Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác KSTTHC, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính năm 2020
Ngày cập nhật 12/03/2021

Năm 2020, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các địa phương đã có nhiều nỗ lực, tích cực trong tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Nhìn chung, kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo Kế hoạch đề ra.

- Công tác rà soát, ban hành bổ sung, sửa đổi và công bố bộ TTHC của các cấp, các ngành đã được duy trì thực hiện thường xuyên; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước.

- Nhiệm vụ niêm yết công khai TTHC đã được các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm, chú trọng. Hầu hết các đơn vị đều có bảng niêm yết TTHC theo đúng quy định tại trụ sở cơ quan hoặc tại Trung tâm Hành chính công và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

- Việc triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, ứng dụng tiếp nhận TTHC trực tuyến qua phần mềm dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức nói riêng và công tác kiểm soát TTHC nói chung.

1. Đánh giá tác động TTHC quy định tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)

- Đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện đúng quy định về việc đánh giá tác động của quy định về TTHC trong quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo, nhằm giảm thiểu TTHC, nâng cao chất lượng dịch vụ công tại địa phương.

- UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC, đồng thời thực hiện đúng quy định về việc đánh giá tác động của quy định về TTHC; tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo, nhằm giảm thiểu TTHC, nâng cao chất lượng dịch vụ công tại địa phương.

- Trong năm 2020, Sở Nội vụ đã thực hiện việc đánh giá tác động và tổ chức lấy ý kiến, thẩm định đối với 2020 đã tham gia góp ý 03 văn bản góp ý và thẩm định báo cáo đánh giá tác động về TTHC trong dự thảo văn bản QPPL do Sở Khoa học và Công nghệ (02 dự thảo) và Sở Ngoại vụ chủ trì soạn thảo.  Tuy nhiên, sau khi thẩm định, dự thảo Quyết định có quy định TTHCkhông phù hợp và không đủ điều kiện về thẩm quyền ban hành theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Chi tiết tại Biểu số II.01b/VPCP/KSTT).

2. Thẩm định, thẩm tra TTHC quy định tại dự thảo văn bản QPPL

- UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh đôn đốc, hướng dẫn và thẩm định cho ý kiến về dự thảo văn bản QPPL có quy định về TTHC.

- Năm 2020, Sở Tư pháp đã thẩm định TTHC đối với 02 dự thảo Quyết định do Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh và Sở Kế hoạch và đầu tư trình.

(Chi tiết tại Biểu số II.02c/VPCP/KSTT).

3. Công bố, công khai TTHC, danh mục TTHC

a) Công bố TTHC.

UBND tỉnh đã ban hành 93 Quyết định. Cập nhật công khai TTHC trên CSDL quốc gia 790 TTHC và bãi bỏ 180 TTHC. Trong đó: Chuẩn hóa 526 TTHC, sửa đổi, bổ sung 158 TTHC, mới ban hành 90 TTHC, thay thế 16 TTHC.

- Cấp tỉnh: Đã tham mưu công bố 71 Quyết định. Cập nhật công khai TTHC trên CSDL quốc gia 714 TTHC và bãi bỏ 162 TTHC. Trong đó: Chuẩn hóa 489 TTHC, sửa đổi, bổ sung 142 TTHC, mới ban hành 70 TTHC, thay thế 13 TTHC.

Trong đó:

- Cấp huyện: Đã tham mưu công bố 14 Quyết định. Cập nhật công khai TTHC trên CSDL quốc gia 54 TTHC và bãi bỏ 10 TTHC. Trong đó: Chuẩn hóa 32 TTHC, sửa đổi, bổ sung 05 TTHC, mới ban hành 15 TTHC, thay thế 02 TTHC.

- Cấp xã: Đã tham mưu công bố 08 Quyết định. Cập nhật công khai TTHC trên CSDL quốc gia 13 TTHC và bãi bỏ 08 TTHC. Trong đó: Chuẩn hóa 05 TTHC, sửa đổi, bổ sung 02 TTHC, mới ban hành 05 TTHC, thay thế 01 TTHC.

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai xây dựng, tích hợp dữ liệu TTHC lên Cổng dịch vụ công quốc gia, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tiếp tục rà soát lại để sửa đổi, thay thế, bãi bỏ cũng như công bố bổ sung đáp ứng yêu cầu.

(Chi tiết tại Biểu số II.03b/VPCP/KSTT).

b) Cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

- Trong năm 2020, Văn phòng UBND tỉnh thực hiện địa phương hóa và công khai kịp thời 790 TTHC và bãi bỏ 180 TTHC được UBND tỉnh công bố, ban hành vào phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 100% TTHC sau khi được UBND tỉnh công bố ban hành đã được các sở, ban, ngành cấp tỉnh cập nhật vào Hệ thống thông tin TTHC của tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định và công khai trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

Niêm yết đầy đủ, công khai và đúng quy định đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tại địa điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Trung tâm Hành chính công cấp huyện; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã).(Chi tiết tại Biểu số II.03b/VPCP/KSTT).

4. Rà soát, đơn giản hóa TTHC

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3395/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Kế hoạch, có 12 sở, ngành cấp tỉnh và 9 đơn vị cấp huyện được UBND tỉnh giao chủ trì rà soát 13 lĩnh vực.

- UBND tỉnh đã gửi Văn phòng Chính phủ Báo cáo số 310/BC-UBND ngày 15/9/2020 về Kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Trong năm 2020, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và địa phương các cấp tập trung vào công tác kết nối và tích hợp, đồng bộ hóa TTHC của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; rà soát và hoàn thiện lại dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; triển khai các dịch vụ công trực tuyến  theo chỉ đạo của Chính phủ đối với các TTHC như: cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe; cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa; đăng ký khuyến mại; nộp thuế điện tử với doanh nghiệp; cấp mới điện hạ áp và trung áp; thanh toán tiền điện; thông báo thực hiện khuyến mại tại các địa phương…

Công tác đơn giản hóa TTHC tập trung vào việc đề xuất như: cắt giảm thời gian thực hiện (từ 10 – 30%); giảm bớt thành phần hồ sơ của TTHC; thay đổi căn cứ pháp lý; hủy bỏ một số TTHC không còn phù hợp (do thay đổi luật)… chưa đi sâu vào định lượng chi phí tiết kiệm.

- Tỷ lệ chi phí tiết kiệm được: 100%

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch rà soát, đơn giản hóa: 100%.

(Chi tiết tại Biểu số II.04/VPCP/KSTT).

5. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy địnhTTHC

- Thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 06/4/2008 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn hoạt động kiểm soát TTHC, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 43/2018/QĐ-UBNDngày 09/8/2018 ban hành quy định về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PA, KN) của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện đăng tải công khai các thông tin về địa chỉ, email, số điện thoại của cơ quan đầu mối tiếp nhận, xử lý PA, KN (Văn phòng UBND tỉnh) tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC để kịp thời tiếp nhận, xử lý theo quy định.

- Tổng số phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận trong kỳ báo cáo: 105 (trong đó: số tiếp nhận mới trong kỳ: 105; số từ kỳ trước chuyển qua: 0). 100% phản ánh, kiến nghị được xử lý đúng hạn; trong đó: số phản ánh, kiến nghị đã xử lý: 100 (đạt tỷ lệ 95,2%); số phản ánh, kiến nghị đã chuyển xử lý và đang chờ phản hồi kết quả: 05 (chiếm tỷ lệ ~ 4,8%).

- Có 15 phản ánh, kiến nghị gửi trực tiếp qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; 12 phản ánh, kiến nghị gửi qua Trang thông tin điện tử hoặc bằng văn bản và đến các sở, ban, ngành; 36 phản ánh, kiến nghị gửi qua Trang thông tin điện tử hoặc bằng văn bản đến UBND các địa phương cấp huyện, cấp xã; 12 phản ánh, kiến nghị bằng văn vản gửi đến Văn phòng UBND tỉnh (Bộ phận kiểm soát TTHC).

Tất cả các phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức, doanh nghiệp đều được trả lời kịp thời và dứt điểm; cụ thể:

+ 15 TTHC tiếp nhận trên Cổng dịch vụ công quốc gia đều được đăng tải công khai và đúng hạn; có 01 PA, KN chưa cập nhật được do bị lỗi phần nềm nhưng đã gửi kết quả bằng văn bản kịp thời cho công dân.

+ 60 PA, KN được tiếp nhận qua qua Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đều được trả lời đúng hạn trên website của đơn vị.

+ 30 PA, KN còn lại được các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trả lời đúng hạn bằng văn bản.

- Có 24/105 PA, KN về hành vi hành chính và 81 PA, KN về quy định hành chính; trong đó, hành vi hành chính chủ yếu liên quan đến thái độ ứng xử, sự tuân thủ nội quy, quy định về cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Điều này cho thấy, bên cạnh việc trình độ dân trí của công dân ngày càng cao, việc tuân thủ quy chế cán bộ, công chức, viên chức cũng như thái độ và hành vi ứng xử đang có dấu hiệu lơi lỏng, chưa nghiêm trong quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC, gây ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

(Chi tiết tại Biểu số II.05b/VPCP/KSTT).

6. Tình hình, kết quả giải quyết TTHC

- Tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận trong năm 2020 là 535.312 hồ sơ. (Trong đó: trực tuyến: 41.698 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 427.147 hồ sơ); số từ kỳ trước chuyển qua: 66.802 hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 521.145 hồ sơ (đạt tỉ lệ 97%).Trong đó, giải quyết trước hạn: 74.177 hồ sơ, đúng hạn: 433.832 hồ sơ, quá hạn: 13.136 hồ sơ (chiếm tỉ lệ 2,4%).

- Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 14.502 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 10.899 hồ sơ, quá hạn: 3.609 hồ sơ (chiếm tỉ lệ 0.7%).

Cụ thể:

+ Cấp tỉnh: Tổng số hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo là: 154.348 hồ sơ. (Trong đó: trực tuyến: 21.285 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 131.757 hồ sơ); số từ kỳ trước chuyển qua: 1.306 hồ sơ; Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 149.615 hồ sơ: trong đó, giải quyết trước hạn: 12.903 hồ sơ, đúng hạn: 135.774 hồ sơ, quá hạn: 938 hồ sơ (chiếm tỉ lệ 0,6%); Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 4733 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 4089 hồ sơ, quá hạn: 644 hồ sơ (chiếm tỉ lệ 0.4%).

+ Cấp huyện: Tổng số hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo là: 94.030 hồ sơ. (Trong đó: trực tuyến: 18.103 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 57.220 hồ sơ); số từ kỳ trước chuyển qua: 18.707 hồ sơ; Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 86.700 hồ sơ: trong đó, giải quyết trước hạn: 23.321 hồ sơ, đúng hạn: 57.744 hồ sơ, quá hạn: 5.635 hồ sơ (chiếm tỉ lệ 5,9%); Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 7.330 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 5.078 hồ sơ, quá hạn: 2.252 hồ sơ (chiếm tỉ lệ 2,4%).

+ Cấp xã: Tổng số hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo là: 287.269 hồ sơ. (Trong đó: trực tuyến: 2.310 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính: 238.170 hồ sơ); số từ kỳ trước chuyển qua: 46.789 hồ sơ; Số lượng hồ sơ đã giải quyết: 284.830 hồ sơ: trong đó, giải quyết trước hạn: 37.953 hồ sơ, đúng hạn: 240.314 hồ sơ, quá hạn: 6.563 hồ sơ (chiếm tỉ lệ 2,3%); Số lượng hồ sơ đang giải quyết: 2.439 hồ sơ; trong đó, trong hạn: 1.732 hồ sơ, quá hạn: 713 hồ sơ (chiếm tỉ lệ 0,2%).

- Nguyên nhân chủ yếu của việc chậm giải quyết hồ sơ TTHC được các sở, ban, ngành, địa phương xác định chủ yếu là do: một số hồ sơ cần phải xác minh cụ thể hoặc phải thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định và do các nguyên nhân khách quan khác, kể cả từ phía người nộp hồ sơ...

(Chi tiết tại Biểu số II.06c/VPCP/KSTT).

7. Triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC

a) Về tình hình công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa; danh mục TTHC tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo Nghị định sồ 61/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

- Ban hành các Quyết định quy định tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 03/6/2019); tại Trung tâm Hành chính công các huyện, thị xã, thành phố (Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 03/6/2019); tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các xã, phường, thị trấn (Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND ngày 13/6/2019) phù hợp với Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.

- Công bố Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và một số quyết định sửa đổi, bổ sung khác (Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 08/4/2019).

- Công bố Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND và các cơ quan cấp huyện thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại được đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện (Quyết định số 1129/QĐ-UBND ngày 08/5/2019); Danh mục TTHC được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cấp xã (Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 18/6/2019); ban hành 18 Quyết định công bố Danh mục TTHC đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh của các sở, ban, ngành.

- Đến nay, toàn tỉnh có 2.132/2.132 TTHC (tỷ lệ  100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Trong đó: cấp sở 1.694 TTHC một cửa (336 TTHC liên thông); UBND cấp huyện 321 TTHC một cửa (35 TTHC liên thông); UBND cấp xã 135 TTHC một cửa (17 TTHC liên thông).

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử từ giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 về việc ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thay thế Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 20/02/2020. Trong đó, cấp tỉnh là: 1033 (mức độ 3 là 506 TTHC, đạt 60.5%, mức độ 4 là 527 TTHC, đạt 30.5%); Cấp huyện là: 291 TTHC (mức độ 3 là 179 TTHC, đạt 85.8%; mức độ 4 là 112 TTHC, đạt 34.7%); Cấp xã là: 101 TTHC (mức độ 3 là 31 TTHC, đạt 80.8%; mức độ 4 là 70, đạt 56%).

b) Về tình hình công bố, phê duyệt quy trình nội bộ, cấu hình điện tử.

- Đã hoàn thành phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 2.225 quy trình (cấp tỉnh: 1.723, cấp huyện: 359, cấp xã: 129 và cơ quan khác 14) và đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế.

c) Triển khai thực hiện Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 16/10/2019 về tổ chức thực hiện tại chỗ toàn bộ quy trình giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh với mục tiêu đảm bảo tăng dần tỷ lệ TTHC được thực hiện tại chỗ toàn bộ quy trình giải quyết, đồng thời tăng cường các giải pháp khác để giảm thiểu việc luân chuyển hồ sơ giấy trong quá trình giải quyết TTHC. Với phương châm “4 tại chỗ” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả) tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện, tỉnh đã đề ra một số giải pháp, nhiệm vụ thực hiện như tăng cường phân cấp, ủy quyền giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo quy trình 4 bước; đăng ký thêm con dấu cho các sở, ban, ngành (gồm cả các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành) để thực hiện “đóng dấu” trực tiếp ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đối với các kết quả sau khi ký phê duyệt, kèm theo việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng con dấu tại Trung tâm theo quy định. Hiện tại, trên toàn tỉnh có 462 TTHC thực hiện tại chỗ toàn bộ quy trình giải quyết TTHC, trong đó có 297 TTHC được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và 165 TTHC được thực hiện tại các Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

d)Thực hiện Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 23/10/2019 về việc triển khai thực hiện Quyết định 1291/QĐ-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2991/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 về việc phê duyệt danh mục TTHC, quy trình nội bộ, quy trình điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện; Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 01/7/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa hiện đại cấp xã. Đến nay, Kế hoạch này đã được triển khai và thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh đó, về công tác tuyên truyền đối với triển khai việc tiếp nhận hồ sơ thuộc lĩnh vực Chứng minh nhân dân của một số Trung tâm hành chính công cấp huyện chưa được sâu rộng trên địa bàn, dẫn đến tình trạng công dân ở địa bàn các huyện đều trực tiếp đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để được giải quyết hồ sơ. Để hạn chế việc đi lại; đến nhiều nơi để liên hệ, đỡ tốn kém về thời gian giải quyết hồ sơ, đề nghị tăng cường tuyên truyền và khuyến khích công dân trên địa bàn trong thời gian tới.

(Chi tiết tại Biểu số II.07b/VPCP/KSTT).

8. Thực hiện TTHC trên môi trường điện tử

a) Tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.

- Thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1892/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Về triển khai Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử, cơ sở dữ liệu tài khoản và xác thực điện tử: Hệ thống đã tổ chức và đang vận hành theo cơ chế mã định danh (ID) như sau: Công dân sử dụng số CMND; Doanh nghiệp sử dụng số cấp giấy đăng ký kinh doanh; Cơ quan nhà nước sử dụng mã định danh quốc gia. Tất cả ID này là thống nhất và được sử dụng đồng nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Trường dữ liệu của cơ sở dữ liệu công dân của tỉnh đã tổ chức theo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (gồm 16 trường dữ liệu). Đến nay, 100% các tài khoản người dân được cấp phát khi tham gia dịch vụ công tỉnh đều được xác thực điện tử thông qua cơ sở dữ liệu công dân của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Về hồ sơ điện tử đã hoàn thiện, hệ thống đã phân loại theo: Thành phần hồ sơ số hóa được ký số; Thành phần hồ sơ đã được tiếp nhận (trực tuyến); Kết quả xử lý của thủ tục hành chính.

- Về triển khai Hệ thống quản lý văn bản và điều hành: Đã thực hiện tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc gửi nhận văn bản điện tử lên Trục liên thông văn bản quốc gia theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

- Hoàn thành cập nhật mã định danh cấp 01 của cơ quan theo Thông tư số 10/2016/TT-BTTTT ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống QLVB&ĐH.

- Đã hoàn thành tích hợp giải pháp dịch vụ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ, thực hiện ký số văn bản điện tử khi gửi, nhận thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Tuy nhiên, còn thường xuyên gặp các tình trạng ký số không ổn định.

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử các cấp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Đã tích hợp chữ ký số trong Hệ thống QLVB&ĐH trên thiết bị di động để thuận tiện cho việc sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước.

- Đã tiến hành rà soát các yêu cầu về đảm bảo an toàn ứng dụng, đảm bảo an toàn dữ liệu theo văn bản số 3001/BTTTT-CATTT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của BTTTT về việc hướng dẫn bảm đảm an toàn thông tin cho Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, kết quả được báo cáo tại công văn số 326/CNTT-NC ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Trung tâm CNTT về việc rà soát và tổ chức thực thi các phương án đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

- Đã triển khai phổ biến, quán triệt quy định về thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính tại Điều 10 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP đến các Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Ngành Tư pháp tỉnh đã hoàn thành xây dựng hệ thống mẫu kết quả TTHC điện tử và đăng ký lộ trình, danh mục số hóa hồ sơ TTHC đến năm 2025.

b) Việc ban hành Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương: Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC được ban hành tại Quyết định số 1892 /QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, tại Quyết định số 88/2017/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định về cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy định về tạo lập hồ sơ điện tử từ các nguồn số hóa.

- Về số hóa kết quả giải quyết TTHC: các đơn vị đã số hóa kết quả giải quyết và trả kết quả trên môi trường mạng qua hệ thống cổng dịch vụ công tỉnh.

c) Tình hình tích hợp dịch vụ công của bộ, cơ quan, UBND cấp tỉnh trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Đã triển khai thực hiện tích hợp, đăng nhập một lần (SSO); đồng bộ hồ sơ thủ tục hành chính; đồng bộ trạng thái, thống kê tình hình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính; quản lý, vận hành máy chủ bảo mật.

- Về kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia của tỉnh Thừa Thiên Huế: đã triển khai hoàn thành các hạng mục yêu cầu từ Cổng dịch vụ công quốc gia gồm: Đăng nhập một lần, Đồng bộ hồ sơ, Xử lý Hồ sơ, Thanh toán trực tuyến.

- Về tình hình đồng bộ trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính lên Cổng Dịch vụ công quốc gia: đã triển khai đồng bộ tổng 283.990 hồ sơ.

- Về thực hiện đăng nhập một lần qua tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia, tên miền Cổng dịch vụ công bộ, ngành, địa phương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành các hạng mục yêu cầu từ Cổng dịch vụ công quốc gia gồm: Cổng Dịch vụ công tập trung, Đăng nhập một lần từ Cổng BNĐP, Tên miền Cổng Dịch vụ công, Đặt banner Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Về thực hiện kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công Quốc gia để thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế… trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ công: Cổng dịch vụ công tỉnh đã tích hợp thanh toán trực tuyến trên nền tảng Payment Platform của Cổng dịch vụ công quốc gia. Hiện tại, đã tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia trên Cổng dịch vụ công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

 (Chi tiết tại Biểu số II.08/VPCP/KSTT)

9. Truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát TTHC

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên, tăng cường đưa tin, bài trên Trang Thông tin điện tử để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC; Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chương trình cải cách hành chính (bao gồm cả các nội dung về kiểm soát TTHC) nhằm nâng cao nhận thức về cải cách TTHC cho đội ngũ cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân dân.

- Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn cấp sở; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và Trung tâm Hành chính công tỉnh thường xuyên tuyên truyền, đưa tin bài, trả lời vướng mắc... tạo nên môi trường giao tiếp thuận lợi, công khai minh bạch cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

- Trong năm 2020, đã tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC trên trang thông tin điện tử của Sở. Năm 2020 đã đăng tải 216 tin bài tuyên truyền về CCHC.

- Đã biên soạn và phát hành 28.000 tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

- Định kỳ tổ chức đối thoại truyền hình trực tuyến, tạo điều kiện giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình thực tế, tâm tư, nguyện vọng của cá nhân, tổ chức để có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình lãnh, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.298.007
Truy câp hiện tại 1.698