Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024
Ngày cập nhật 20/02/2024

 

 

Ngày 05/02/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 325/KH-SNNPTNT về triển khai công tác hậu kiểm về An toàn thực phẩm năm 2024. Theo kế hoạch, mục đích công tác hậu kiểm năm 2024 là:

 

     - Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản; kiểm soát các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh rau, củ, quả, thịt, thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thịt và các sản phẩm chế biến từ thủy sản. Thông qua hoạt động hậu kiểm, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực hiện đúng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Triển khai hoạt động hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm theo tinh thần Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

     - Đánh giá thực trạng việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Thông qua đánh giá định hướng giải pháp quản lý phù hợp.

     - Qua công tác hậu kiểm tiếp tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đồng thời, ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn. Phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

     Trong đó, trọng tâm nội dung hậu kiểm bao gồm:

     1. Kiểm tra liên ngành

     Tham gia đoàn liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (VSATTP), bao gồm:

     - Phối hợp kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, mùa Lễ hội xuân năm 2024 “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm”,

     - Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành dịp Tết Trung thu năm 2024 khi có yêu cầu phối hợp của các ngành.

     2. Hậu kiểm cơ sở thuộc ngành quản lý

     Tiếp tục thực hiện hoạt động hậu kiểm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp, bao gồm các hoạt động đã được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động thực hiện theo kế hoạch được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể:

     - Hoạt động thẩm định định kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT, ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

     - Hoạt động giám sát ATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản lưu thông, tiêu thụ trong nước theo Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     - Hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

     - Hoạt động kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, ngày 02/02/2018 của Chính phủ.

     - Các hoạt động hậu kiểm được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     3. Các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm trọng điểm

     - Tập trung kiểm soát chất lượng các khâu: Nguồn gốc nguyên liệu, bảo quản, vận chuyển; quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông trên thị trường; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng thuốc kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; kiểm soát thực phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng.

     - Tăng cường lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm. Đặc biệt là nhóm sản phẩm nguy cơ cao, có nhiều thông tin phản ánh, quan tâm trong xã hội, sản phẩm được tiêu thụ nhiều.

     - Hậu kiểm, giám sát sản phẩm đã tự công bố sản phẩm: Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý theo quy định hiện hành.

    - Hậu kiểm, giám sát các cơ sở thuộc diện cấp và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng hậu kiểm đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, ngày 02/02/2018 của Chính phủ.

     - Kết hợp kiểm tra việc tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc, ghi nhãn và việc sử dụng phụ gia thực phẩm.

                                                                                              CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NLS VÀ TS     

 

                                                                                

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024
Ngày cập nhật 20/02/2024

 

 

Ngày 05/02/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 325/KH-SNNPTNT về triển khai công tác hậu kiểm về An toàn thực phẩm năm 2024. Theo kế hoạch, mục đích công tác hậu kiểm năm 2024 là:

 

     - Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản; kiểm soát các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh rau, củ, quả, thịt, thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thịt và các sản phẩm chế biến từ thủy sản. Thông qua hoạt động hậu kiểm, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thực hiện đúng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Triển khai hoạt động hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm theo tinh thần Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

     - Đánh giá thực trạng việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Thông qua đánh giá định hướng giải pháp quản lý phù hợp.

     - Qua công tác hậu kiểm tiếp tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đồng thời, ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn. Phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

     Trong đó, trọng tâm nội dung hậu kiểm bao gồm:

     1. Kiểm tra liên ngành

     Tham gia đoàn liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (VSATTP), bao gồm:

     - Phối hợp kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, mùa Lễ hội xuân năm 2024 “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm”,

     - Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành dịp Tết Trung thu năm 2024 khi có yêu cầu phối hợp của các ngành.

     2. Hậu kiểm cơ sở thuộc ngành quản lý

     Tiếp tục thực hiện hoạt động hậu kiểm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp, bao gồm các hoạt động đã được quy định cụ thể tại văn bản quy phạm pháp luật và các hoạt động thực hiện theo kế hoạch được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể:

     - Hoạt động thẩm định định kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT, ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

     - Hoạt động giám sát ATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản lưu thông, tiêu thụ trong nước theo Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT, ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     - Hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

     - Hoạt động kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, ngày 02/02/2018 của Chính phủ.

     - Các hoạt động hậu kiểm được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     3. Các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm trọng điểm

     - Tập trung kiểm soát chất lượng các khâu: Nguồn gốc nguyên liệu, bảo quản, vận chuyển; quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông trên thị trường; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng thuốc kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; kiểm soát thực phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng.

     - Tăng cường lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm. Đặc biệt là nhóm sản phẩm nguy cơ cao, có nhiều thông tin phản ánh, quan tâm trong xã hội, sản phẩm được tiêu thụ nhiều.

     - Hậu kiểm, giám sát sản phẩm đã tự công bố sản phẩm: Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý theo quy định hiện hành.

    - Hậu kiểm, giám sát các cơ sở thuộc diện cấp và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng hậu kiểm đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, ngày 02/02/2018 của Chính phủ.

     - Kết hợp kiểm tra việc tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc, ghi nhãn và việc sử dụng phụ gia thực phẩm.

                                                                                              CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NLS VÀ TS     

 

                                                                                

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.287.635
Truy câp hiện tại 15.882