Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2021
Ngày cập nhật 19/03/2021

Theo báo cáo của Cục Thú y, hiện nay cả nước đang xảy ra 16 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 với số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 36.327 con tại 09 tỉnh, thành phố; 22 ổ dịch Lở mồm long móng tại 06 tỉnh; 77 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi với số lợn tiêu hủy là 1.759 con tại 20 tỉnh, thành phố; 62 ổ dịch Viêm da nổi cục với số gia súc mắc bệnh là 755 con đã tiêu hủy là 26 con tại 11tỉnh. Dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp trong phạm vi cả nước, trong khi đó thời tiết đang chuyển mùa từ mưa rét sang nắng nóng, chăn nuôi nhỏ lẻ chưa an toàn sinh học chiếm số lượng lớn nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh là rất cao.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm, ngày 11/3/2021, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành công văn số 431/SNNPTNT-CCCNTY về việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2021; theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo UBND cấp xã, các ban ngành đoàn thể thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm theo quy định tại  Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, Công văn số 11843/UBND-NN ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân, Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người, Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 04/3/2021 của UBND tỉnh về ngăn chặn và phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.

2. Tập trung chỉ đạo hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm vụ Xuân trước ngày 30/4/2021 bằng việc huy động lực lượng nhân viên thú y cấp xã kết hợp với Trưởng thôn kiểm tra, rà soát đàn gia súc, gia cầm để tiêm phòng triệt để, phấn đấu đạt trên 80% kế hoạch; quan tâm chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức trực báo để kịp thời giải quyết các trường hợp khó khăn và vướng mắc xảy ra trong quá trình tiêm phòng; khuyến khích các trang trại chăn nuôi lợn tự thực hiện tiêm phòng vắc xin có sự giám sát của cán bộ Thú y về nguồn gốc vắc xin, việc bảo quản và kỹ thuật tiêm phòng. Đối với trâu bò chăn nuôi thả núi và vỗ béo theo vụ: đề nghị chính quyền địa phương có kế hoạch triển khai đến hộ chăn nuôi, có biện pháp tổ chức phù hợp để tiêm phòng triệt để.

3. Tiếp tục quản lý các đàn gia cầm lớn, đặc biệt là đàn vịt từ 50 con trở lên về tình hình xuất nhập, sổ quản lý vịt chạy đồng, tiêm phòng vắc xin, ấp nở gia cầm. Chỉ đạo tiêm phòng các loại vắc xin bắt buộc cho gia cầm như Cúm gia cầm, Dịch tả vịt, Niu-cát-xơn,...

 4. Củng cố việc chăn nuôi an toàn sinh học từ các khâu: chuồng nuôi có tường rào, lưới chắn động vật, côn trùng (ruồi, ve, chó, mèo...); kiểm soát tốt nguồn thức ăn, không sử dụng thức ăn thừa, ẩm mốc; con giống an toàn (tốt nhất là tự sản xuất, có nguồn gốc rõ ràng); rải vôi, tiêu độc hàng ngày; tiêm phòng các loại vắc xin; hạn chế người và các phương tiện vào ra chuồng nuôi; hạn chế ô nhiễm môi trường (dùng đệm lót có ủ men, hầm biogas...); chống nóng khi nhiệt độ trên 35oC (phủ lá mái che, phun nước, quạt mát)...

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2021
Ngày cập nhật 19/03/2021

Theo báo cáo của Cục Thú y, hiện nay cả nước đang xảy ra 16 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 với số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 36.327 con tại 09 tỉnh, thành phố; 22 ổ dịch Lở mồm long móng tại 06 tỉnh; 77 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi với số lợn tiêu hủy là 1.759 con tại 20 tỉnh, thành phố; 62 ổ dịch Viêm da nổi cục với số gia súc mắc bệnh là 755 con đã tiêu hủy là 26 con tại 11tỉnh. Dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp trong phạm vi cả nước, trong khi đó thời tiết đang chuyển mùa từ mưa rét sang nắng nóng, chăn nuôi nhỏ lẻ chưa an toàn sinh học chiếm số lượng lớn nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh là rất cao.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm, ngày 11/3/2021, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành công văn số 431/SNNPTNT-CCCNTY về việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2021; theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo UBND cấp xã, các ban ngành đoàn thể thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm theo quy định tại  Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, Công văn số 11843/UBND-NN ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân, Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người, Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 04/3/2021 của UBND tỉnh về ngăn chặn và phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.

2. Tập trung chỉ đạo hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm vụ Xuân trước ngày 30/4/2021 bằng việc huy động lực lượng nhân viên thú y cấp xã kết hợp với Trưởng thôn kiểm tra, rà soát đàn gia súc, gia cầm để tiêm phòng triệt để, phấn đấu đạt trên 80% kế hoạch; quan tâm chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức trực báo để kịp thời giải quyết các trường hợp khó khăn và vướng mắc xảy ra trong quá trình tiêm phòng; khuyến khích các trang trại chăn nuôi lợn tự thực hiện tiêm phòng vắc xin có sự giám sát của cán bộ Thú y về nguồn gốc vắc xin, việc bảo quản và kỹ thuật tiêm phòng. Đối với trâu bò chăn nuôi thả núi và vỗ béo theo vụ: đề nghị chính quyền địa phương có kế hoạch triển khai đến hộ chăn nuôi, có biện pháp tổ chức phù hợp để tiêm phòng triệt để.

3. Tiếp tục quản lý các đàn gia cầm lớn, đặc biệt là đàn vịt từ 50 con trở lên về tình hình xuất nhập, sổ quản lý vịt chạy đồng, tiêm phòng vắc xin, ấp nở gia cầm. Chỉ đạo tiêm phòng các loại vắc xin bắt buộc cho gia cầm như Cúm gia cầm, Dịch tả vịt, Niu-cát-xơn,...

 4. Củng cố việc chăn nuôi an toàn sinh học từ các khâu: chuồng nuôi có tường rào, lưới chắn động vật, côn trùng (ruồi, ve, chó, mèo...); kiểm soát tốt nguồn thức ăn, không sử dụng thức ăn thừa, ẩm mốc; con giống an toàn (tốt nhất là tự sản xuất, có nguồn gốc rõ ràng); rải vôi, tiêu độc hàng ngày; tiêm phòng các loại vắc xin; hạn chế người và các phương tiện vào ra chuồng nuôi; hạn chế ô nhiễm môi trường (dùng đệm lót có ủ men, hầm biogas...); chống nóng khi nhiệt độ trên 35oC (phủ lá mái che, phun nước, quạt mát)...

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.326.917
Truy câp hiện tại 18.822