Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Đào tạo nghề lao động nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới
Ngày cập nhật 09/12/2014

Xây dựng nông thôn mới không những là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại; môi trường xanh, sạch, đẹp; an ninh trật tự xã hội ổn định, tổ chức hệ thống chính trị vững mạnh mà trước hết và là mục tiêu là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. Quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy sản những năm gần đây đã giúp giải phóng những khâu lao động nặng nhọc, góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời qua đó một bộ phận lao động nông nghiệp cũng được giải phóng cần chuyển dịch sang các ngành nghề khác.

Để đạt các tiêu chí về thu nhập, việc làm, tỷ lệ hộ nghèo cùng với đầu tư phát triển sản xuất cần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong đó có lao động nông nghiệp để nông dân nắm chắt, hiểu biết về đối tượng cây trồng, vật nuôi, nắm chắt kỹ năng, ứng dụng đúng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, có điều kiện chuyển đổi nghề làm các nghề phi nông nghiệp, làm việc trong các khu công nghiệp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Đào tạo nghề là một trong 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 14 về giáo dục của Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, để đạt tiêu chí này các tỉnh vùng Bắc Trung bộ tỷ lệ lao động qua đào tạo phải đạt trên 35%.

1. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến năm 2014:

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai thực hiện và đạt được  nhiều kết quả phấn khởi, Từ năm 2010 đến năm 2013 đã đào tạo cho     18.515 người, trong đó nghề nông nghiệp có  4.444 người.

          Những nghề đào tạo chủ yếu: Nghề nông nghiệp: trồng rau sạch; trồng các loại nấm; trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su,…, nghề phi nông nghiệp: may công nghiệp, mây - tre, nghề đan sợi nhựa, nghề mộc mỹ nghệ….

          Ngoài ra các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thông qua các mô hình, dự án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho lao động động thôn về các lĩnh vực trồng trọt (trồng rau theo hướng VietGAP, trồng hoa, sản xuất lúa chất lượng, trồng, chăm sóc, cải tạo vườn cây ăn quả, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản, các nghề phi nông nghiệp (thiết kế mẫu sản phẩm tre, chế biến thủy sản truyền thống an toàn, vệ sinh thực phẩm…)

          Trong lĩnh vực quản lý Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho:

          + Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm: 18 lớp với 878 lượt cán bộ.

          + Kiểm soát: 11 lớp với gần 545 lượt cán bộ.

          + Kế toán: 10 lớp với 588 lượt kế toán, trong đó có 40 kế toán máy.

          Nhờ đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nên đến nay có 87% số xã đạt tiêu chí về giáo dục, trong đó có chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo.

2. Định hướng những nhóm nghề nông nghiệp cần thiết đào tạo thời gian tới:

          Mặc dù đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt được nhiều kết quả, nhưng bên cạnh đó cũng còn những hạn chế nhất định, đó là: Một số nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường, lao động học nghề xong không tìm kiếm được việc làm, chưa có được thu nhập từ chính nghề được đào tạo, một số nghề chất lượng đào tạo chưa cao, nhiều trường hợp sau khi tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại, ngay một số nghề trong nông nghiệp học viên cũng chưa nắm vững để có thể tự tổ chức sản xuất.

Do vây trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Việc lựa chọn nghề để tổ chức đào tạo trước hết xuất phát từ nhu cầu của người lao động, mặt khác các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo nghề cũng cần nghiên cứu nhu cầu thị trường lao động để có định hướng cho người lao động lựa chọn nghề phù hợp, cần gắn chặt hơn nữa cơ sở đào tạo nghề với người sử dụng lao động.

Trong nghành nông nghiệp thời gian tới đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Trong đó cần quan tâm đào tạo các loại nghề sau:

- Trong lĩnh vực trồng trọt: Kỹ thuật trồng rau theo hướng VieetGAP; kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, rau ứng dụng công nghệ cao; kỹ thuật sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu;  kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su…;

- Trong lĩnh vực chăn nuôi: Kỹ thuật chăn nuôi, thú y (trong đó có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi), lỹ thuật nuôi ong mật…  

- Trong lĩnh vực thủy sản: Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản (trong đó có một số đối tượng nuôi mới, nuôi thủy sản theo hướng VietGAP,…), đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu đánh bắt thủy sản xa bờ.

- Trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Vận hành, quản lý trạm bơm, kỹ thuật vận hành máy nông nghiệp (máy gặt đập liện hợp, máy kéo lớn.

Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn để giải quyết việc làm là yêu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhưng là công việc khá phức tạp do trình độ văn hóa, nhận thức không đồng đều của người dân, điều kiện kinh tế một bộ phận khó khăn, thời gian học nghề ảnh hưởng đến đời sống gia đình…. Vì vậy cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tuyên truyền, vận động,  điều tra xác định nhu cầu học nghề, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng. Nhà nước có chính sách phù hợp cho từng vùng, từng đối tượng, từng nghề để khuyến khích người dân học nghề./.

                         Chi cục Phát triển nông thôn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đào tạo nghề lao động nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới
Ngày cập nhật 09/12/2014

Xây dựng nông thôn mới không những là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại; môi trường xanh, sạch, đẹp; an ninh trật tự xã hội ổn định, tổ chức hệ thống chính trị vững mạnh mà trước hết và là mục tiêu là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. Quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy sản những năm gần đây đã giúp giải phóng những khâu lao động nặng nhọc, góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Đồng thời qua đó một bộ phận lao động nông nghiệp cũng được giải phóng cần chuyển dịch sang các ngành nghề khác.

Để đạt các tiêu chí về thu nhập, việc làm, tỷ lệ hộ nghèo cùng với đầu tư phát triển sản xuất cần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong đó có lao động nông nghiệp để nông dân nắm chắt, hiểu biết về đối tượng cây trồng, vật nuôi, nắm chắt kỹ năng, ứng dụng đúng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, có điều kiện chuyển đổi nghề làm các nghề phi nông nghiệp, làm việc trong các khu công nghiệp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Đào tạo nghề là một trong 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 14 về giáo dục của Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, để đạt tiêu chí này các tỉnh vùng Bắc Trung bộ tỷ lệ lao động qua đào tạo phải đạt trên 35%.

1. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2010 đến năm 2014:

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai thực hiện và đạt được  nhiều kết quả phấn khởi, Từ năm 2010 đến năm 2013 đã đào tạo cho     18.515 người, trong đó nghề nông nghiệp có  4.444 người.

          Những nghề đào tạo chủ yếu: Nghề nông nghiệp: trồng rau sạch; trồng các loại nấm; trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su,…, nghề phi nông nghiệp: may công nghiệp, mây - tre, nghề đan sợi nhựa, nghề mộc mỹ nghệ….

          Ngoài ra các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thông qua các mô hình, dự án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho lao động động thôn về các lĩnh vực trồng trọt (trồng rau theo hướng VietGAP, trồng hoa, sản xuất lúa chất lượng, trồng, chăm sóc, cải tạo vườn cây ăn quả, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản, các nghề phi nông nghiệp (thiết kế mẫu sản phẩm tre, chế biến thủy sản truyền thống an toàn, vệ sinh thực phẩm…)

          Trong lĩnh vực quản lý Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho:

          + Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm: 18 lớp với 878 lượt cán bộ.

          + Kiểm soát: 11 lớp với gần 545 lượt cán bộ.

          + Kế toán: 10 lớp với 588 lượt kế toán, trong đó có 40 kế toán máy.

          Nhờ đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nên đến nay có 87% số xã đạt tiêu chí về giáo dục, trong đó có chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo.

2. Định hướng những nhóm nghề nông nghiệp cần thiết đào tạo thời gian tới:

          Mặc dù đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt được nhiều kết quả, nhưng bên cạnh đó cũng còn những hạn chế nhất định, đó là: Một số nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường, lao động học nghề xong không tìm kiếm được việc làm, chưa có được thu nhập từ chính nghề được đào tạo, một số nghề chất lượng đào tạo chưa cao, nhiều trường hợp sau khi tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại, ngay một số nghề trong nông nghiệp học viên cũng chưa nắm vững để có thể tự tổ chức sản xuất.

Do vây trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Việc lựa chọn nghề để tổ chức đào tạo trước hết xuất phát từ nhu cầu của người lao động, mặt khác các cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo nghề cũng cần nghiên cứu nhu cầu thị trường lao động để có định hướng cho người lao động lựa chọn nghề phù hợp, cần gắn chặt hơn nữa cơ sở đào tạo nghề với người sử dụng lao động.

Trong nghành nông nghiệp thời gian tới đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Trong đó cần quan tâm đào tạo các loại nghề sau:

- Trong lĩnh vực trồng trọt: Kỹ thuật trồng rau theo hướng VieetGAP; kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh, rau ứng dụng công nghệ cao; kỹ thuật sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu;  kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su…;

- Trong lĩnh vực chăn nuôi: Kỹ thuật chăn nuôi, thú y (trong đó có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi), lỹ thuật nuôi ong mật…  

- Trong lĩnh vực thủy sản: Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản (trong đó có một số đối tượng nuôi mới, nuôi thủy sản theo hướng VietGAP,…), đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu đánh bắt thủy sản xa bờ.

- Trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Vận hành, quản lý trạm bơm, kỹ thuật vận hành máy nông nghiệp (máy gặt đập liện hợp, máy kéo lớn.

Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn để giải quyết việc làm là yêu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhưng là công việc khá phức tạp do trình độ văn hóa, nhận thức không đồng đều của người dân, điều kiện kinh tế một bộ phận khó khăn, thời gian học nghề ảnh hưởng đến đời sống gia đình…. Vì vậy cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tuyên truyền, vận động,  điều tra xác định nhu cầu học nghề, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng. Nhà nước có chính sách phù hợp cho từng vùng, từng đối tượng, từng nghề để khuyến khích người dân học nghề./.

                         Chi cục Phát triển nông thôn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.359.347
Truy câp hiện tại 13.026