Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 25/02-03/3/2015
Ngày cập nhật 04/03/2015

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

(Từ ngày 25/02/2015 đến ngày 03/03/2015)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết:  Nhiệt độ: TB:  26,48 0C; Cao nhất: 37,10C; Thấp nhất: 21,40C. Độ ẩm: TB: 79,63 %; Thấp nhất: 45%. Lượng mưa:  0,75 mm; Ngày mưa: 1 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa: Diện tích: 27.825 ha (gieo sạ: 26.521 ha, cấy: 1.304 ha). Lúa đại trà đang giai đoạn đẻ nhánh; trà đầu đang giai đoạn tượng khối sơ khởi. Nhìn chung lúa sinh trưởng phát triển tốt. Diệt chuột: 89.170 đuôi, thuốc đã sử dụng 420,7 kg (Racumin).

b) Cây trồng khác

             Cây trồng                            GĐST                          Diện tích (ha)

              - Rau                         Phát triển thân lá                     700,7

                                                 Thu hoạch                               537

              - Cây lạc                    Phân cành-ra hoa                    3.208

              - Cây sắn             Nảy mầm-phát triển thân cành     5.418

              - Cây ăn quả              Ra hoa đậu quả                       3.459

                                                 Phát triển thân cành     

               - Cây cà phê              Phát triển thân cành                            751,2

              - Cây cao su

                + (Kinh doanh)    Rụng lá sinh lý-Ra lộc non          6.434

                + KTCB               Rụng lá sinh lý-Ra lộc non          3.273,1

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 25/02/2015 – 03/3/2015)

1. Cây lúa

          Bệnh đạo ôn gây hại gia tăng so với tuần trước, diện tích nhiễm 554 ha (tăng 554 ha so với kỳ trước, tăng 210,5 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm trung bình 17 ha tỷ lệ bệnh 10-20%; nhiễm nặng 2 ha tỷ lệ bệnh 30-50%, bệnh cấp 5,7 (Lộc Thủy, Lộc Tiến-Phú Lộc; Vinh Phú, Phú Mỹ, Phú Thanh, Vinh Xuân, Phú Đa-Phú Vang; Tây An, Thống Nhất- Huế, Hương Phong, Hương Vinh -Hương Trà; Thủy Thanh 2, Thủy Phù 2, Thủy Tân-Hương Thủy). 

         Chuột tiếp tục gây hại, diện tích nhiễm 60 ha (tăng 50 ha so với kỳ trước, tăng 60 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ gây hại 3-5%, nơi cao <10% (Thủy Vân, Thủy Phù, Thủy Thanh-Hương Thủy; Đông Toàn, Tây Toàn, Hương Vinh, La Chữ-Hương Trà).

        Ốc bươu vàng gây hại giảm so với tuần trước, diện tích nhiễm 52 ha, mật độ 3-30 con/m2 (giảm 56 ha so với kỳ trước, giảm 8 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nặng 2ha (Lộc Điền, Lộc An-Phú Lộc).

        Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu,.. gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi để có biện pháp quản lý.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su:

- Bệnh héo đen đầu lá: Diện tích nhiễm 70 ha (không tăng so với kỳ trước, tăng 58 ha so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10%, chủ yếu trên diện tích trồng dặm năm 2014 tại A Roàng, A Đớt-A Lưới.

- Bệnh nứt vỏ xì mủ:  Diện tích nhiễm bệnh 75 ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 455 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 60ha tỷ lệ bệnh 3-5%, trung bình: 15ha tỷ lệ bệnh 10% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông; Lộc Bổn-Phú Lộc; Hồng Hạ, A Roàng, A Đớt, A Lưới).

- Bệnh loét sọc miệng cạo:  Diện tích nhiễm bệnh 112ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 205 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 87 ha tỷ lệ bệnh 5-10%; trung bình 15ha tỷ lệ bệnh 10-20%; nặng 10 ha tỷ lệ bệnh 30% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông; Phong Mỹ, Phong Sơn-Phong Điền; Hồng Hạ, A Roàng, A Đớt, A Lưới).

b) Cây bưởi Thanh trà:

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 232 ha (tăng 5 ha so với kỳ trước, giảm 33 ha so với cùng năm trước),  trong đó nhiễm nhẹ: 190ha tỷ lệ bệnh 5-10%; trung bình: 35ha; nặng: 7ha tỷ lệ bệnh 20-30% (Thủy Biều-Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền; các xã thuộc huyện Nam Đông).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây keo:

- Bệnh phấn trắng: Diện tích nhiễm 450ha (giảm 50 ha so với kỳ trước, tăng 450 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 300ha tỷ lệ bệnh 10-20%;  trung bình: 100ha tỷ lệ bệnh 25-50%; nặng: 50ha tỷ lệ bệnh 50-70% (Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ - Nam Đông, …).

- Các đối tượng sinh vật khác gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

d) Cây lạc: Bệnh héo rũ gây hại rải rác trên trà đầu, tỷ lệ bệnh thấp.

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa

Do điều kiện thời tiết ấm, ẩm độ cao thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại phát sinh phát triển, đặc biệt là bệnh đạo ôn sẽ gây hại nặng trên các chân ruộng đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ. Chuột gây hại có xu hướng gia tăng, có khả năng gây hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, cồn mồ mã, vùng chưa được tổ chức phòng trừ. Các đối tượng sinh vật gây hại khác: bệnh khô vằn, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ,.....,tiếp tục phát sinh phát triển.

2. Cây trồng khác

- Bệnh héo đen đầu lá, bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành trên cây ăn quả.

- Bệnh phấn trắng trên cây keo tiếp tục phát triển gây hại.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ bệnh đạo ôn trên các chân ruộng đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ. Sau khi phun 2-3 ngày kiểm tra đánh giá tình hình diễn biến bệnh, nếu bệnh ngừng phát triển tiến hành chăm sóc để cây lúa phục hồi, nếu vết bệnh tiến triển chỉ đạo phun lần 2 để khống chế bệnh hoàn toàn, hạn chế nấm bệnh phát tán lây lan.

- Tiếp tục duy trì công tác điều tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời ngay từ diện hẹp.

- Tiếp tục diệt chuột, ốc bươu vàng để hạn chế mật độ trên đồng ruộng.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, làm cỏ, bón phân đúng quy trình để cây sớm ổn định tầng lá. Kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ bệnh héo đen đầu lá (trên cao su trồng mới và trồng dặm 2014), bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, … hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.

b) Cây bưởi Thanh trà: Tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo và chỉ đạo các biện pháp chăm sóc, bón phân, quản lý các đối tượng sinh vật gây hại và phòng trừ bệnh chảy gôm trên các vườn cây đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ để hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển.

c) Cây sắn: Tiếp tục chỉ đạo gieo trồng đảm bảo khung lịch thời vụ. Tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại để xử lý kịp thời theo qui trình nhằm hạn chế lây lan.

d) Cây lạc: Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp, nhất là đối với nhóm bệnh héo rũ.

e) Cây lâm nghiệp: Tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại trên rừng phòng hộ, vườn cảnh quan để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, nhất là trên các vườn ươm để hạn chế sinh vật gây hại phát tán lây lan trên diện rộng.

                                                                                                                                                                                             Chi cục Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 25/02-03/3/2015
Ngày cập nhật 04/03/2015

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

(Từ ngày 25/02/2015 đến ngày 03/03/2015)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết:  Nhiệt độ: TB:  26,48 0C; Cao nhất: 37,10C; Thấp nhất: 21,40C. Độ ẩm: TB: 79,63 %; Thấp nhất: 45%. Lượng mưa:  0,75 mm; Ngày mưa: 1 ngày.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa: Diện tích: 27.825 ha (gieo sạ: 26.521 ha, cấy: 1.304 ha). Lúa đại trà đang giai đoạn đẻ nhánh; trà đầu đang giai đoạn tượng khối sơ khởi. Nhìn chung lúa sinh trưởng phát triển tốt. Diệt chuột: 89.170 đuôi, thuốc đã sử dụng 420,7 kg (Racumin).

b) Cây trồng khác

             Cây trồng                            GĐST                          Diện tích (ha)

              - Rau                         Phát triển thân lá                     700,7

                                                 Thu hoạch                               537

              - Cây lạc                    Phân cành-ra hoa                    3.208

              - Cây sắn             Nảy mầm-phát triển thân cành     5.418

              - Cây ăn quả              Ra hoa đậu quả                       3.459

                                                 Phát triển thân cành     

               - Cây cà phê              Phát triển thân cành                            751,2

              - Cây cao su

                + (Kinh doanh)    Rụng lá sinh lý-Ra lộc non          6.434

                + KTCB               Rụng lá sinh lý-Ra lộc non          3.273,1

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 25/02/2015 – 03/3/2015)

1. Cây lúa

          Bệnh đạo ôn gây hại gia tăng so với tuần trước, diện tích nhiễm 554 ha (tăng 554 ha so với kỳ trước, tăng 210,5 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm trung bình 17 ha tỷ lệ bệnh 10-20%; nhiễm nặng 2 ha tỷ lệ bệnh 30-50%, bệnh cấp 5,7 (Lộc Thủy, Lộc Tiến-Phú Lộc; Vinh Phú, Phú Mỹ, Phú Thanh, Vinh Xuân, Phú Đa-Phú Vang; Tây An, Thống Nhất- Huế, Hương Phong, Hương Vinh -Hương Trà; Thủy Thanh 2, Thủy Phù 2, Thủy Tân-Hương Thủy). 

         Chuột tiếp tục gây hại, diện tích nhiễm 60 ha (tăng 50 ha so với kỳ trước, tăng 60 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ gây hại 3-5%, nơi cao <10% (Thủy Vân, Thủy Phù, Thủy Thanh-Hương Thủy; Đông Toàn, Tây Toàn, Hương Vinh, La Chữ-Hương Trà).

        Ốc bươu vàng gây hại giảm so với tuần trước, diện tích nhiễm 52 ha, mật độ 3-30 con/m2 (giảm 56 ha so với kỳ trước, giảm 8 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nặng 2ha (Lộc Điền, Lộc An-Phú Lộc).

        Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu,.. gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi để có biện pháp quản lý.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su:

- Bệnh héo đen đầu lá: Diện tích nhiễm 70 ha (không tăng so với kỳ trước, tăng 58 ha so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10%, chủ yếu trên diện tích trồng dặm năm 2014 tại A Roàng, A Đớt-A Lưới.

- Bệnh nứt vỏ xì mủ:  Diện tích nhiễm bệnh 75 ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 455 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 60ha tỷ lệ bệnh 3-5%, trung bình: 15ha tỷ lệ bệnh 10% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông; Lộc Bổn-Phú Lộc; Hồng Hạ, A Roàng, A Đớt, A Lưới).

- Bệnh loét sọc miệng cạo:  Diện tích nhiễm bệnh 112ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 205 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 87 ha tỷ lệ bệnh 5-10%; trung bình 15ha tỷ lệ bệnh 10-20%; nặng 10 ha tỷ lệ bệnh 30% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông; Phong Mỹ, Phong Sơn-Phong Điền; Hồng Hạ, A Roàng, A Đớt, A Lưới).

b) Cây bưởi Thanh trà:

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 232 ha (tăng 5 ha so với kỳ trước, giảm 33 ha so với cùng năm trước),  trong đó nhiễm nhẹ: 190ha tỷ lệ bệnh 5-10%; trung bình: 35ha; nặng: 7ha tỷ lệ bệnh 20-30% (Thủy Biều-Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền; các xã thuộc huyện Nam Đông).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây keo:

- Bệnh phấn trắng: Diện tích nhiễm 450ha (giảm 50 ha so với kỳ trước, tăng 450 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 300ha tỷ lệ bệnh 10-20%;  trung bình: 100ha tỷ lệ bệnh 25-50%; nặng: 50ha tỷ lệ bệnh 50-70% (Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ - Nam Đông, …).

- Các đối tượng sinh vật khác gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

d) Cây lạc: Bệnh héo rũ gây hại rải rác trên trà đầu, tỷ lệ bệnh thấp.

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa

Do điều kiện thời tiết ấm, ẩm độ cao thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại phát sinh phát triển, đặc biệt là bệnh đạo ôn sẽ gây hại nặng trên các chân ruộng đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ. Chuột gây hại có xu hướng gia tăng, có khả năng gây hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, cồn mồ mã, vùng chưa được tổ chức phòng trừ. Các đối tượng sinh vật gây hại khác: bệnh khô vằn, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ,.....,tiếp tục phát sinh phát triển.

2. Cây trồng khác

- Bệnh héo đen đầu lá, bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành trên cây ăn quả.

- Bệnh phấn trắng trên cây keo tiếp tục phát triển gây hại.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ bệnh đạo ôn trên các chân ruộng đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ. Sau khi phun 2-3 ngày kiểm tra đánh giá tình hình diễn biến bệnh, nếu bệnh ngừng phát triển tiến hành chăm sóc để cây lúa phục hồi, nếu vết bệnh tiến triển chỉ đạo phun lần 2 để khống chế bệnh hoàn toàn, hạn chế nấm bệnh phát tán lây lan.

- Tiếp tục duy trì công tác điều tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời ngay từ diện hẹp.

- Tiếp tục diệt chuột, ốc bươu vàng để hạn chế mật độ trên đồng ruộng.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, làm cỏ, bón phân đúng quy trình để cây sớm ổn định tầng lá. Kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ bệnh héo đen đầu lá (trên cao su trồng mới và trồng dặm 2014), bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, … hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.

b) Cây bưởi Thanh trà: Tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo và chỉ đạo các biện pháp chăm sóc, bón phân, quản lý các đối tượng sinh vật gây hại và phòng trừ bệnh chảy gôm trên các vườn cây đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ để hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển.

c) Cây sắn: Tiếp tục chỉ đạo gieo trồng đảm bảo khung lịch thời vụ. Tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại để xử lý kịp thời theo qui trình nhằm hạn chế lây lan.

d) Cây lạc: Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp, nhất là đối với nhóm bệnh héo rũ.

e) Cây lâm nghiệp: Tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại trên rừng phòng hộ, vườn cảnh quan để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, nhất là trên các vườn ươm để hạn chế sinh vật gây hại phát tán lây lan trên diện rộng.

                                                                                                                                                                                             Chi cục Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.345.398
Truy câp hiện tại 6.256