|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
| | |
Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ cam Nam Đông Ngày cập nhật 08/10/2021
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp để trồng các loại cây ăn quả, trong đó có cây cam. Năm nay, cam được mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giao thông vận tải đình trệ nên sức mua yếu, nhiều vườn cam không chủ động được đầu ra, giá thấp, nhiều hộ trồng cam đang lo lắng và gặp nhiều khó khăn.
Ở Thừa Thiên Huế, cam được trồng tập trung tại huyện Nam Đông, nơi có các yếu tố khí hậu và đất đai phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây cam. Từ trước năm 2000, huyện Nam Đông đã có diện tích đất trồng cam trên 100 ha (chiếm khoảng 20% diện tích vườn toàn huyện). Giống cam Nam Đông có chất lượng vượt trội, thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, các hộ trồng cam ở huyện Nam Đông đều đã áp dụng một số kỹ thuật canh tác cơ bản. Theo đó, có khoảng 60-75% hộ có tưới nước cho vườn cây, 80-90% hộ dân có sử dụng phân bón, 50-70% hộ đã có cắt tỉa, tạo tán cho cây, 60-75% số hộ đã có áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn cây của mình.
Năm 2019 cây cam ở Nam Đông đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận "Nhãn hiệu tập thể cam Nam Đông". Việc dán tem tuy xuất nguồn gốc cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ. Nhờ vậy, sản phẩm cam Nam Đông đã có mặt tại thị trường Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa...
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Nam Đông, hiện nay diện tích trồng cam trên toàn huyện là 215ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch trên 100ha. Sản lượng trung bình 15 tấn/ha, do vậy sản lượng mùa cam năm nay ở Nam Đông lớn, với hơn 1.500 tấn.
Ông Trần Công Thành, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông Nghiệp huyện Nam Đông cho biết, cam là cây trồng chủ lực của huyện, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn. Giai đoạn 2021-2025, huyện Nam Đông chủ trương phát triển diện tích trồng cam lên đến 550 ha.
Tuy nhiên, việc phát triển cây cam ở Nam Đông còn thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng với tiềm năng năng suất. Bên cạnh đó, chất lượng các vườn cam không đồng đều, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường dẫn đến việc liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn... Đặc biệt năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cam dao động từ 15.000 - 25.000 đồng/kg, giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với mọi năm. Mặc khác, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch nên giao thông vận tải đình trệ, không xuất bán thị trường các tỉnh như những năm trước đây. Nhiều vườn cam không chủ động được đầu ra.
Theo ông Nguyễn Hữu Ánh - Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Nam Đông, thời điểm thu hoạch cam Nam Đông bắt đầu từ tháng 9 đến giữa tháng 10. Mặc dù các ban ngành, người nông dân nỗ lực kết nối với thương lái, các hội, đoàn nhằm đẩy mạnh tiêu thụ cam, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh nên số lượng cam còn tồn đọng trên địa bàn khoảng 600 - 700 tấn.
Hiện nay, cam Nam Đông đã vào mùa chính vụ thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất mong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh doanh quan tâm hỗ trợ để kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Nam Đông. Sản lượng đề nghị hỗ trợ tiêu thụ 100 tấn cụ thể như sau:
CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Website: http://chicucqlcltthue.vn
Tin cùng nhóm Các tin khác
|
Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ cam Nam Đông Ngày cập nhật 08/10/2021
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp để trồng các loại cây ăn quả, trong đó có cây cam. Năm nay, cam được mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giao thông vận tải đình trệ nên sức mua yếu, nhiều vườn cam không chủ động được đầu ra, giá thấp, nhiều hộ trồng cam đang lo lắng và gặp nhiều khó khăn.
Ở Thừa Thiên Huế, cam được trồng tập trung tại huyện Nam Đông, nơi có các yếu tố khí hậu và đất đai phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây cam. Từ trước năm 2000, huyện Nam Đông đã có diện tích đất trồng cam trên 100 ha (chiếm khoảng 20% diện tích vườn toàn huyện). Giống cam Nam Đông có chất lượng vượt trội, thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, các hộ trồng cam ở huyện Nam Đông đều đã áp dụng một số kỹ thuật canh tác cơ bản. Theo đó, có khoảng 60-75% hộ có tưới nước cho vườn cây, 80-90% hộ dân có sử dụng phân bón, 50-70% hộ đã có cắt tỉa, tạo tán cho cây, 60-75% số hộ đã có áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn cây của mình.
Năm 2019 cây cam ở Nam Đông đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận "Nhãn hiệu tập thể cam Nam Đông". Việc dán tem tuy xuất nguồn gốc cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ. Nhờ vậy, sản phẩm cam Nam Đông đã có mặt tại thị trường Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa...
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Nam Đông, hiện nay diện tích trồng cam trên toàn huyện là 215ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch trên 100ha. Sản lượng trung bình 15 tấn/ha, do vậy sản lượng mùa cam năm nay ở Nam Đông lớn, với hơn 1.500 tấn.
Ông Trần Công Thành, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông Nghiệp huyện Nam Đông cho biết, cam là cây trồng chủ lực của huyện, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn. Giai đoạn 2021-2025, huyện Nam Đông chủ trương phát triển diện tích trồng cam lên đến 550 ha.
Tuy nhiên, việc phát triển cây cam ở Nam Đông còn thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng với tiềm năng năng suất. Bên cạnh đó, chất lượng các vườn cam không đồng đều, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường dẫn đến việc liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn... Đặc biệt năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cam dao động từ 15.000 - 25.000 đồng/kg, giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với mọi năm. Mặc khác, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch nên giao thông vận tải đình trệ, không xuất bán thị trường các tỉnh như những năm trước đây. Nhiều vườn cam không chủ động được đầu ra.
Theo ông Nguyễn Hữu Ánh - Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Nam Đông, thời điểm thu hoạch cam Nam Đông bắt đầu từ tháng 9 đến giữa tháng 10. Mặc dù các ban ngành, người nông dân nỗ lực kết nối với thương lái, các hội, đoàn nhằm đẩy mạnh tiêu thụ cam, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh nên số lượng cam còn tồn đọng trên địa bàn khoảng 600 - 700 tấn.
Hiện nay, cam Nam Đông đã vào mùa chính vụ thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất mong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh doanh quan tâm hỗ trợ để kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Nam Đông. Sản lượng đề nghị hỗ trợ tiêu thụ 100 tấn cụ thể như sau:
CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Website: http://chicucqlcltthue.vn
Tin cùng nhóm Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.319.730 Truy câp hiện tại 14.290
|
|