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng, cộng đồng địa phương, các bên liên quan, xã hội hóa công tác bảo vệ, phục hồi, phát triển và sử dụng bền vững vốn rừng.

Về nguyên tắc xác định trồng cây gì phải phù hợp điều kiện lập địa ở đó. Tuyển chọn giống phải theo trình tự, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được công nhận. Quản lý giống cây trồng một cách chặt chẽ theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đã được ban hành cụ thể, nên xây dựng các khu rừng giống chuyển hoá từ rừng tự nhiên ở các loài phổ biến như Lim xanh, Chò, Dầu rái...  nhằm tạo ra nguồn giống đảm bảo cung cấp cho công tác trồng rừng.

3. Kế hoạch trồng cây gỗ lớn giai đoạn 2015-2020

Tổng diện tích nâng cấp  rừng cây gỗ lớn giai đoạn 2015-2020 là 2.170,30 ha phân bố theo các đơn vị trong ngành như sau:

 

STT

Đơn vị

Tổng DT (ha)

 
 

1

BQL rừng phòng hộ A Lưới

131,89

 

2

BQL rừng phòng hộ Hương Thủy

253,60

 

3

BQL rừng phòng hộ Nam Đông

155,00

 

4

BQL rừng phòng hộ Sông Hương

365,60

 

5

BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân

306,40

 

6

BQL Rừng phòng hộ Sông Bồ

284,01

 

7

BQL KBTTN Phong Điền

172,80

 

8

Công ty Lâm nghiệp Nam Hòa

203,50

 

9

Công ty Lâm nghiệp Phú Lộc

140,80

 

10

Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong

156,70

 

 

Tổng

2.170,30

 

Tóm lại

Thực hiện Quyết đinh số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020 và Công văn số 1414/BNN-TCLN ngày 05/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về triển khai kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020.

Do đó việc thực hiện Kế hoạch trồng cây gỗ lớn giai đoạn 2015-2020 nhằm  đáp ứng nhu cầu thực tế trong công tác trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng để nâng cao chất lượng rừng trồng theo hướng đã loài đa tác dụng phù hợp với đề án tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

 

 

Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 920