|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
| | |
Tọa đàm: “Kỹ thuật xử lý cây bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ” Ngày cập nhật 25/12/2020 | Toàn cảnh Tọa đàn |
Trong những năm gần đây, diện tích cây bưởi Thanh trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tăng nhanh với diện tích đạt gần 1.100 ha. Tuy nhiên, các trận mưa lũ liên tiếp vào cuối năm 2020 đã làm gần 600 ha bị ảnh hưởng; trong đó, nhiều diện tích bị mất trắng, tập trung ở Hương Vân (Hương Trà), Phong Thu (Phong Điền) và Thủy Biều (TP. Huế).
Ngày 23/12/2020, tại phường Hương Vân- thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế tổ chức Tọa đàm về “Kỹ thuật xử lý cây bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ”. Tham dự có tọa đàm có các chuyên gia, khách mời đến từ Viện Bảo vệ thực vật, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế và gần 150 đại biểu của phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế , Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã và bà con nông dân ở các địa phương có trồng bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ vừa qua tại tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại tọa đàm, bà con nông dân được trao đổi thảo luận trực tiếp với các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp về các vấn đề như các chủ trương chính sách và giải pháp khoa học công nghệ trong việc phục hồi diện tích bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ; trong đó tập trung vào các vấn đề chính như phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho bưởi Thanh trà sau lũ lụt; các giải pháp về giống, biện pháp để quản lý và nâng cao chất lượng giống cho bà con trồng có hiệu quả; thiết kế vườn vườn và xử lý đất trước khi trồng lại bưởi Thanh trà, sử dụng phân bón và chế phẩm sinh học trong trồng bưởi Thanh trà… Ngoài ra, các chuyên gia, khách mời còn phân tích, giới thiệu cho bà con nông dân về hiệu quả của cây bưởi Thanh trà, giới thiệu những tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất, phục hồi diện tích bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ.
Để khắc phục hiệu quả những vườn bưởi Thanh trà đã hư hại, theo các chuyên gia, trước tiên phải khôi phục lại bộ rễ cho cây, bằng cách phá váng để cung cấp ôxy cho rễ, vệ sinh toàn bộ vườn cây, xử lý nguồn bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật và phục hồi bộ rễ; cắt tỉa bớt cành đã bị khô héo, khi bộ tán khôi phục và cây mọc mầm trở lại được thì bón thêm phân bón lá để cho cây để cây nhanh phục hồi và phát triển tốt. Đối với những diện tích không thể phục hồi thì mua cây giống trồng thay thế. Bà con nông dân cần chú ý không nên mua các giống trôi nổi trên thị trường để đưa vào trồng dặm, trồng bổ sung để tránh nhiễm bệnh lây lan cả vườn; không được trồng nơi thấp trũng và phải có biện pháp cải tạo vườn ngay từ ban đầu. Theo đó, đối với những nơi thấp trũng thì phải tạo rãnh thoát nước rộng và sâu, nhằm tiêu thoát nước mùa lũ và cấp nước mùa hạn; trồng theo phương pháp ụ nổi… Lập vành đê bao quanh vườn, để khi trường hợp ngâp lụt như vừa rồi thì có thể áp dụng bơm tiêu để thoát nước đi.
Được biết, sau mưa lũ tại Thừa Thiên Huế; Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế đã cử nhiều đoàn công tác về hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương tiến hành khắc phục thiệt hại và mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho người dân ./. Các tin khác
|
Tọa đàm: “Kỹ thuật xử lý cây bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ” Ngày cập nhật 25/12/2020 | Toàn cảnh Tọa đàn |
Trong những năm gần đây, diện tích cây bưởi Thanh trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tăng nhanh với diện tích đạt gần 1.100 ha. Tuy nhiên, các trận mưa lũ liên tiếp vào cuối năm 2020 đã làm gần 600 ha bị ảnh hưởng; trong đó, nhiều diện tích bị mất trắng, tập trung ở Hương Vân (Hương Trà), Phong Thu (Phong Điền) và Thủy Biều (TP. Huế).
Ngày 23/12/2020, tại phường Hương Vân- thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế tổ chức Tọa đàm về “Kỹ thuật xử lý cây bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ”. Tham dự có tọa đàm có các chuyên gia, khách mời đến từ Viện Bảo vệ thực vật, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế và gần 150 đại biểu của phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế , Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã và bà con nông dân ở các địa phương có trồng bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ vừa qua tại tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại tọa đàm, bà con nông dân được trao đổi thảo luận trực tiếp với các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp về các vấn đề như các chủ trương chính sách và giải pháp khoa học công nghệ trong việc phục hồi diện tích bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ; trong đó tập trung vào các vấn đề chính như phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho bưởi Thanh trà sau lũ lụt; các giải pháp về giống, biện pháp để quản lý và nâng cao chất lượng giống cho bà con trồng có hiệu quả; thiết kế vườn vườn và xử lý đất trước khi trồng lại bưởi Thanh trà, sử dụng phân bón và chế phẩm sinh học trong trồng bưởi Thanh trà… Ngoài ra, các chuyên gia, khách mời còn phân tích, giới thiệu cho bà con nông dân về hiệu quả của cây bưởi Thanh trà, giới thiệu những tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất, phục hồi diện tích bưởi Thanh trà bị ảnh hưởng do mưa lũ.
Để khắc phục hiệu quả những vườn bưởi Thanh trà đã hư hại, theo các chuyên gia, trước tiên phải khôi phục lại bộ rễ cho cây, bằng cách phá váng để cung cấp ôxy cho rễ, vệ sinh toàn bộ vườn cây, xử lý nguồn bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật và phục hồi bộ rễ; cắt tỉa bớt cành đã bị khô héo, khi bộ tán khôi phục và cây mọc mầm trở lại được thì bón thêm phân bón lá để cho cây để cây nhanh phục hồi và phát triển tốt. Đối với những diện tích không thể phục hồi thì mua cây giống trồng thay thế. Bà con nông dân cần chú ý không nên mua các giống trôi nổi trên thị trường để đưa vào trồng dặm, trồng bổ sung để tránh nhiễm bệnh lây lan cả vườn; không được trồng nơi thấp trũng và phải có biện pháp cải tạo vườn ngay từ ban đầu. Theo đó, đối với những nơi thấp trũng thì phải tạo rãnh thoát nước rộng và sâu, nhằm tiêu thoát nước mùa lũ và cấp nước mùa hạn; trồng theo phương pháp ụ nổi… Lập vành đê bao quanh vườn, để khi trường hợp ngâp lụt như vừa rồi thì có thể áp dụng bơm tiêu để thoát nước đi.
Được biết, sau mưa lũ tại Thừa Thiên Huế; Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế đã cử nhiều đoàn công tác về hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương tiến hành khắc phục thiệt hại và mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho người dân ./. Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.318.213 Truy câp hiện tại 13.591
|
|