Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Một số kinh nghiệm trong công tác tháo dỡ vây, ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá thuộc địa phận xã Vinh Hà – huyện Phú Vang
Ngày cập nhật 09/04/2024

Xã Vinh Hà - huyện Phú Vang có mặt nước đầm phá rộng khoảng 1.000 ha, đã được sắp xếp lại 43 trộ nò sáo theo Quyết định số 1142/QĐ-UBND, ngày 06/6/2011của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch giải tỏa, sắp xếp lại nò sáo trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc huyện Phú Vang. Trong những năm gần đây, ngư dân khai thác thủy sản bằng nò sáo đã tự ý cơi nới, lấn chiếm trái phép, vây ví chắn sáo để nuôi trồng thủy sản. Đây là nguyên nhân làm cho toàn bộ diện tích mặt nước đầm phá xã Vinh Hà chằng chịt vây, ví, chắn sáo nuôi trồng thủy sản trái phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến luồng lạch giao thông thủy, dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường đầm phá, ảnh hưởng đến việc lấy được nước sạch của vùng nuôi trồng thủy sản cao triều, hạ triều ven đầm. Đặc biệt đối với các hộ ngư dân khai thác thủy sản bằng nghề di động hợp pháp không còn mặt nước để đánh bắt. Việc đi lại bằng thuyền trên đầm phá gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập và tính mạng khi có bão lụt xãy ra. Đã có 266 hộ ngư dân (214 hộ thuộc xã Vinh Hà và 52 hộ thuộc các xã Vinh Hưng, Lộc Điền, Lộc An - huyện Phú Lộc) lấn chiếm 419 ha mặt nước đầm phá để vây, ví lưới làm 285 rọ sáo nuôi trồng thủy sản trên mặt nước đầm phá xã Vinh Hà.


Để trả lại mặt nước đầm phá và hoạt động khai thác thủy sản bằng nghề nò sáo theo Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 06/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm mặt nước để nuôi trồng thủy sản và khắc phục tình trạng nuôi trồng không đảm bảo theo quy hoạch và quy định hiện hành trên vùng đầm phá thuộc xã Vinh Hà; UBND huyện Phú Vang đã ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 11/7/2023về việc tổ chức thực hiện tuyên truyền vận động, tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá thuộc địa phận xã Vinh Hà; Đến nay, đã hoàn thành công tác giải tỏa toàn bộ diện tích ngư dân lấn chiếm mặt nước đầm phá để vây vílàm rọ sáo nuôi trồng thủy sản trái phép, sắp xếp lại sản xuất nò sáo theo quy hoạch.

Ngư dân tự nguyện tháo dỡ vây, ví tại mặt nước thuộc xã Vinh Hà quản lý

Với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nên việc tháo dỡ vây, ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá thuộc địa phận xã Vinh Hà đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, một số kinh nghiệm đã được Ban chỉ đạo cấp xã đúc rút như sau:

- Phải tranh thủ được sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp quyết liệt của lãnh đạo UBND huyện, Ban chỉ đạo huyện đặc biệt là đồng chí Trưởng ban chỉ đạo UBND huyện.

- Sự phối hợp chặc chẽ và chủ động vào cuộc tuyên truyền vận động của các ban, ngành, đoàn thể xã Vinh Hà, cũng như các thành viên Ban chỉ đạo huyện. Đặc biệt tranh thủ sự hỗ trợ của Công an huyện; nhất là việc cử cán bộ, chiến sỹ bám địa bàn thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, vận động được 60 hộ dân vi phạm tự nguyện tháo dỡ vây, ví rọ sáo trước thời gian BCĐ huyện, xã tổ chức ra quân tháo dỡ.

-  UBND xã Vinh Hà đã chủ động phối hợp với các phòng, ban của huyện Phú Vang, UBND các xã Vinh Hưng, Lộc An, Lộc Điền trong xây dựng phương án ra quân tháo dỡ. Đồng thời, chuẩn bị tốt nhân lực, phương tiện bảo đảm thực hiện tốt các phương án đã được thống nhất trong quá trình tổ chức tháo dỡ.

- Mấu chốt là phải đẩy mạnh công tác vận động, tạo sự đồng tình cao của các hộ gia đình xã Vinh Hưng, xã Lộc Điền, xã Lộc An - huyện Phú Lộc; cũng như các hộ gia đình xã Vinh Hà đối với chủ trương tháo dỡ rọ sáo để sắp xếp lại nò sáo theo Kế hoạch của UBND huyện Phú Vang.

 

Hiện trạng thông, thoáng sau khi ra quân tháo dỡ tại xã Vinh Hà

Để công tác quản lý khai thác, nuôi trồng thủy sản sau khi sắp xếp lại tại xã Vinh Hà nói riêng và toàn tỉnh nói chung, chính quyền cấp huyện, xã tiếp tục chủ trì, phối hợp để tăng cường công tác quản lý trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm các vi phạm và xử lý dứt điểm. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cồn Giá, Hà Trung - xã Vinh Hà nhằm huy động và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá của tỉnh.

 

 

 

 
Tin và ảnh của Chi cục Thủy sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Một số kinh nghiệm trong công tác tháo dỡ vây, ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá thuộc địa phận xã Vinh Hà – huyện Phú Vang
Ngày cập nhật 09/04/2024

Xã Vinh Hà - huyện Phú Vang có mặt nước đầm phá rộng khoảng 1.000 ha, đã được sắp xếp lại 43 trộ nò sáo theo Quyết định số 1142/QĐ-UBND, ngày 06/6/2011của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch giải tỏa, sắp xếp lại nò sáo trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc huyện Phú Vang. Trong những năm gần đây, ngư dân khai thác thủy sản bằng nò sáo đã tự ý cơi nới, lấn chiếm trái phép, vây ví chắn sáo để nuôi trồng thủy sản. Đây là nguyên nhân làm cho toàn bộ diện tích mặt nước đầm phá xã Vinh Hà chằng chịt vây, ví, chắn sáo nuôi trồng thủy sản trái phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến luồng lạch giao thông thủy, dòng chảy, làm ô nhiễm môi trường đầm phá, ảnh hưởng đến việc lấy được nước sạch của vùng nuôi trồng thủy sản cao triều, hạ triều ven đầm. Đặc biệt đối với các hộ ngư dân khai thác thủy sản bằng nghề di động hợp pháp không còn mặt nước để đánh bắt. Việc đi lại bằng thuyền trên đầm phá gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập và tính mạng khi có bão lụt xãy ra. Đã có 266 hộ ngư dân (214 hộ thuộc xã Vinh Hà và 52 hộ thuộc các xã Vinh Hưng, Lộc Điền, Lộc An - huyện Phú Lộc) lấn chiếm 419 ha mặt nước đầm phá để vây, ví lưới làm 285 rọ sáo nuôi trồng thủy sản trên mặt nước đầm phá xã Vinh Hà.


Để trả lại mặt nước đầm phá và hoạt động khai thác thủy sản bằng nghề nò sáo theo Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 06/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm mặt nước để nuôi trồng thủy sản và khắc phục tình trạng nuôi trồng không đảm bảo theo quy hoạch và quy định hiện hành trên vùng đầm phá thuộc xã Vinh Hà; UBND huyện Phú Vang đã ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 11/7/2023về việc tổ chức thực hiện tuyên truyền vận động, tháo dỡ vây ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá thuộc địa phận xã Vinh Hà; Đến nay, đã hoàn thành công tác giải tỏa toàn bộ diện tích ngư dân lấn chiếm mặt nước đầm phá để vây vílàm rọ sáo nuôi trồng thủy sản trái phép, sắp xếp lại sản xuất nò sáo theo quy hoạch.

Ngư dân tự nguyện tháo dỡ vây, ví tại mặt nước thuộc xã Vinh Hà quản lý

Với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nên việc tháo dỡ vây, ví rọ sáo lấn chiếm trên đầm phá thuộc địa phận xã Vinh Hà đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, một số kinh nghiệm đã được Ban chỉ đạo cấp xã đúc rút như sau:

- Phải tranh thủ được sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp quyết liệt của lãnh đạo UBND huyện, Ban chỉ đạo huyện đặc biệt là đồng chí Trưởng ban chỉ đạo UBND huyện.

- Sự phối hợp chặc chẽ và chủ động vào cuộc tuyên truyền vận động của các ban, ngành, đoàn thể xã Vinh Hà, cũng như các thành viên Ban chỉ đạo huyện. Đặc biệt tranh thủ sự hỗ trợ của Công an huyện; nhất là việc cử cán bộ, chiến sỹ bám địa bàn thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, vận động được 60 hộ dân vi phạm tự nguyện tháo dỡ vây, ví rọ sáo trước thời gian BCĐ huyện, xã tổ chức ra quân tháo dỡ.

-  UBND xã Vinh Hà đã chủ động phối hợp với các phòng, ban của huyện Phú Vang, UBND các xã Vinh Hưng, Lộc An, Lộc Điền trong xây dựng phương án ra quân tháo dỡ. Đồng thời, chuẩn bị tốt nhân lực, phương tiện bảo đảm thực hiện tốt các phương án đã được thống nhất trong quá trình tổ chức tháo dỡ.

- Mấu chốt là phải đẩy mạnh công tác vận động, tạo sự đồng tình cao của các hộ gia đình xã Vinh Hưng, xã Lộc Điền, xã Lộc An - huyện Phú Lộc; cũng như các hộ gia đình xã Vinh Hà đối với chủ trương tháo dỡ rọ sáo để sắp xếp lại nò sáo theo Kế hoạch của UBND huyện Phú Vang.

 

Hiện trạng thông, thoáng sau khi ra quân tháo dỡ tại xã Vinh Hà

Để công tác quản lý khai thác, nuôi trồng thủy sản sau khi sắp xếp lại tại xã Vinh Hà nói riêng và toàn tỉnh nói chung, chính quyền cấp huyện, xã tiếp tục chủ trì, phối hợp để tăng cường công tác quản lý trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm các vi phạm và xử lý dứt điểm. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cồn Giá, Hà Trung - xã Vinh Hà nhằm huy động và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá của tỉnh.

 

 

 

 
Tin và ảnh của Chi cục Thủy sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.294.706
Truy câp hiện tại 19.383