Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo sinh vật hại cây trồng từ ngày 13-19/02/2013
Ngày cập nhật 22/02/2013
THÔNG BÁO
Tình hình sinh vật hại cây trồng định kỳ 7 ngày
(Từ ngày 13/02/2013 đến ngày 19/02/2013)
 

 

I. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng                   
- Cây lúa: Diện tích 27.310 ha (sạ 25.323 ha, gieo 1.987 ha).Nhìn chung lúa  sinh trưởng phát triển tốt, giai đoạn đẻ nhánh, nông dân đang chăm sóc, tỉa dặm, bón phân thúc.
- Ngô: đã gieo 517 ha/1.100 ha; Rau đậu các loại: đã trồng 1156 ha/2.928ha.
- Sắn đã trồng 2.730 ha/7.000 ha; Lạc đã gieo 2.321 ha/3.600 ha
- Cây ăn quả: Diện tích 3.549 ha; Cây cà phê: diện tích 751,2 ha.
- Cây cao su: Diện tích 9.202 ha, khai thác 4.873 ha, trồng mới 145 ha (A Lưới 113 ha, Nam Đông 27 ha, Hương Thủy 5 ha).
II. Nhận xét tình hình sinh vật hại cây trồng 7 ngày qua
1.     Cây lúa
Bệnh đạo ôn: diện tích 60 ha tỷ lệ trung bình 5-10%, nhiễm nặng 6,3 cục bộ gây cháy chòm (trên các giống Xi23, IR38 xã Quảng Thái - huyện Quảng Điền; Thủy Dương, Thủy Thanh, Thủy Phương-Hương Thủy; Phú Diên, Phú Đa – Phú Vang; Vinh Giang – huyện Phú Lộc; Xã A Đớt-huyện A Lưới). Sâu năn mật độ 5-7 cọng hành/m2, cục bộ nơi cao 10-15 cọng hành/m2, sâu giai đoạn nhộng-trưởng thành (Quảng Thái-Quảng Điền). Sâu cuốn lá nhỏ gây hại mật độ 3-10 con/m2, nơi cao 15-20 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 1-3, rãi rác nhộng-trưởng thành. Chuột gây hại tỷ lệ 3-5%, cục bộ tỷ lệ  hại trên 70% (Phú Mỹ - Phú Vang, Thủy Dương – Hương Thủy, Khu 1 – Phú Lộc). Các đối tượng sâu bệnh gây hại khác mật độ, tỷ lệ hại thấp.
       2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Giai đoạn rụng lá sinh lý, tỷ lệ rụng lá 40-70%, nơi cao 90-100% (Phong Điền, A Lưới). Bệnh loét sọc miệng cạo tỷ lệ bệnh 3-5%; bệnh héo đen đầu lá trên cao su trồng mới và dặm năm 2012 gây hại tỷ lệ bệnh 3-10%.
b) Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm tỷ lệ bệnh 3- 5%, nơi cao 5-10%. Bệnh vàng lá, sâu vẽ bùa, rệp sáp gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp. Các đối tượng sâu bệnh khác gây hại với tỷ lệ và mật độ thấp.
III. Dự báo sinh vật hại cây trồng từ ngày 20-26/2/2013
1.     Cây lúa
Bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển gây hại trên diện rộng. Sâu năn sẽ vũ hóa và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh tại Quảng Thái-Quảng Điền và các vùng lân cận. Các đối tượng sâu bệnh khác tiếp tục phát sinh phát triển gây hại.
 
2. Cây trồng khác
Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh loét sọc miệng cạo, bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su trồng mới và trồng dặm năm 2102 tiếp tục phát triển gây hại; Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá trên cây ăn quả tiếp tục phát triển gây hại.
IV. Đề nghị
1. Trên cây lúa
- Chỉ đạo phun trừ bệnh đạo ôn hại lúa bằng các loại thuốc có hoạt chất isoprothioland (Fujone 40 EC,...), sau khi phun cần kiểm tra đồng ruộng, tình hình bệnh hại để có thông tin phản hồi, phục vụ công tác chỉ đạo.
- Chỉ đạo phòng trừ sâu năn đang vũ hóa tại xã Quảng Thái và tăng cường kiểm tra các vùng lân cận, nhất là các vùng ổ dịch (Phú Xuân, Phú Đa-Phú Vang; Phú Ốc, Hương An-Hương Trà; Phong Chương-Phong Điền; Hương Giang-Nam Đông) để chỉ đạo phòng trừ.
- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột để hạn chế mật độ và theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ ngay từ diện hẹp.
2. Cây trồng khác                                
* Cây cao su     
- Chỉ đạo phòng trừ bệnh héo đen đầu lá trên diện tích nhiễm bệnh chưa được phòng trừ.
- Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ngừng khai thác mủ khi tỷ lệ rụng lá >50%. Bón phân định kỳ theo qui trình, giúp cho cây cao su phục hồi và phát triển. Kiểm tra, đánh giá tình hình bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để có biện pháp quản lý.
* Cây Thanh trà
Đôn đốc chính quyền kiểm tra và chỉ đạo đánh giá việc nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân định kỳ và phòng trừ bệnh chảy gôm của nông dân để có thông tin phản hồi và chỉ đạo.
 
                                                                            Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thông báo sinh vật hại cây trồng từ ngày 13-19/02/2013
Ngày cập nhật 22/02/2013
THÔNG BÁO
Tình hình sinh vật hại cây trồng định kỳ 7 ngày
(Từ ngày 13/02/2013 đến ngày 19/02/2013)
 

 

I. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng                   
- Cây lúa: Diện tích 27.310 ha (sạ 25.323 ha, gieo 1.987 ha).Nhìn chung lúa  sinh trưởng phát triển tốt, giai đoạn đẻ nhánh, nông dân đang chăm sóc, tỉa dặm, bón phân thúc.
- Ngô: đã gieo 517 ha/1.100 ha; Rau đậu các loại: đã trồng 1156 ha/2.928ha.
- Sắn đã trồng 2.730 ha/7.000 ha; Lạc đã gieo 2.321 ha/3.600 ha
- Cây ăn quả: Diện tích 3.549 ha; Cây cà phê: diện tích 751,2 ha.
- Cây cao su: Diện tích 9.202 ha, khai thác 4.873 ha, trồng mới 145 ha (A Lưới 113 ha, Nam Đông 27 ha, Hương Thủy 5 ha).
II. Nhận xét tình hình sinh vật hại cây trồng 7 ngày qua
1.     Cây lúa
Bệnh đạo ôn: diện tích 60 ha tỷ lệ trung bình 5-10%, nhiễm nặng 6,3 cục bộ gây cháy chòm (trên các giống Xi23, IR38 xã Quảng Thái - huyện Quảng Điền; Thủy Dương, Thủy Thanh, Thủy Phương-Hương Thủy; Phú Diên, Phú Đa – Phú Vang; Vinh Giang – huyện Phú Lộc; Xã A Đớt-huyện A Lưới). Sâu năn mật độ 5-7 cọng hành/m2, cục bộ nơi cao 10-15 cọng hành/m2, sâu giai đoạn nhộng-trưởng thành (Quảng Thái-Quảng Điền). Sâu cuốn lá nhỏ gây hại mật độ 3-10 con/m2, nơi cao 15-20 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 1-3, rãi rác nhộng-trưởng thành. Chuột gây hại tỷ lệ 3-5%, cục bộ tỷ lệ  hại trên 70% (Phú Mỹ - Phú Vang, Thủy Dương – Hương Thủy, Khu 1 – Phú Lộc). Các đối tượng sâu bệnh gây hại khác mật độ, tỷ lệ hại thấp.
       2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Giai đoạn rụng lá sinh lý, tỷ lệ rụng lá 40-70%, nơi cao 90-100% (Phong Điền, A Lưới). Bệnh loét sọc miệng cạo tỷ lệ bệnh 3-5%; bệnh héo đen đầu lá trên cao su trồng mới và dặm năm 2012 gây hại tỷ lệ bệnh 3-10%.
b) Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm tỷ lệ bệnh 3- 5%, nơi cao 5-10%. Bệnh vàng lá, sâu vẽ bùa, rệp sáp gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp. Các đối tượng sâu bệnh khác gây hại với tỷ lệ và mật độ thấp.
III. Dự báo sinh vật hại cây trồng từ ngày 20-26/2/2013
1.     Cây lúa
Bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển gây hại trên diện rộng. Sâu năn sẽ vũ hóa và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh tại Quảng Thái-Quảng Điền và các vùng lân cận. Các đối tượng sâu bệnh khác tiếp tục phát sinh phát triển gây hại.
 
2. Cây trồng khác
Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh loét sọc miệng cạo, bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su trồng mới và trồng dặm năm 2102 tiếp tục phát triển gây hại; Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá trên cây ăn quả tiếp tục phát triển gây hại.
IV. Đề nghị
1. Trên cây lúa
- Chỉ đạo phun trừ bệnh đạo ôn hại lúa bằng các loại thuốc có hoạt chất isoprothioland (Fujone 40 EC,...), sau khi phun cần kiểm tra đồng ruộng, tình hình bệnh hại để có thông tin phản hồi, phục vụ công tác chỉ đạo.
- Chỉ đạo phòng trừ sâu năn đang vũ hóa tại xã Quảng Thái và tăng cường kiểm tra các vùng lân cận, nhất là các vùng ổ dịch (Phú Xuân, Phú Đa-Phú Vang; Phú Ốc, Hương An-Hương Trà; Phong Chương-Phong Điền; Hương Giang-Nam Đông) để chỉ đạo phòng trừ.
- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột để hạn chế mật độ và theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ ngay từ diện hẹp.
2. Cây trồng khác                                
* Cây cao su     
- Chỉ đạo phòng trừ bệnh héo đen đầu lá trên diện tích nhiễm bệnh chưa được phòng trừ.
- Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ngừng khai thác mủ khi tỷ lệ rụng lá >50%. Bón phân định kỳ theo qui trình, giúp cho cây cao su phục hồi và phát triển. Kiểm tra, đánh giá tình hình bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo để có biện pháp quản lý.
* Cây Thanh trà
Đôn đốc chính quyền kiểm tra và chỉ đạo đánh giá việc nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân định kỳ và phòng trừ bệnh chảy gôm của nông dân để có thông tin phản hồi và chỉ đạo.
 
                                                                            Chi cục BVTV Thừa Thiên Huế
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 17.560