Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN HỢP TÁC XÃ LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
Ngày cập nhật 13/04/2021

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN HỢP TÁC XÃ LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

Ngày 20 tháng 3 năm 2021 Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 609/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa thiên Huế giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu Củng cố và phát triển thêm hệ thống hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững có từ 38 - 40 Hợp tác xã trên cơ sở các thành viên là chủ rừng trồng có chứng chỉ FSC. Phấn đấu đến 2030 đạt từ 29.000 - 30.000 ha rừng trồng có chứng chỉ FSC, với khoảng 6.400 - 6.700 chủ rừng tham gia. Bảo đảm các hợp tác xã Lâm nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, phát triển bền vững và ngày càng hiệu quả để thực sự đóng vai trò bà đỡ cho thành viên trong việc tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích rừng, tăng thu nhập, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Với tổng kinh phí được phê duyệt là 253.502 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước là 161.314 triệu đồng, nguồn vốn tín dụng là 76.000 triệu đồng, nguồn đối ứng của hợp tác xã là 16.188 triệu đồng.

Đề án đã quan tâm và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các đối tượng liên quan thông qua tuyên truyền, phổ biến về đường lối, pháp luật và chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ thực thi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức quản lý, nghiệp vụ và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã một cách thiết thực, hiệu quả; xây dựng mô hình thí điểm và phát triển hợp tác xã mới; nghiên cứu chọn, tạo và phát triển giống cây trồng lâm nghiệp ưu thế, phù hợp; xây dựng mô hình tỉa thưa và thâm canh rừng; phát triển trồng rừng gỗ lớn trên diện rộng; phát triển cơ giới hóa sản xuất và chế biến gỗ trong hợp tác xã; thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững để tăng nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC; tổ chức và thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, thương mại lâm sản; xây dựng mô hình liên kết; xúc tiến thương mại, tạo thị trường thương mại lâm sản ổn định, đa dạng và bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý; phát triển hình thức tổ chức Liên hiệp các hợp tác xã Lâm nghiệp toàn tỉnh; về cho thuê đất, giao rừng, khoán bảo vệ phát triển rừng; thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trồng rừng hộ gia đình và phát triển hợp tác xã; nghiên cứu, thí điểm thực hiện việc bảo hiểm rừng trồng trong nội bộ hợp tác xã Lâm nghiệp; nghiên cứu xây dựng thí điểm Quỹ tín dụng nhân dân gắn với hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững; khuyến khích các hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững đưa vào điều lệ những quy định kiểm soát quyền lực và khích lệ cán bộ quản lý làm việc hiệu quả; tăng cường nhân lực, nguồn lực cho bộ máy quản lý nhà nước các cấp về kinh tế hợp tác trong hợp tác xã nông nghiệp nói chung.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến Đề án.Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ hợp tác xã theo quy định Nhà nước. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo lựa chọn, xây dựng mô hình điểm và củng cố, phát triển hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện, thị xã. Đến hết năm 2022 tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để phát triển diện rộng.

Phê duyệt các hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững (HTXLNBV) sau khi được thành lập và hoạt động hiệu quả là cơ sở cho phát triển kinh tế lâm hộ trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC. Để tiếp tục nhân rộng mô hình các hợp tác xã đã thực hiện có hiệu quả, đồng thời thúc đẩy và hướng dẫn các hợp tác xã còn hạn chế tiếp cận cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước và phát huy lợi thế của từng hợp tác xã, Trong 03 ngày từ 22/2 đến 25/2/2021 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh tổ chức làm việc với một số HTXLNBV, về phí đoàn làm việc do đồng chí Nguyễn Đại Anh Tuấn -Phó Giám đốc Sở- Trưởng đoàn;  Lãnh đạo và chuyên viên Chi cục Phát triển nông thôn và Chi cục Kiểm lâm; Lãnh đạo và chuyên viên của Liên minh hợp tác xã tỉnh.

 

Tập tin đính kèm:
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN HỢP TÁC XÃ LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
Ngày cập nhật 13/04/2021

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN HỢP TÁC XÃ LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

Ngày 20 tháng 3 năm 2021 Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 609/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững tỉnh Thừa thiên Huế giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu Củng cố và phát triển thêm hệ thống hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững có từ 38 - 40 Hợp tác xã trên cơ sở các thành viên là chủ rừng trồng có chứng chỉ FSC. Phấn đấu đến 2030 đạt từ 29.000 - 30.000 ha rừng trồng có chứng chỉ FSC, với khoảng 6.400 - 6.700 chủ rừng tham gia. Bảo đảm các hợp tác xã Lâm nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, phát triển bền vững và ngày càng hiệu quả để thực sự đóng vai trò bà đỡ cho thành viên trong việc tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích rừng, tăng thu nhập, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Với tổng kinh phí được phê duyệt là 253.502 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước là 161.314 triệu đồng, nguồn vốn tín dụng là 76.000 triệu đồng, nguồn đối ứng của hợp tác xã là 16.188 triệu đồng.

Đề án đã quan tâm và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các đối tượng liên quan thông qua tuyên truyền, phổ biến về đường lối, pháp luật và chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ thực thi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức quản lý, nghiệp vụ và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã một cách thiết thực, hiệu quả; xây dựng mô hình thí điểm và phát triển hợp tác xã mới; nghiên cứu chọn, tạo và phát triển giống cây trồng lâm nghiệp ưu thế, phù hợp; xây dựng mô hình tỉa thưa và thâm canh rừng; phát triển trồng rừng gỗ lớn trên diện rộng; phát triển cơ giới hóa sản xuất và chế biến gỗ trong hợp tác xã; thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững để tăng nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC; tổ chức và thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, thương mại lâm sản; xây dựng mô hình liên kết; xúc tiến thương mại, tạo thị trường thương mại lâm sản ổn định, đa dạng và bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý; phát triển hình thức tổ chức Liên hiệp các hợp tác xã Lâm nghiệp toàn tỉnh; về cho thuê đất, giao rừng, khoán bảo vệ phát triển rừng; thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trồng rừng hộ gia đình và phát triển hợp tác xã; nghiên cứu, thí điểm thực hiện việc bảo hiểm rừng trồng trong nội bộ hợp tác xã Lâm nghiệp; nghiên cứu xây dựng thí điểm Quỹ tín dụng nhân dân gắn với hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững; khuyến khích các hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững đưa vào điều lệ những quy định kiểm soát quyền lực và khích lệ cán bộ quản lý làm việc hiệu quả; tăng cường nhân lực, nguồn lực cho bộ máy quản lý nhà nước các cấp về kinh tế hợp tác trong hợp tác xã nông nghiệp nói chung.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến Đề án.Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ hợp tác xã theo quy định Nhà nước. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo lựa chọn, xây dựng mô hình điểm và củng cố, phát triển hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện, thị xã. Đến hết năm 2022 tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để phát triển diện rộng.

Phê duyệt các hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững (HTXLNBV) sau khi được thành lập và hoạt động hiệu quả là cơ sở cho phát triển kinh tế lâm hộ trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC. Để tiếp tục nhân rộng mô hình các hợp tác xã đã thực hiện có hiệu quả, đồng thời thúc đẩy và hướng dẫn các hợp tác xã còn hạn chế tiếp cận cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước và phát huy lợi thế của từng hợp tác xã, Trong 03 ngày từ 22/2 đến 25/2/2021 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh tổ chức làm việc với một số HTXLNBV, về phí đoàn làm việc do đồng chí Nguyễn Đại Anh Tuấn -Phó Giám đốc Sở- Trưởng đoàn;  Lãnh đạo và chuyên viên Chi cục Phát triển nông thôn và Chi cục Kiểm lâm; Lãnh đạo và chuyên viên của Liên minh hợp tác xã tỉnh.

 

Tập tin đính kèm:
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.300.535
Truy câp hiện tại 2.890