-
Lĩnh vực trồng trọt:
-
Cây lúa:
- Theo dỏi tình hình sinh trưởng của cây lúa để bón thúc đòng kịp thời, tăng cường phân ka li để đón đòng.
- Đảm bảo tưới tiêu hợp lý, điều tiết nước theo nhu cầu của cây lúa nhằm tiết kiệm, hiệu quả, không để thiếu nước giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông.
- Thường xuyên thăm đồng, phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, chú ý một số đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn, rầy các loại, lem lép hạt, nhện gié…
2. Cây lạc:
Những nơi có trồng lạc Hè Thu cần tăng cường chăm sóc, làm cỏ, bón thúc phân kịp thời, bón vôi khi lạc ra hoa lần 2.
- Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, chú ý phòng trừ bệnh héo xanh, lỡ cổ rễ…
3. Cây cao su:
- Phòng trừ bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cạo
- Vệ sinh vườn cao su, thu gom toàn bộ cành cây lá khô, phát dọn sạch đường băng phòng chống cháy
- Khai thác theo đúng kỹ thuật, bảo vệ vườn cây lâu dài.
4. Cây rau màu:
- Gieo trồng các giống rau màu theo điều kiện đất đai, thời vụ của từng vùng.
- Chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật, sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép, cách ly đúng quy định.
5. Cây thanh trà:
- Phòng trừ sâu bệnh, tưới đủ nước cho quả phát triển tốt, tránh bị rụng vào mùa mưa
-
Lĩnh vực chăn nuôi:
1. Công tác phòng dịch: Bà con nông dân chú ý chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gia súc gia cầm, chuẩn bị tiêm phòng đợt 2 theo lịch; phun thuốc sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi theo định kỳ. Do thời tiết mưa nắng thất thường, biên độ nhiệt giữa ngày đêm lớn, gia súc gia cầm dễ phát sinh một số bệnh mẫn cảm với thời tiết, cần tiêm phòng bổ sung và sử dụng thuốc để phòng bệnh cho toàn đàn.
2. Chống nóng cho gia súc gia cầm: Áp dụng mọi biện pháp có thể để chống nóng cho gia súc gia cầm như: thông thoáng chuồng trại, lót thêm trần chuồng bằng các vật liệu cách nhiệt, phun nước làm mát mái và nền chuồng, bổ sung các chất điện giải, Vitamin C vào nước uống hàng ngày cho gia súc gia cầm, điều chỉnh mật độ nuôi thích hợp... Lưu ý không để gia súc gia cầm thiếu nước uống tại chuồng.
3. Hiện nay cỏ tự nhiên phát triển tốt đáp ứng cho nhu cầu gia súc chăn thả, giảm nhu cầu bổ sung thêm cỏ trồng, cần thu hoạch cỏ đúng định kỳ không để cỏ quá già, thu gom phụ phẩm cây trồng như thân cây ngô, cây lạc, cây sắn để chế biến dự trữ sử dụng cho mùa đông.
III. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như : nhiệt độ, pH, H2S, NH3, độ kiềm ...và theo dõi hoạt động của vật nuôi, nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.
Để phòng hiện tượng khí độc, người nuôi cần thường xuyên đo hàm lượng khí độc trong ao để có biện pháp xử lý kịp thời. Để xử lý nền đáy giảm khí độc, bà con sử dụng các loại chế phẩm vi sinh dùng để phân hủy đáy kết hợp với bón Zeolite hạt để hấp thụ các khí độc, thời gian bón vào buổi sáng khi có mặt trời kết hợp với sục khí.
Trong quá trình nuôi vào giai đoạn cuối các động vật giáp xác (tôm, cua …) cần nhiều khoáng cần thiết cho quá trình lột xác vì vậy ao nuôi cần duy trì độ kiềm > 80mg/l, đồng thời bổ sung khoáng trực tiếp vào ao nuôi và thức ăn cho tôm, cua. Ngoài ra khi độ kiềm thấp, pH trong ngày sẽ dao động lớn (pH sáng và chiều chênh lệch 0,5) ảnh hưởng đến phát triển của tôm cá nuôi. Để nâng độ kiềm cho ao nuôi người nuôi nên sử dụng vôi Dolomite (vôi đen) để bón xuống ao.
Trước và sau khi trời mưa cần bón vôi để ổn định pH của ao nuôi bón đều quanh ao và trên bờ đê.
Duy trì mực nước trong ao > 1m để tránh hiện tượng nhiệt độ nước ao nuôi cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm cá nuôi.
Bổ sung vitaminC (3-5g/kg thức ăn) và Beta - glucan (5g/kg thức ăn)... vào thức ăn hoặc xử lý trực tiếp xuống ao để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.