Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thực trạng và một số giải pháp về phát triển Kinh tế trang trại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
Ngày cập nhật 17/06/2021

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, có đến 245 trang trại, trong đó có 95 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có 64 trang trại được cấp giấy CNQSDĐ chiếm 67,4%. Một số trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh thông qua các kênh bằng hình thức tín chấp, thế chấp.

Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng của sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nhằm tăng năng suất, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo ở nông thôn nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, có đến 245 trang trại, trong đó có 95 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có 64 trang trại được cấp giấy CNQSDĐ chiếm 67,4%. Một số trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh thông qua các kênh bằng hình thức tín chấp, thế chấp.

Nhiều Chủ trang trại đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: Kỹ thuật ươm nuôi giống thuỷ sản (tôm, cá, baba...); kỹ thuật chăn nuôi lợn hướng nạc; gà công nghiệp; biết lựa chọn bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số Chủ trang trại có vốn lớn mua sắm trang thiết bị từng bước thực hiện cơ giới hoá vào quá trình sản xuất như: Ôtô, máy kéo, máy bơm, hệ thống cung cấp thức ăn, uống tự động, xây dựng chuồng trại, bể ươm nuôi và các trang thiết bị tiên tiến khác vào sản xuất góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, nên tiêu thụ sản phẩm tốt; có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nên đã chủ động trong vấn đề đầu ra, giá cả ổn định, đem lại hiệu quả tương đối cao, đặt biệt là yên tâm tổ chức sản xuất, chăn nuôi; xây dựng các công trình khí sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải để đảm bảo các yếu tố môi trường.

Bên cạnh những mặt đạt được hiện nay phát triển kinh tế trang trại vẫn còn một số tồn tại, khó khăn: Nhiều địa phương chưa có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, hoặc có quy hoạch, nhưng việc xây dựng quy hoạch chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới một số xã có quy hoạch kinh tế trang trại nhưng chưa thật sự sát với thực tiễn của địa phương, số xã còn lại không có quy hoạch kinh tế trang trại trong quy hoạch phát triển sản xuất nên khi hộ nông dân có điều kiện muốn phát triển trang trại thì địa phương lúng túng trong điều hành, không tạo được sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung về hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, kể cả thị trường.

Việc giao đất và cho thuê đất các Chủ trang trại ở một số địa phương thực hiện chậm, chưa kịp thời, nên một số trang trại chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm ảnh hướng đến tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại, nhất là vấn đề vay vốn.

Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại sản xuất ra chưa đạt hoặc không đăng kí quy trình sản xuất ATTP như Viet Gap, Global Gap, hữu cơ tiêu thụ khó khăn, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên sản xuất còn thụ động thiếu công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, hiệu quả thấp; nhiều trang trại đang trong thời kỳ xây dựng, mở rộng diện tích, quy trình nuôi, trồng còn áp dụng kinh nghiệm truyền thống. Do đó năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường chưa mạnh.

Các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của Đảng, Nhà nước đã có. Nhưng việc ban hành các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành còn chậm nên việc áp dụng thực hiện các chính sách ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, không kịp thời như: Chính sách đất đai, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho các trang trại trong những năm qua chưa được hỗ trợ. Kết cấu hạ tầng còn yếu, chưa đồng bộ, nhất là giao thông, điện…. nguồn kinh đã hỗ trợ đang còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển của các loại hình trang trại.

                             Một số giải pháp về phát triển Kinh tế trang trại trong thời gian tới: Từ thực tế phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua và kinh nghiệm của các Tỉnh cho thấy phát triển kinh tế trang trại là giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nông lâm ngư nghiệp. Để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

(1) Công tác quy hoạch: Mỗi huyện, thị xã phải xây dựng quy hoạch các vùng phát triển Kinh tế trang trại để phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phù hợp với yêu cầu của thị trường, khắc phục tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của trang trại. (2) Về đất đai: Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Chủ trang trại có địa điểm đất làm trang trại phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp và sử dụng đất có hiệu quả để Chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

(3) Về đầu tư, Tín dụng: Phát triển Kinh tế trang trại đòi hỏi phải có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật và kinh tế - xã hội phát triển tương xứng. Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo tiền đề phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn theo hướng kinh tế trang trại. Tạo điều kiện cho các Chủ trang trại tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để vay vốn mở rộng quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh. (4) Về thị trường: Nhà nước cần có dự báo thị trường, thường xuyên thông tin thi trường cho các chủ trang trại để giúp chủ trang trại chủ động trong định hướng kinh doanh. Môi giới, giới thiệu trang trại với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ để liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp sản xuất ổn định. Hình thành các Hiệp hội trang trại, Hiệp hội ngành hàng để liên kết, hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm. (5) Tổ chức sản xuất: Tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, câu lạc bộ trang trại để cùng nhau chia sẽ, học tập, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau về khoa học, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, thị trường giá cả có hiệu quả. Xây dựng quy trình sản xuất từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến bảo quản nông sản, thực phẩm sạch, an toàn đạt các tiêu chuẩn Viet Gap, Global Gap, hữu cơ. Đồng thời xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm có pháp lý rõ ràng có thể cạnh tranh và tiêu thụ cả ở trong nước và xuất khẩu. (6) Khoa học và công nghệ: Tăng cường công tác khuyến nông để chỉ đạo trang trại và xác định nội dung cụ thể nhằm hướng dẫn và giúp đỡ một cách thiết thực đối với trang trại. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với trường Đại học Nông lâm, Đại học Kinh tế nghiên cứu mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp. Xây dựng quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm, thực hiện tốt việc chuyển giao các công nghệ mới cho trang trại. (7). Môi trường: Đối với các trang trại hiện có, chính quyền địa phương cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Trường hợp trang trại gây ô nhiễm môi trường cần có biện pháp xử lý kịp thời (trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản...). Trong chăn nuôi đại gia súc, cần đầu tư xây dựng đồng cỏ, không chăn thả tự nhiên làm hỏng rừng, đặc biệt là rừng mới trồng. Đối với trang trại thành lập mới hoặc chuẩn bị thành lập thì phải có phương án cụ thể bảo vệ môi trường sinh thái./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thực trạng và một số giải pháp về phát triển Kinh tế trang trại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
Ngày cập nhật 17/06/2021

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, có đến 245 trang trại, trong đó có 95 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có 64 trang trại được cấp giấy CNQSDĐ chiếm 67,4%. Một số trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh thông qua các kênh bằng hình thức tín chấp, thế chấp.

Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng của sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nhằm tăng năng suất, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo ở nông thôn nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, có đến 245 trang trại, trong đó có 95 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có 64 trang trại được cấp giấy CNQSDĐ chiếm 67,4%. Một số trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh thông qua các kênh bằng hình thức tín chấp, thế chấp.

Nhiều Chủ trang trại đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: Kỹ thuật ươm nuôi giống thuỷ sản (tôm, cá, baba...); kỹ thuật chăn nuôi lợn hướng nạc; gà công nghiệp; biết lựa chọn bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số Chủ trang trại có vốn lớn mua sắm trang thiết bị từng bước thực hiện cơ giới hoá vào quá trình sản xuất như: Ôtô, máy kéo, máy bơm, hệ thống cung cấp thức ăn, uống tự động, xây dựng chuồng trại, bể ươm nuôi và các trang thiết bị tiên tiến khác vào sản xuất góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, nên tiêu thụ sản phẩm tốt; có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nên đã chủ động trong vấn đề đầu ra, giá cả ổn định, đem lại hiệu quả tương đối cao, đặt biệt là yên tâm tổ chức sản xuất, chăn nuôi; xây dựng các công trình khí sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải để đảm bảo các yếu tố môi trường.

Bên cạnh những mặt đạt được hiện nay phát triển kinh tế trang trại vẫn còn một số tồn tại, khó khăn: Nhiều địa phương chưa có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, hoặc có quy hoạch, nhưng việc xây dựng quy hoạch chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới một số xã có quy hoạch kinh tế trang trại nhưng chưa thật sự sát với thực tiễn của địa phương, số xã còn lại không có quy hoạch kinh tế trang trại trong quy hoạch phát triển sản xuất nên khi hộ nông dân có điều kiện muốn phát triển trang trại thì địa phương lúng túng trong điều hành, không tạo được sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung về hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, kể cả thị trường.

Việc giao đất và cho thuê đất các Chủ trang trại ở một số địa phương thực hiện chậm, chưa kịp thời, nên một số trang trại chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm ảnh hướng đến tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại, nhất là vấn đề vay vốn.

Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại sản xuất ra chưa đạt hoặc không đăng kí quy trình sản xuất ATTP như Viet Gap, Global Gap, hữu cơ tiêu thụ khó khăn, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên sản xuất còn thụ động thiếu công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, hiệu quả thấp; nhiều trang trại đang trong thời kỳ xây dựng, mở rộng diện tích, quy trình nuôi, trồng còn áp dụng kinh nghiệm truyền thống. Do đó năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường chưa mạnh.

Các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của Đảng, Nhà nước đã có. Nhưng việc ban hành các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành còn chậm nên việc áp dụng thực hiện các chính sách ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, không kịp thời như: Chính sách đất đai, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho các trang trại trong những năm qua chưa được hỗ trợ. Kết cấu hạ tầng còn yếu, chưa đồng bộ, nhất là giao thông, điện…. nguồn kinh đã hỗ trợ đang còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển của các loại hình trang trại.

                             Một số giải pháp về phát triển Kinh tế trang trại trong thời gian tới: Từ thực tế phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua và kinh nghiệm của các Tỉnh cho thấy phát triển kinh tế trang trại là giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nông lâm ngư nghiệp. Để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

(1) Công tác quy hoạch: Mỗi huyện, thị xã phải xây dựng quy hoạch các vùng phát triển Kinh tế trang trại để phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phù hợp với yêu cầu của thị trường, khắc phục tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của trang trại. (2) Về đất đai: Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Chủ trang trại có địa điểm đất làm trang trại phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp và sử dụng đất có hiệu quả để Chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

(3) Về đầu tư, Tín dụng: Phát triển Kinh tế trang trại đòi hỏi phải có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật và kinh tế - xã hội phát triển tương xứng. Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo tiền đề phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn theo hướng kinh tế trang trại. Tạo điều kiện cho các Chủ trang trại tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để vay vốn mở rộng quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh. (4) Về thị trường: Nhà nước cần có dự báo thị trường, thường xuyên thông tin thi trường cho các chủ trang trại để giúp chủ trang trại chủ động trong định hướng kinh doanh. Môi giới, giới thiệu trang trại với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ để liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp sản xuất ổn định. Hình thành các Hiệp hội trang trại, Hiệp hội ngành hàng để liên kết, hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm. (5) Tổ chức sản xuất: Tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, câu lạc bộ trang trại để cùng nhau chia sẽ, học tập, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau về khoa học, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, thị trường giá cả có hiệu quả. Xây dựng quy trình sản xuất từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến bảo quản nông sản, thực phẩm sạch, an toàn đạt các tiêu chuẩn Viet Gap, Global Gap, hữu cơ. Đồng thời xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm có pháp lý rõ ràng có thể cạnh tranh và tiêu thụ cả ở trong nước và xuất khẩu. (6) Khoa học và công nghệ: Tăng cường công tác khuyến nông để chỉ đạo trang trại và xác định nội dung cụ thể nhằm hướng dẫn và giúp đỡ một cách thiết thực đối với trang trại. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với trường Đại học Nông lâm, Đại học Kinh tế nghiên cứu mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp. Xây dựng quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm, thực hiện tốt việc chuyển giao các công nghệ mới cho trang trại. (7). Môi trường: Đối với các trang trại hiện có, chính quyền địa phương cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Trường hợp trang trại gây ô nhiễm môi trường cần có biện pháp xử lý kịp thời (trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản...). Trong chăn nuôi đại gia súc, cần đầu tư xây dựng đồng cỏ, không chăn thả tự nhiên làm hỏng rừng, đặc biệt là rừng mới trồng. Đối với trang trại thành lập mới hoặc chuẩn bị thành lập thì phải có phương án cụ thể bảo vệ môi trường sinh thái./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.314.829
Truy câp hiện tại 11.666