Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tổng kết khai thác vụ cá Bắc năm 2014-2015: Ngành Thủy sản hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đặt ra
Ngày cập nhật 03/04/2015

Sáng ngày 02/4/2015, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết khai thác vụ cá Bắc năm 2014-2015 và triển khai kế hoạch cho vụ cá Nam năm 2015. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng TC Thủy sản; đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

heo báo cáo, Vụ cá Bắc năm 2014-2015 này, Ngành Thủy sản đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đặt ra, trong đó, tổng sản lượng thủy sản đạt 1.297 nghìn tấn, tăng 2,85% so với vụ cá Bắc năm ngoái. Các tỉnh đạt sản lượng khai thác cao như Bình Định; Bình Thuận; Nghệ An; Thanh Hóa; Kiên Giang… Ngoài công tác chỉ đạo điều hành hoạt động khai thác như mọi năm, Vụ cá Bắc năm nay còn cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Bộ ngành và địa phương trong việc triển khai hàng loạt các chính sách lớn để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển như chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng cho khai thác, nuôi trồng thủy sản, chính sách tín dụng vay vốn ưu đãi dài hạn cho việc đóng mới, nâng cấp, chính sách tín dụng vay vốn lưu động lãi suất thấp tàu khai thác, dịch vụ khai thác hải sản, chính sách thuế, chính sách bảo hiểm và một số chính sách khác.

Cũng trong vụ cá Bắc 2014-2015, Bộ NN&PTNT đã triển khai thí điểm việc tổ chức khai thác thu mua chế biến cá ngừ theo chuỗi, hướng đến giá trị sản phẩm cuối cùng là chất lượng, giá trị gia tăng nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích trong các khâu sản xuất thúc đẩy thương mại thủy sản bền vững. Qua sự thành công của công tác chỉ đạo thí điểm, sẽ tiếp tục triển khai các chuỗi giá trị của các dòng sản phẩm khác như mực, tôm, cá cơm…

Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2014, giá trị sản xuất khai thác thủy sản đạt 1.460 tỷ đồngvà chiếm tỷ trọng hơn 17% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Lượng tàu cá xa bờ được ngư dân đầu tư nâng cấp, đóng mới hàng năm tăng lên từ 10-15%, đến nay toàn tỉnh có 285 chiếc tàu đánh cá xa bờ, trong đó có những tàu được đầu tư đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ. Các địa phương đã tổ chức thành lập 74 chi hội nghề cá, hình thành hệ thống quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng với sự tham gia của ngư dân trong quản lý, bảo vệ ngư trường, nguồn lợi thủy sản ngày càng chủ động, đã góp phần giúp Nhà nước quản lý tốt hơn, nâng cao năng lực khai thác đánh bắt khai thác hải sản của ngư dân.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Phan Ngọc Thọ khẳng định rằng kinh tế biển, trong đó khai thác hải sản đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng chủ quyền của đất nước. Đánh bắt hải sản là nghề truyền thống có thế mạnh của Việt Nam, với vùng biển rộng lớn có sinh vật đa dạng phong phú, trữ lượng hải sản lớn, đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động đánh bắt cá trực tiếp và hàng chục vạn lao động dịch vụ nghề cá. Tiềm năng, thực tế đã và đang tạo nền tảng, cơ hội cho Việt Nam chúng ta từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã xác định quan tâm đầu tư phát triển kinh tế biển, trong đó đánh bắt hải sản xa bờ được chú trọng. Với tốc độ khá và đạt được những kết quả khả quan, giá trị sản xuất khai thác thủy sản tăng, góp phần trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, an sinh xã hội của tỉnh.

ó thể nói, vụ cá Bắc vừa qua được xem là quãng thời gian bản lề trong việc thay đổi bản chất của nghề cá từ nghề cá nhân dân sang nghề cá hiện đại, nghề cá tự phát sang nghề cá đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan nói trên, công tác chỉ đạo vẫn còn nhiều tồn tại như năng suất, chất lượng sản phẩm không tăng; việc triển khai Nghị định 67 mới chỉ tập trung vào chính sách đóng tàu, chưa triển khai đầy đủ các chính sách khác như đã nêu trong nghị định. Theo đó, đồng chí Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã đề nghị Hội nghị tập trung vào việc đánh giá công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào việc khai thác, đánh bắt; cần phân tích sâu hơn về yếu tố kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản trên biển, đặc biệt là nâng cao giá trị các sản phẩm khai thác; đồng thời, kêu gọi những hiến kế về vận dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật làm sao vừa nâng cao được giá trị sức lao động của ngư dân vừa đảm bảo khai thác bền vững…

Sau phần tổng kết vụ cá Bắc 2014-2015, Hội nghị đã triển khai vụ cá Nam với chỉ tiêu về tổng sản lượng là 1.327 nghìn tấn; trong đó, khai thác hải sản là 1.228 nghìn tấn và khai thác nội địa là 99 nghìn tấn. Dự kiến thời tiết trong vụ cá Nam năm 2015 còn nhiều diễn biến phức tạp; giá các loại vật tư, nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất vẫn còn cao, vì vậy, tại Hội nghị, Tổng cục Thủy sản đã đề nghị công tác chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất, tháo gỡ khó khăn của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương cần được quan tâm sát sao hơn nữa để nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Theo www.thuathienhue.gov.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tổng kết khai thác vụ cá Bắc năm 2014-2015: Ngành Thủy sản hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đặt ra
Ngày cập nhật 03/04/2015

Sáng ngày 02/4/2015, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết khai thác vụ cá Bắc năm 2014-2015 và triển khai kế hoạch cho vụ cá Nam năm 2015. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng TC Thủy sản; đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

heo báo cáo, Vụ cá Bắc năm 2014-2015 này, Ngành Thủy sản đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đặt ra, trong đó, tổng sản lượng thủy sản đạt 1.297 nghìn tấn, tăng 2,85% so với vụ cá Bắc năm ngoái. Các tỉnh đạt sản lượng khai thác cao như Bình Định; Bình Thuận; Nghệ An; Thanh Hóa; Kiên Giang… Ngoài công tác chỉ đạo điều hành hoạt động khai thác như mọi năm, Vụ cá Bắc năm nay còn cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Bộ ngành và địa phương trong việc triển khai hàng loạt các chính sách lớn để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển như chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng cho khai thác, nuôi trồng thủy sản, chính sách tín dụng vay vốn ưu đãi dài hạn cho việc đóng mới, nâng cấp, chính sách tín dụng vay vốn lưu động lãi suất thấp tàu khai thác, dịch vụ khai thác hải sản, chính sách thuế, chính sách bảo hiểm và một số chính sách khác.

Cũng trong vụ cá Bắc 2014-2015, Bộ NN&PTNT đã triển khai thí điểm việc tổ chức khai thác thu mua chế biến cá ngừ theo chuỗi, hướng đến giá trị sản phẩm cuối cùng là chất lượng, giá trị gia tăng nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích trong các khâu sản xuất thúc đẩy thương mại thủy sản bền vững. Qua sự thành công của công tác chỉ đạo thí điểm, sẽ tiếp tục triển khai các chuỗi giá trị của các dòng sản phẩm khác như mực, tôm, cá cơm…

Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2014, giá trị sản xuất khai thác thủy sản đạt 1.460 tỷ đồngvà chiếm tỷ trọng hơn 17% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Lượng tàu cá xa bờ được ngư dân đầu tư nâng cấp, đóng mới hàng năm tăng lên từ 10-15%, đến nay toàn tỉnh có 285 chiếc tàu đánh cá xa bờ, trong đó có những tàu được đầu tư đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ. Các địa phương đã tổ chức thành lập 74 chi hội nghề cá, hình thành hệ thống quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng với sự tham gia của ngư dân trong quản lý, bảo vệ ngư trường, nguồn lợi thủy sản ngày càng chủ động, đã góp phần giúp Nhà nước quản lý tốt hơn, nâng cao năng lực khai thác đánh bắt khai thác hải sản của ngư dân.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Phan Ngọc Thọ khẳng định rằng kinh tế biển, trong đó khai thác hải sản đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng chủ quyền của đất nước. Đánh bắt hải sản là nghề truyền thống có thế mạnh của Việt Nam, với vùng biển rộng lớn có sinh vật đa dạng phong phú, trữ lượng hải sản lớn, đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động đánh bắt cá trực tiếp và hàng chục vạn lao động dịch vụ nghề cá. Tiềm năng, thực tế đã và đang tạo nền tảng, cơ hội cho Việt Nam chúng ta từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã xác định quan tâm đầu tư phát triển kinh tế biển, trong đó đánh bắt hải sản xa bờ được chú trọng. Với tốc độ khá và đạt được những kết quả khả quan, giá trị sản xuất khai thác thủy sản tăng, góp phần trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, an sinh xã hội của tỉnh.

ó thể nói, vụ cá Bắc vừa qua được xem là quãng thời gian bản lề trong việc thay đổi bản chất của nghề cá từ nghề cá nhân dân sang nghề cá hiện đại, nghề cá tự phát sang nghề cá đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan nói trên, công tác chỉ đạo vẫn còn nhiều tồn tại như năng suất, chất lượng sản phẩm không tăng; việc triển khai Nghị định 67 mới chỉ tập trung vào chính sách đóng tàu, chưa triển khai đầy đủ các chính sách khác như đã nêu trong nghị định. Theo đó, đồng chí Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã đề nghị Hội nghị tập trung vào việc đánh giá công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào việc khai thác, đánh bắt; cần phân tích sâu hơn về yếu tố kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản trên biển, đặc biệt là nâng cao giá trị các sản phẩm khai thác; đồng thời, kêu gọi những hiến kế về vận dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật làm sao vừa nâng cao được giá trị sức lao động của ngư dân vừa đảm bảo khai thác bền vững…

Sau phần tổng kết vụ cá Bắc 2014-2015, Hội nghị đã triển khai vụ cá Nam với chỉ tiêu về tổng sản lượng là 1.327 nghìn tấn; trong đó, khai thác hải sản là 1.228 nghìn tấn và khai thác nội địa là 99 nghìn tấn. Dự kiến thời tiết trong vụ cá Nam năm 2015 còn nhiều diễn biến phức tạp; giá các loại vật tư, nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất vẫn còn cao, vì vậy, tại Hội nghị, Tổng cục Thủy sản đã đề nghị công tác chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất, tháo gỡ khó khăn của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương cần được quan tâm sát sao hơn nữa để nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Theo www.thuathienhue.gov.vn

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 2.391