|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
| | |
Hội nghị trực tuyến triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ có khả năng mạnh lên thành bão Ngày cập nhật 11/10/2017
Chiều ngày 09/10/2017, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức hội nghị trực tuyến ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ có khả năng mạnh lên thành bão các tỉnh trọng điểm khu vực Bắc Trung Bộ. Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống thiên tai chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban PCTT và TKCN tỉnh Nguyễn Văn Cao chủ trì cùng đại diện các thành viên ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và lãnh đạo các địa phương cùng tham dự.
Ảnh 1. Đường truyền hình ảnh cầu truyền hình trực tuyến tại điểm cầu Trung ương và điểm cầu Thừa Thiên Huế
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 9/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị khoảng 410 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9. Trong 12 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 1 giờ ngày 10/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành ATNĐ. Đến 13 giờ ngày 10/10, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt -Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Do ảnh hưởng của ATNĐ sau có khả năng mạnh lên thành bão, chiều và đêm nay ở vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông, gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 14,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113 độ Kinh Đông.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ trưa 9/10, vùng biển Thừa Thiên Huế có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8. Trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến 100- 200mm có nơi cao hơn.
Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, nhấn mạnh rút kinh nghiệm từ bão số 10, những địa phương tâm bão không đổ bộ trực tiếp nhưng lại có thiệt hại nghiêm trọng do triều cường, nên các địa phương phải xây dựng phương án, ứng phó với tình huống này.Theo Thứ trưởng, dù công tác dự báo của quốc tế và Việt Nam còn có khác nhau, có dự báo mạnh lên thành bão, có dự báo chỉ ở mức áp thấp nhiệt đới, nhưng công tác ứng phó cũng không được chủ quan. "Mục tiêu là giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho người dân”, Thứ trưởng cũng cảnh báo dù là ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hay bão thì thì hoàn lưu của nó đều sẽ gây ra đợt mưa trên lớn trên diện rộng ở các tỉnh Trung bộ. Đây cũng là khu vực vừa trải qua đợt mưa kéo dài do ảnh hưởng của bão số 10, phần lớn các hồ, đập đã đầy nước. Đối với các phương tiện đang còn hoạt động trên vùng biển có gió mạnh, sóng lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới yêu cầu chính quyền các địa phương khẩn trương liên lạc, kêu gọi tàu, thuyền vào bờ hoặc thoát ra khỏi vùng biển nguy hiểm.
Ngay sau cuộc họp trực tuyến Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao tổ chức cuộc họp triển khai công tác ứng phó với ATNĐ với các sở, ban, ngành địa phương nhằm chủ động phòng chống với áp thấp nhiệt đới.
Ảnh 2. Tỉnh Thừa Thiên Huế họp triển khai các phương án ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão.
Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có 2 công điện số 06-PCTT hồi 14 giờ ngày 08/10/2017 và công điện số 07-PCTT hồi 11 giờ ngày 09/10/2017 để triển khai ứng phó với ATNĐ.Tại thời điểm hiện nay, các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo an toàn, tổ chức trực ban theo dõi diễn biến của thời tiết, thực hiện vận hành theo quy trình đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển (trong đó, cần chú ý đến số ghe thuyền của các xã bãi ngang ven biển); thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết về diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh. Đến 11h ngày 09/10 tất cả các phương tiện của tỉnh đã vào bờ, tổ chức neo đậu tránh trú bão; Từ chiều 9/10, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định cho học sinh các cấp từ Mầm non đến Trung học Phổ thông thuộc 6 huyện, thị xã vùng ven biển và thành phố Huế nghỉ học vì áp thấp nhiệt đới gần bờ có nguy cơ gây nguy hiểm. Cảng vụ Thừa Thiên - Huế thông báo hướng dẫn các phương tiện vận tải qua vùng biển Thừa Thiên - Huế, chủ động bảo đảm an toàn ra vào cửa Thuận An và cảng Chân Mây; theo dõi chặt chẽ, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh.
Trưởng ban PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương không được chủ quan, theo sát diễn biến của áp thấp nhiệt đới để có phương án chủ động phòng chống. Nắm kỹ tình hình mực nước của các hồ chứa để có phương án điều tiết hợp lý. Phát huy các lực lượng tại chỗ để chủ động phòng chống, chú trọng quản lý con em trong mùa mưa bão để tránh những trường hợp đuối nước đáng tiếc xảy ra. Yêu cầu các chủ đầu tư công trình xây dựng cơ bản khi đang thi công dang dỡ, chỉ đạo nhà thầu thi công có phương án bảo vệ các công trình xây dựng, đảm bảo an tòan về người, phương tiện, thiết bị vật tư thi công và các phương tiện tham gia trong các tình huống mưa lớn xảy ra ngập úng. Chi cục Thủy lợi Các tin khác
|
Hội nghị trực tuyến triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ có khả năng mạnh lên thành bão Ngày cập nhật 11/10/2017
Chiều ngày 09/10/2017, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức hội nghị trực tuyến ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ có khả năng mạnh lên thành bão các tỉnh trọng điểm khu vực Bắc Trung Bộ. Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng, Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống thiên tai chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban PCTT và TKCN tỉnh Nguyễn Văn Cao chủ trì cùng đại diện các thành viên ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và lãnh đạo các địa phương cùng tham dự.
Ảnh 1. Đường truyền hình ảnh cầu truyền hình trực tuyến tại điểm cầu Trung ương và điểm cầu Thừa Thiên Huế
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 9/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị khoảng 410 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9. Trong 12 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 1 giờ ngày 10/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành ATNĐ. Đến 13 giờ ngày 10/10, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt -Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Do ảnh hưởng của ATNĐ sau có khả năng mạnh lên thành bão, chiều và đêm nay ở vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông, gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 14,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113 độ Kinh Đông.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ trưa 9/10, vùng biển Thừa Thiên Huế có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8. Trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến 100- 200mm có nơi cao hơn.
Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, nhấn mạnh rút kinh nghiệm từ bão số 10, những địa phương tâm bão không đổ bộ trực tiếp nhưng lại có thiệt hại nghiêm trọng do triều cường, nên các địa phương phải xây dựng phương án, ứng phó với tình huống này.Theo Thứ trưởng, dù công tác dự báo của quốc tế và Việt Nam còn có khác nhau, có dự báo mạnh lên thành bão, có dự báo chỉ ở mức áp thấp nhiệt đới, nhưng công tác ứng phó cũng không được chủ quan. "Mục tiêu là giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản cho người dân”, Thứ trưởng cũng cảnh báo dù là ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hay bão thì thì hoàn lưu của nó đều sẽ gây ra đợt mưa trên lớn trên diện rộng ở các tỉnh Trung bộ. Đây cũng là khu vực vừa trải qua đợt mưa kéo dài do ảnh hưởng của bão số 10, phần lớn các hồ, đập đã đầy nước. Đối với các phương tiện đang còn hoạt động trên vùng biển có gió mạnh, sóng lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới yêu cầu chính quyền các địa phương khẩn trương liên lạc, kêu gọi tàu, thuyền vào bờ hoặc thoát ra khỏi vùng biển nguy hiểm.
Ngay sau cuộc họp trực tuyến Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao tổ chức cuộc họp triển khai công tác ứng phó với ATNĐ với các sở, ban, ngành địa phương nhằm chủ động phòng chống với áp thấp nhiệt đới.
Ảnh 2. Tỉnh Thừa Thiên Huế họp triển khai các phương án ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão.
Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có 2 công điện số 06-PCTT hồi 14 giờ ngày 08/10/2017 và công điện số 07-PCTT hồi 11 giờ ngày 09/10/2017 để triển khai ứng phó với ATNĐ.Tại thời điểm hiện nay, các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo an toàn, tổ chức trực ban theo dõi diễn biến của thời tiết, thực hiện vận hành theo quy trình đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển (trong đó, cần chú ý đến số ghe thuyền của các xã bãi ngang ven biển); thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết về diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh. Đến 11h ngày 09/10 tất cả các phương tiện của tỉnh đã vào bờ, tổ chức neo đậu tránh trú bão; Từ chiều 9/10, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định cho học sinh các cấp từ Mầm non đến Trung học Phổ thông thuộc 6 huyện, thị xã vùng ven biển và thành phố Huế nghỉ học vì áp thấp nhiệt đới gần bờ có nguy cơ gây nguy hiểm. Cảng vụ Thừa Thiên - Huế thông báo hướng dẫn các phương tiện vận tải qua vùng biển Thừa Thiên - Huế, chủ động bảo đảm an toàn ra vào cửa Thuận An và cảng Chân Mây; theo dõi chặt chẽ, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh.
Trưởng ban PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương không được chủ quan, theo sát diễn biến của áp thấp nhiệt đới để có phương án chủ động phòng chống. Nắm kỹ tình hình mực nước của các hồ chứa để có phương án điều tiết hợp lý. Phát huy các lực lượng tại chỗ để chủ động phòng chống, chú trọng quản lý con em trong mùa mưa bão để tránh những trường hợp đuối nước đáng tiếc xảy ra. Yêu cầu các chủ đầu tư công trình xây dựng cơ bản khi đang thi công dang dỡ, chỉ đạo nhà thầu thi công có phương án bảo vệ các công trình xây dựng, đảm bảo an tòan về người, phương tiện, thiết bị vật tư thi công và các phương tiện tham gia trong các tình huống mưa lớn xảy ra ngập úng. Chi cục Thủy lợi Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.358.685 Truy câp hiện tại 12.740
|
|