Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kế hoạch kiểm tra định kỳ các bệnh đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa
Ngày cập nhật 04/02/2015

Thực hiện Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004; Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24/3/2004; Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y tại Điều 15, mục 3: “Động vật tại các cơ sở sản xuất giống, định kỳ 6 tháng một lần phải được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định”; Thông tư số 44/2014/TT-BNNPTNT ngày 01/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định các bệnh phải kiểm tra định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa.

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch thực hiện Thông tư số 44/2014/TT-BNNPTNT với những nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

Nhằm phát hiện, xác định mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên đối với các bệnh thuộc diện phải kiểm tra định kỳ trong các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa để cung cấp nguồn giống gia súc, gia cầm an toàn cho người chăn nuôi, ngăn chặn sự lây lan các dịch bệnh gia súc, gia cầm.

II. Quy định về kiểm tra định kỳ

2.1. Các bệnh phải kiểm tra định kỳ

- Bệnh ở trâu, bò: Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm, Lao, Xoắn khuẩn.

- Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Dịch tả lợn, Xoắn khuẩn.

- Bệnh ở dê: Lở mồm long móng, Xoắn khuẩn.

- Bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm thể độc lực cao.

2.2. Nội dung, phương pháp kiểm tra

- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra lâm sàng và kiểm tra phản ứng tiêm nội bì (đối với bệnh Lao) hoặc lấy mẫu để xét nghiệm mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.

- Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra lâm sàng được thực hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng của từng bệnh. Kiểm tra phản ứng tiêm nội bì và lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng bệnh hoặc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y Trung Ương.

- Số lượng gia súc, gia cầm được lựa chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra phản ứng nội bì theo quy định của ngành Thú y (tính dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán là 10%).

- Tần suất kiểm tra: Định kỳ 6 tháng kiểm tra một lần. Các cơ sở đã được công nhận hoặc thuộc vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh thuộc diện phải kiểm tra định kỳ và thời gian công nhận vẫn còn hiệu lực thì không phải thực hiện kiểm tra định kỳ đối với bệnh đó.

- Mẫu phải được xét nghiệm tại các phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.

2.3. Xử lý kết quả kiểm tra

- Trường hợp không phát hiện bệnh: cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để làm thủ tục đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh được kiểm tra định kỳ.

- Trường hợp phát hiện bệnh:

a) Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo quy định hiện hành đối với từng bệnh;

b) Đối với các bệnh chưa có quy định biện pháp phòng, chống cụ thể: Thực hiện giám sát, theo dõi và xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y Trung Ương.

III. Tổ chức thực hiện

3.1. Chi cục Thú y thống kê danh sách các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa; xây dựng lịch kiểm tra, thông báo cho chủ cơ sở chăn nuôi và tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa trên địa bàn; đề xuất và trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt nguồn lực hàng năm kết hợp với nhiệm vụ Quản lý nhà nước về giống vật nuôi theo quy định.

3.2. Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế các thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này; tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp để tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm theo kế hoạch chung.

3.3. Chủ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa:

- Nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra định kỳ;

- Chi trả kinh phí kiểm tra, lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm mẫu theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2014 của Bộ Tài chính;

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Thông tư 44/2014/TT-BNNPTNT về việc “Quy định các bệnh phải kiểm tra định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa” trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Chi cục Thú y tổng hợp và báo cáo kết quả hàng năm cho Sở Nông nghiệp và PTNT biết để chỉ đạo./.

Chi cục Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Kế hoạch kiểm tra định kỳ các bệnh đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa
Ngày cập nhật 04/02/2015

Thực hiện Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004; Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24/3/2004; Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y tại Điều 15, mục 3: “Động vật tại các cơ sở sản xuất giống, định kỳ 6 tháng một lần phải được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định”; Thông tư số 44/2014/TT-BNNPTNT ngày 01/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định các bệnh phải kiểm tra định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa.

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch thực hiện Thông tư số 44/2014/TT-BNNPTNT với những nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu

Nhằm phát hiện, xác định mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên đối với các bệnh thuộc diện phải kiểm tra định kỳ trong các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa để cung cấp nguồn giống gia súc, gia cầm an toàn cho người chăn nuôi, ngăn chặn sự lây lan các dịch bệnh gia súc, gia cầm.

II. Quy định về kiểm tra định kỳ

2.1. Các bệnh phải kiểm tra định kỳ

- Bệnh ở trâu, bò: Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm, Lao, Xoắn khuẩn.

- Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Dịch tả lợn, Xoắn khuẩn.

- Bệnh ở dê: Lở mồm long móng, Xoắn khuẩn.

- Bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm thể độc lực cao.

2.2. Nội dung, phương pháp kiểm tra

- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra lâm sàng và kiểm tra phản ứng tiêm nội bì (đối với bệnh Lao) hoặc lấy mẫu để xét nghiệm mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.

- Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra lâm sàng được thực hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng của từng bệnh. Kiểm tra phản ứng tiêm nội bì và lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng bệnh hoặc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y Trung Ương.

- Số lượng gia súc, gia cầm được lựa chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra phản ứng nội bì theo quy định của ngành Thú y (tính dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán là 10%).

- Tần suất kiểm tra: Định kỳ 6 tháng kiểm tra một lần. Các cơ sở đã được công nhận hoặc thuộc vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh thuộc diện phải kiểm tra định kỳ và thời gian công nhận vẫn còn hiệu lực thì không phải thực hiện kiểm tra định kỳ đối với bệnh đó.

- Mẫu phải được xét nghiệm tại các phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.

2.3. Xử lý kết quả kiểm tra

- Trường hợp không phát hiện bệnh: cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để làm thủ tục đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh được kiểm tra định kỳ.

- Trường hợp phát hiện bệnh:

a) Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo quy định hiện hành đối với từng bệnh;

b) Đối với các bệnh chưa có quy định biện pháp phòng, chống cụ thể: Thực hiện giám sát, theo dõi và xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y Trung Ương.

III. Tổ chức thực hiện

3.1. Chi cục Thú y thống kê danh sách các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa; xây dựng lịch kiểm tra, thông báo cho chủ cơ sở chăn nuôi và tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa trên địa bàn; đề xuất và trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt nguồn lực hàng năm kết hợp với nhiệm vụ Quản lý nhà nước về giống vật nuôi theo quy định.

3.2. Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế các thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này; tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp để tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm theo kế hoạch chung.

3.3. Chủ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa:

- Nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra định kỳ;

- Chi trả kinh phí kiểm tra, lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm mẫu theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2014 của Bộ Tài chính;

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Thông tư 44/2014/TT-BNNPTNT về việc “Quy định các bệnh phải kiểm tra định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa” trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Chi cục Thú y tổng hợp và báo cáo kết quả hàng năm cho Sở Nông nghiệp và PTNT biết để chỉ đạo./.

Chi cục Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.348.290
Truy câp hiện tại 7.795