I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết:
- Nhiệt độ: TB: 26,60C; Cao nhất: 34,80C; Thấp nhất: 22,30C
- Độ ẩm: TB: 84,9%; Thấp nhất: 55%
- Lượng mưa: 26,0 mm; Ngày mưa: 7 ngày.
Nhận xét: Do ảnh hưởng của phía rãnh thấp có trục Tây Bắc- Đông Nam kết hợp với xoáy thấp hoạt động trên khu vực Bắc Bộ nên thời tiết trong tuần có mưa, mưa rào rải rác, có nơi mưa vừa. Đặc biệt 03 ngày từ ngày 03/8/2015 đến 05/8/2015 thời tiết nắng nóng oi bức, nhiệt độ 32-340C
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Cây lúa:
Diện tích gieo cấy: 25.259,6 ha (gieo sạ: 24.770,6 ha, cấy: 489 ha). Diện tích lúa trổ: 21.374 ha. Diện tích còn lại đang giai đoạn làm đòng tập trung chủ yếu ở A Lưới, Nam Đông. Thuốc chuột đã sử dụng 276,9 kg (Racumin). Thu đuôi chuột 38.050 đuôi.
b) Cây trồng khác
Cây trồng
|
GĐST
|
Diện tích (ha)
|
Rau
|
Trồng mới
Phát triển thân lá
Thu hoạch
|
50,0
350,0
1.346,5
|
|
Cây lạc
|
Ra hoa-đâm tia
|
101,8
|
|
Cây ngô
|
Phát triển quả
Thu hoạch
|
59,0
1267,0
|
|
Khoai lang
|
Phát triển thân, củ
Thu hoạch
|
697,8
1045,0
|
|
Cây sắn
|
Phát triển củ
|
6.513,0
|
|
Cây ăn quả
|
Phát triển quả
|
3.459,0
|
|
Cây cà phê
|
Phát triển quả
|
344,0
|
|
Cây cao su
+ Kinh doanh
+ KTCB
|
|
5.434,0
4.273,1
|
|
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 29/7– 04/8/2015)
1. Cây lúa
- Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 4.472 ha (tăng 2.566 ha so với tuần trước: Huế 150 ha, Hương Thủy 86 ha, Hương Trà 800 ha, Quảng Điền 50 ha, Phong Điền 580 ha, Phú Vang 400 ha, Phú Lộc 500 ha; tăng 1.365 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%; trong đó diện tích nhiễm trung bình 1026 ha (tăng 321 ha: Huế 100 ha, Hương Thủy 76 ha, Hương Trà 45 ha, Phong Điền 40 ha, Phú Lộc 60 ha), tỷ lệ bệnh 10-20%; diện tích nhiễm nặng 175 ha (tăng 86,5 ha: Hương Thủy 16,5 ha, Hương Trà 30 ha, Phong Điền 10 ha, Phú Lộc 30 ha), tỷ lệ bệnh 30%.
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 5.932 ha (tăng 1.240 ha so với tuần trước: Huế 100 ha, Hương Trà 500, Quảng Điền 200 ha, Phú Vang 290 ha, Phú Lộc 150 ha; tăng 1.836 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 1-3; diện tích nhiễm trung bình 848 ha (tăng 448 ha: Huế 100 ha, Hương Trà 300 ha, Quảng Điền 8 ha, Phú Vang 40 ha), tỷ lệ bệnh 20-40%, bệnh cấp 3-5.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 330 ha (tăng 257 ha so với tuần trước, giảm 77 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 10-20 con/m2, sâu chủ yếu tuổi 2-4 (Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền,…).
- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 907 ha (tăng 832 ha so với tuần trước, tăng 81,2 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750-1.500 con/m2; diện tích nhiễm trung bình 84 ha (tăng 84 ha: Hương Thủy 24 ha, Hương Trà 50 ha, Phú Vang 10 ha), mật độ rầy 2.000-3.000 con/m2, rầy tuổi 1-3, rải rác trưởng thành, mật độ trứng 1-3 ổ/dảnh (An Đông Huế, Phú Lương-Phú Vang, …)
- Nhện gié: Diện tích nhiễm 3.236 ha (tăng 951 ha so với tuần trước: Huế 300 ha, Hương Thủy 401 ha, Hương Trà 200 ha, Phú Lộc 50 ha; tăng 964 ha so với cùng kỳ năm trước). Diện tích nhiễm trung bình 365 ha (tăng 60 ha: Huế 50 ha, Hương Trà 10 ha), tỷ lệ tỷ lệ 30-60% (Hương Toàn-Hương Trà;Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Lương, Thủy Châu-Hương Thủy; Huế)
- Chuột: Diện tích nhiễm 92 ha (giảm 14 ha so với tuần trước; giảm 101,1 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 3-5%, nơi cao 10% (Hương Long, Thủy Biều-Huế; các HTX ở thị xã Hương Thủy, rải rác các HTX ở Phú Vang, Phú Lộc).
Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Sâu cắn gié, sâu đục thân, bọ phấn,... gây hại rải rác, mật độ, tỷ lệ hại thấp, tiếp tục theo dõi quản lý.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su:
- Bệnh nứt vỏ xì mủ: Diện tích nhiễm 210 ha ( không tăng so với tuần trước), trong đó nhiễm trung bình: 18 ha tỷ lệ bệnh 10% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông; Phong Mỹ-Phong Điền).
- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm 10 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ bệnh 3-5% (Hương Nguyên, Hồng Hạ- A Lưới).
Ngoài ra, bệnh rụng lá Corynespora gây hại cục bộ tại Hương Bình-Hương Trà.
b) Cây bưởi Thanh trà:
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 160 ha (không tăng so với tuần trước) tỷ lệ bệnh 10-15% (Thủy Biều-Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền; Hương Hòa, Hương Phú-Nam Đông).
- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu đục thân, đục cành, ruồi đục quả, sâu vẽ bùa, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
c) Cây Sắn:
- Nhện đỏ: Gây hại giảm hơn so với kỳ trước do có các đợt mưa dông. Diện tích nhiễm 545 ha (giảm 20 ha so với tuần trước), mật độ 1.000-2.000 con/m2 (Hương Văn, Hương Vân, Hương An-Hương Trà; Phú Xuân-Phú Vang).
- Các đối tượng gây hại khác như: Bệnh thán thư, bọ phấn... gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.
d) Cây rau:
- Sâu ăn lá hành hoa: Diện tích nhiễm 30 ha (không tăng so với tuần trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 10 ha, mật độ sâu 6-10 con/m2, nơi cao 20 con/m2, sâu giai đoạn trưởng thành, tuổi 1-2 (Hương An-Hương Trà).
- Dòi đục cọng hành hoa: Diện tích nhiễm 40 ha (không tăng so với tuần trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 10 ha, mật độ sâu 10-20 con/m2, nơi cao 30 con/m2, sâu giai đoạn sâu non, rải rác trưởng thành (Hương An-Hương Trà).
Ngoài ra, bệnh khô đầu lá hành hoa gây hại rải rác (Hương An-Hương Trà).
III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Trên cây lúa
Bệnh lem lép hạt, khô vằn tiếp tục gây hại gia tăng và có khả năng gây hại nặng cục bộ trên diện tích phun phòng, trừ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đặc biệt rầy nâu có khả năng sẽ bộc phát gây hại nặng cục bộ và lây lan trên diện rộng. Các đối tượng sinh vật hại tiếp tục gây hại và gia tăng mật độ và tỷ lệ hại.
2. Cây trồng khác
- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo tiếp tục gây hại trên cây cao su.
- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, ruồi đục quả, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành trên cây ăn quả.
- Nhện đỏ, bọ phấn, bệnh thán thư, ... tiếp tục gây hại trên cây sắn.
IV. Đề nghị
1. Trên cây lúa
- Tăng cường kiểm tra và hướng dẫn nông dân phun phòng bệnh lem lép hạt khi trổ vè thưa (3-5%) và sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 7 ngày) bằng các loại thuốc Tiltsuper 300EC, Nevo 330EC, Alvin %SC, Vixazol 275SC, Amistartop 325SC,...
- Kiểm tra, giám sát đồng ruộng để phát hiện rầy gây hại, nhất là trên diện tích đang nhiễm rầy, các chân ruộng gieo giống nhiễm rầy (HT1, IR352, Khang Dân, ...) và các vùng hàng năm nhiễm rầy nặng; chỉ đạo nông dân phun trừ nơi có mật độ cao (>1.500 con/m2). Đối với rầy tuổi 1-2 sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Buprofezin (Butyl 10WP, Applaud 10WP,...); đối với rầy tuổi 3-trưởng thành sử dụng thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Vicondor 50EC, Confidor 100 SL, Armada 50EC,...), Pymetrozine (Chess 50WG, Chery 70WG,...), Fenobucarb (Bassa 50EC, ... ). Nếu rầy mật độ cao, nhiều lứa gối nhau thì chỉ đạo phun kép bằng cách trộn thuốc với cát hoặc đất bột vãi phía dưới gốc lúa, phía trên kết hợp phun thuốc để tăng hiệu lực phun trừ rầy. Sau khi chỉ đạo phun trừ cần tiến hành kiểm tra đánh giá tình hình rầy gây hại để tiếp tục chỉ đạo phun trừ, không chủ quan để rầy tái phát gây hại nặng.
- Tăng cường theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ ngay từ diện hẹp.
Lưu ý:
Đối với rầy khi phun ruộng phải có nước, đảm bảo đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích (20-30 lít nước/500m2) và không tháo cạn nước sớm gây bộc phát rầy giai đoạn cuối vụ.
Hiện nay lúa đã và đang trỗ khi phun thuốc nên phun vào chiều mát và không pha trộn nhiều loại thuốc (đặc biệt là các thuốc trừ sâu khác)
Không được sử dụng thuốc có hoạt chất Acetamiprit để phun trừ sâu, rầy.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Hướng dẫn nông dân ngừng khai thác mủ đối với vườn cây đang nhiễm bệnh và tiến hành trừ bệnh loét sọc miệng cạo, xì mủ để hạn chế lây lan, ảnh hưởng đến năng suất mủ. Khi bệnh ngừng phát triển mới tiến hành khai thác mủ.
b) Cây bưởi Thanh trà: Tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo và chỉ đạo các biện pháp chăm sóc, cắt tỉa cành vượt, cành sâu bệnh hại, tủ gốc và tưới nước để cây sinh trưởng phát triển.
c) Cây sắn: Tăng cường công tác kiểm tra và hướng dẫn nông dân thu gom các cây, lá bị nhiễm nhện đỏ, bọ phấn gây hại để tiêu hủy và phun trừ nơi có mật độ cao hạn chế lây lan.
d) Cây rau: Hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu ăn lá, dòi đục cọng hành hoa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo thời gian cách ly. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.
e) Cây lâm nghiệp: Tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại trên rừng phòng hộ, vườn cảnh quan để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, nhất là trên các vườn ươm để hạn chế sinh vật gây hại phát tán lây lan trên diện rộng.
Chi cục Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế