I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết: Nhiệt độ: TB: 36,10C; Cao nhất: 40,70C; Thấp nhất: 24,40C. Độ ẩm: TB: 69,5%; Thấp nhất: 40%. Lượng mưa: 3,6 mm; Ngày mưa: 01ngày.
Nhận xét: Trong tuần qua thời tiết nắng nóng trong các ngày 29/4/2015 và 02-05/5/5015, chiều tối có mưa dông rải rác.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Cây lúa:
- Diện tích: 27.825 ha (gieo sạ: 26.521 ha, cấy: 1.304 ha). Diện tích đã thu hoạch: 5.455 ha.
- Diện tích lúa Xuân Hè: 1.019 ha (Vinh Thái, Vinh Hà-Phú Vang; Thủy Tân- Hương Thủy; Phú Lộc). Giai đoạn đứng cái-làm đòng: 175ha (Phú Vang).
- Diệt chuột: 89.170 đuôi, thuốc đã sử dụng 515,7 kg (Racumin).
b) Cây trồng khác
Cây trồng
|
GĐST
|
Diện tích (ha)
|
Rau
|
Trồng mới
Phát triển thân lá
Thu hoạch
|
871,0
896,0
500,5
|
|
Cây lạc
|
Phát triển quả-chín
Thu hoạch
|
3.202,0
130,0
|
|
Cây ngô
|
Trồng mới
Phân hóa hoa-trổ cờ
Phát triển quả
Thu hoạch
|
15
432,5
484,0
594,5
|
|
Khoai lang
|
Phát triển thân lá
Phát triển củ
|
808,5
934,3
|
|
Cây sắn
|
Phát triển củ
|
6.513,0
|
|
Cây ăn quả
|
Phát triển quả
|
3.459,0
|
|
Cây cà phê
|
Phát triển quả
|
751,2
|
|
Cây cao su
+ (Kinh doanh)
+ KTCB
|
|
5.434,0
4.273,1
|
|
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 29/4 – 05/5/2015)
1. Cây lúa
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Gây hại giảm so với tuần trước do diện tích nhiễm bệnh đã được thu hoạch, giảm 140,6 ha so với cùng kỳ năm trước.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 2.465 ha (giảm 970 ha so với kỳ trước; giảm 832 ha so với cùng kỳ năm trước); trong đó diện tích nhiễm trung bình 340 ha tỷ lệ bệnh 20-40%, diện tích nhiễm nặng 100 ha, tỷ lệ bệnh >40% (Hương Vinh, Hương Phong, Hương Toàn-Hương Trà, ...)
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 251 ha (giảm 464 ha so với kỳ trước; giảm 392,5 so với cũng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 11 ha (Thủy Phù 1-Hương Thủy; Phú Mỹ, Phú Thanh, Phú Lương, Phú Đa, Phú Thanh-Phú Vang; Hương Phong, Hương Văn-Hương Trà; Khu 1-Phú Lộc), mật độ 1.500-3.000 con/m2; diện tích nhiễm nặng 4 ha mật độ >5.000 con/m2 (Phú Vang: 1ha; Quảng Điền: 2ha; Hương Thủy:1 ha;) rầy giai đoạn tuổi 5-trưởng thành.
- Chuột: Diện tích nhiễm 107 ha (giảm 85 so với kỳ trước, tăng 47 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 10 ha, tỷ lệ gây hại 5- 10% (Thủy Vân, Thủy Dương-Hương Thủy; Lộc Trì-Phú Lộc).
Các đối tượng khác như: bệnh thối thân thối bẹ, đốm nâu, nhện gié, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cắn gié, bọ xít dài, ... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi để có biện pháp quản lý.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su:
- Bệnh phấn trắng: Diện tích nhiễm 30 ha (tăng 30ha so với kỳ trước; giảm 172 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20% (rải rác toàn huyện Nam Đông).
- Bệnh nứt vỏ xì mủ: Diện tích nhiễm 45 ha (giảm 20 ha so với kỳ trước; giảm 140 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó trung bình: 15ha tỷ lệ bệnh 10% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông).
- Các đối tượng gây hại khác như: bệnh rụng Corynespora; bệnh héo đen đầu lá, bệnh loét sọc miệng cạo, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
b) Cây bưởi Thanh trà:
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 220 ha (không tăng so với kỳ trước; giảm 45 ha so với cùng năm trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình: 30ha tỷ lệ 10-20%; nặng: 5ha tỷ lệ bệnh 20-30% (Thủy Biều-Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền; Hương Hòa, Hương Phú-Nam Đông).
- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu đục thân, đục cành, sâu vẽ bùa, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
c) Cây lạc:
- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm 220ha (không tăng ha so với kỳ trước, giảm 250 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 2,5-5% (Hương Văn, Hương Vân, Hương An-Hương Trà).
- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 80ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 80 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ sâu 10-20 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 3-6 (Hương Văn, Hương Xuân, Hương Chữ-Hương Trà).
- Các đối tượng gây hại khác như: Bệnh đốm lá, ...gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.
III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Cây lúa
Các đối tượng sinh vật gây hại tiếp tục phát sinh phát triển trên trà muộn và lúa Xuân Hè, nhất là rầy các loại có khả năng gây hại nặng cục bộ giai đoạn cuối vụ trên các vùng nhiễm rầy chưa được phun trừ hoặc phun không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Cây trồng khác
- Bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá gây hại trên lá non nhất là các vườn ra lá muộn; bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo tiếp tục gây hại trên cây cao su.
- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành trên cây ăn quả.
IV. Đề nghị
1. Trên cây lúa
- Tăng cường theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại giai đoạn cuối vụ, đặc biệt các vùng đang nhiễm rầy lúa đang giai đoạn chắc xanh để chỉ đạo phun trừ kịp thời. Đối với những diện tích đang nhiễm rầy mật độ cao lúa giai đoạn chín tại Thủy Phù 1-Hương Thủy; Phú Mỹ, Phú Thanh, Phú Lương, Phú Đa, Phú Thanh-Phú Vang; Hương Phong, Hương Văn-Hương Trà; Khu 1-Phú Lộc; Đông Phú, Đông Phước, An Xuân-Quảng Điền…cần khuyến cáo cho nông dân thu hoạch sớm và xử lý các ổ rầy ngay sau khi thu hoạch.
- Chỉ đạo vệ sinh đồng ruộng và cày lật đất sau thu hoạch lúa Đông Xuân nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh, cỏ dại tồn tại trên đồng ruộng và ngộ độc hữu cơ sau khi gieo cấy.
- Điều tra, thu thập đánh giá tuổi phát dục, diện phân bố của các đối tượng sinh vật gây hại để có cơ sở dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng vụ Hè Thu 2015.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, làm cỏ, bón phân đúng quy trình để cây phát triển; vệ sinh mặt cạo, xử lý bệnh loét sọc miệng cạo, xì mủ, bệnh phấn trắng và khai thác mủ đúng quy trình kỹ thuật.
b) Cây bưởi Thanh trà: Tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo và chỉ đạo các biện pháp chăm sóc, bón phân, quản lý các đối tượng sinh vật gây hại. Thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm trên các vườn cây đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ để hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển.
c) Cây sắn: Tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại để xử lý kịp thời theo qui trình nhằm hạn chế lây lan.
d) Cây lạc: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.
e) Cây lâm nghiệp: Tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại trên rừng phòng hộ, vườn cảnh quan để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, nhất là trên các vườn ươm để hạn chế sinh vật gây hại phát tán lây lan trên diện rộng.
Chi cục Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế