Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế: Những kết quả đạt được năm 2021 và các giải pháp để thực hiện có hiệu quả giai đoạn 2021-2030
Ngày cập nhật 10/12/2021

Việc thay đổi theo môhình sản xuất và tiêu dùng bền vững là một hoạt động đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững và là xu hướng tất yếu của tương lai. Tiềm năng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng trong các ngành công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế còn rất lớn, đây là cơ sở cho việc áp dụng các giải pháp sản xuất bền vững. Tỉnh Thừa Thiên Huế về cơ bản đã có những tiền đề thuận lợi để phát triển mạnh hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững trong thời gian tới.

 

Đại dịch Covid-19 xảy ra với nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, các giải pháp hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ người dân,... Nhờ đó, có tác động tích cực đến với doanh nghiệp, người dân trong nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng xã hội phòng chống Covid-19, đặc biệt nổi bật trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, doanh nghiệp, thương mại dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao,…đã có cơ hội mở rộng lĩnh vực dịch vụ, tăng doanh thu góp phần cơ hội cho khởi nghiệp phát triển; việc chuyển đổi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm.Đồng thời, đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ từ Trung ương kết hợp với đánh giá, nhận định, chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng để đưa ra các giải pháp phù hợp tình hình thực tế của địa phương nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, phục hồi sản xuất kinh doanh, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới.

Việc thay đổi theo môhình sản xuất và tiêu dùng là một hoạt động đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững và là xu hướng tất yếu của tương lai. Tiềm năng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng trong các ngành công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế còn rất lớn, đây là cơ sở cho việc áp dụng các giải pháp sản xuất bền vững. Tỉnh Thừa Thiên Huế về cơ bản đã có những tiền đề thuận lợi để phát triển mạnh hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững trong thời gian tới.

Đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các ngành, lĩnh vực; các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng, cụ thể: chuỗi cung ứnggián đoạn; một số đơn hàng và sản lượng giảm mạnh phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư, thậm chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện; chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển, logistics tăng mạnh, giá tiêu thụ nông sản giảm; đặc biệt chịu ảnh hưởng trực tiếp là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch; ngành dịch vụ giao thông vận tải, xây dựng; các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành công nghiệp dệt may, sản xuất bia; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụgiáo dục, đào tạo.

Thực trạng các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực ứng dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến còn hạn chế, dẫn đến trong quá trình hoạt động sản xuất gây ra sự hao phí lớn về năng lượng. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, kèm theo khó khăn về tài chính cũng không cho phép những doanh nghiệp này đầu tư trang thiết bị hiện đại để có hiệu suất sử dụng năng lượng cao. Đa số các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn không đủ năng lực về tài chính để áp dụng sản xuất và tiêu dùng bền vững; trình độ tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại thân thiện với môi trường còn hạn chế. Nguồn nhân lực thực hiện chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại doanh nghiệp cũng còn hạn chế, chưa được thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.

Các quy định về sản xuất và tiêu dùng bền vững hiện nay còn chung chung,hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đã triển khai còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.Về nhận thức, tuy đã có chuyển biến, nhưng nhìn chung, nhận thức của xã hội đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững còn hạn chế.

Để triển khai các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững đảm bảo được sâu rộng và đạt được các mục tiêu đề ra theo giai đoạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề nghị các bộ, ngành Trung ương một số nội:

(1) Đánh giá, xác định cụ thể thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững ở nước ta; từ đó có các chương trình, đề án cụ thể, có sự triển khai đồng bộ và tích cực từ các đối tượng khác nhau, các địa phương, các bộ/ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng.

(2) Ban hành cáctiêu chí, công cụ hướng dẫn về sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; chính sách khuyến khích, ưu đãi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;

(3) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên, thiết kế bền vững, sản xuất bền vững, phân phối bền vững; mua sắm bền vững… qua đó chuẩn hóa tài liệu tuyên truyền, làm cơ sở cho các địa phương triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn địa bàn quản lý.          

(4) Bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình theo quy định, trong đó ưu tiên nội dung đã được đăng ký triển khai năm 2022 để thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.265.260
Truy câp hiện tại 15.820