Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SAU 2 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ngày cập nhật 26/12/2012

 

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Thừa Thiên Huế thành một tỉnh giàu về kinh tế đẹp về văn hóa. Đến nay nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển mới, nông thôn có khởi sắc và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân đã được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.  

Tuy vậy, nền nông nghiệp tỉnh ta về cơ bản là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng hiệu qủa thấp, sức cạnh trạnh yếu; đại bộ phận nông dân còn nghèo, đời sống bấp bênh, mức hưởng thụ thành quả đổi mới còn thấp so với thành thị; nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững. Mặt khác, khủng hoảng nền kinh tế thế giới hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa tỉnh nhà.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, cả nước đang sôi nổi thi đua, lập thành tích thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện chủ trương này thể hiện rõ bản chất ưu việt, tốt đẹp của chế độ ta; tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế của đất nước nói chung; tạo ra diện mạo nông thôn mới.

Qua sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cho thấy hiện trạng nông thôn Thừa Thiên Huế so với bộ tiêu chí Quốc gia chúng ta còn phải phấn đấu nhiều: Đánh giá theo 19 tiêu chí của 92 xã đến cuối năm 2012 số xã đạt:

Từ 16 đến 19 tiêu chí chưa có xã nào đạt.

            - 15 tiêu chí:         có 1 xã.

- Từ 12 - 14 tiêu chí:    12 xã.

            - Từ 10 - 11 tiêu chí:            18 xã.

            - Từ 08 - 09 tiêu chí:    38 xã.

            - Từ 05 - 07 tiêu chí:             23 xã.

 Có một số tiêu chí đã đạt, song một số tiêu chí có chỉ tiêu còn thấp cần phải có cơ chế, chính sách, giải pháp và nguồn lực mới thực hiện được như: Tiêu chí trường học; hệ thống giao thông thủy lợi; kiên cố hóa nhà ở dân cư vùng ven biển đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, là nơi thường xuyên bị thiên tai bão lụt tàn phá; ngoài nội lực cần phải có nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ Chính phủ, các dự án quốc tế, các chương trình mục tiêu, các doanh nghiệp và sự đóng góp của người dân thì các chỉ tiêu kinh tế -xã hội này mới mong hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.

Ngoài ra một số chỉ tiêu rất khó khăn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo như: Thu nhập bình quân đầu người  khu vực nông thôn là 22 triệu đồng; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo còn quá cao so với quy định nhất là ở huyện điểm, việc huy động nguồn lực đóng góp của dân để tham gia xây dựng chương trình còn khó khăn, nhất là các vùng đặt biệt khó khăn đang là thách thức lớn đối với tỉnh và các cấp chính quyền.

Xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và mang tính nhân văn sâu sắc.

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi” hướng tới mục đích “nâng cao đời sống người dân nông thôn” nhằm phát huy vai trò của người dân và cộng đồng. Đây là sự nghiệp của người dân nông thôn, tự người dân nông thôn phải đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính, tổ chức... Hiện nay vẫn còn nhận thức không đúng về Chương trình xây dựng nông thôn mới là một dạng Chương trình, dự án đầu tư của nhà nước. Do vậy, nhiều địa phương có tâm thế chờ đợi, xây dựng quy hoạch “hoành tráng” không phù hợp với thực tế và không có tính khả thi. Phải thay đổi căn bản nhận thức này. Chưa cần chờ Chính phủ đầu tư địa phương vẫn có thể làm được ngay, làm được nhiều việc nếu quyết tâm thực hiện như: Tiêu chí về đời sống văn hóa, vệ sinh môi trường, mở đường giao thông thôn, xóm. 

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2 năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng những kinh nghiệm của quá trình phát triển nông thôn những năm trước đây, với sự quan tâm, đồng thuận hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân đã có những kết quả nhất định.Tuy vậy, nguồn lực để đầu tư cho Chương trình còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó xuất phát điểm còn khác nhau giữa các vùng trên địa bàn tỉnh, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác XD-NTM của các cấp còn nhiều hạn chế nên đã phát sinh một số mặt yếu chung và một số vấn đề mang tính khu vực. Ban chỉ đạo tỉnh  tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm  xác định những khó khăn, hạn chế và tìm ra các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình trong thời gian tới.

Đến năm 2015 Thừa Thiên Huế sẽ có 28 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới trong tổng số 92 xã tham gia thực hiện Chương trình đạt 25,76%. Qua sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình XD-NTM tỉnh Thừa Thiên Huế cần nhanh chóng triển khai một số công việc sau :

1. Có chủ trương từ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành tham mưu giúp tỉnh từng lĩnh vực của ngành mình theo 19 TC.

2. Sớm thành lập bộ máy thực hiện Chương trình từ tỉnh, huyện đến xã hoạt động theo hướng chuyên nghiệp; thành viên BCĐ theo hướng dẫn Trung ương và có bổ sung nhằm phát huy cả hệ thống chính trị vào cuộc; bố trí cán bộ chuyên trách, điều kiện hoạt động của VP Điều phối các cấp bảo đảm đủ sức tham mưu đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình.

3. Xác định phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân dân là yếu tố cốt lõi. Muốn vậy các địa phương phải xây dựng và thực hiện thật tốt các đề án phát triển sản xuất. Tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cũng như sự chỉ đạo cho nội dung trọng tâm này, góp phần tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi thực sự trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

4. Có sự phân công cụ thể các Đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đề án, kế hoạch và các nội dung XD-NTM ở địa bàn được phân công phụ trách; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan Thường trực BCĐ (Sở Nông nghiệp &PTNT)

            5. Công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục; đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp từng giai đoạn, từng đối tượng; phương thức tuyên truyền phong phú đa dạng từ báo viết, báo hình, phim, hình ảnh, tập huấn, hội thảo, kể cả sân khấu hóa nội dung tuyên truyền.

            6. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy chính quyền, phân công, phân nhiệm cụ thể cho các tổ chức, từng thành viên; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, nhất là cấp xã, đủ năng lực, chủ động, sáng tạo triển khai nhiệm vụ.

            7. Tập trung chỉ đạo quyết liệt bảo đảm triển khai đồng thời Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới, Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong cùng một thời gian và huy động toàn dân tham gia bảo đảm khả thi cho các Đề án.

            8. Thực thi tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch các nguồn đầu tư, trao quyền tự chủ cho cộng đồng người dân được trực tiếp tham gia, bàn bạc lựa chọn công trình, hạng mục triển khai trên địa bàn thôn, xóm của mình, quyết định mức đóng góp, tổ chức thực hiện, đảm bảo người dân chủ động, tự giác trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới.

 

Hàng Trung Ân - Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT và QLCL nông lâm thủy sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SAU 2 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ngày cập nhật 26/12/2012

 

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Thừa Thiên Huế thành một tỉnh giàu về kinh tế đẹp về văn hóa. Đến nay nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển mới, nông thôn có khởi sắc và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân đã được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.  

Tuy vậy, nền nông nghiệp tỉnh ta về cơ bản là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng hiệu qủa thấp, sức cạnh trạnh yếu; đại bộ phận nông dân còn nghèo, đời sống bấp bênh, mức hưởng thụ thành quả đổi mới còn thấp so với thành thị; nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững. Mặt khác, khủng hoảng nền kinh tế thế giới hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa tỉnh nhà.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, cả nước đang sôi nổi thi đua, lập thành tích thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện chủ trương này thể hiện rõ bản chất ưu việt, tốt đẹp của chế độ ta; tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế của đất nước nói chung; tạo ra diện mạo nông thôn mới.

Qua sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cho thấy hiện trạng nông thôn Thừa Thiên Huế so với bộ tiêu chí Quốc gia chúng ta còn phải phấn đấu nhiều: Đánh giá theo 19 tiêu chí của 92 xã đến cuối năm 2012 số xã đạt:

Từ 16 đến 19 tiêu chí chưa có xã nào đạt.

            - 15 tiêu chí:         có 1 xã.

- Từ 12 - 14 tiêu chí:    12 xã.

            - Từ 10 - 11 tiêu chí:            18 xã.

            - Từ 08 - 09 tiêu chí:    38 xã.

            - Từ 05 - 07 tiêu chí:             23 xã.

 Có một số tiêu chí đã đạt, song một số tiêu chí có chỉ tiêu còn thấp cần phải có cơ chế, chính sách, giải pháp và nguồn lực mới thực hiện được như: Tiêu chí trường học; hệ thống giao thông thủy lợi; kiên cố hóa nhà ở dân cư vùng ven biển đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, là nơi thường xuyên bị thiên tai bão lụt tàn phá; ngoài nội lực cần phải có nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ Chính phủ, các dự án quốc tế, các chương trình mục tiêu, các doanh nghiệp và sự đóng góp của người dân thì các chỉ tiêu kinh tế -xã hội này mới mong hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.

Ngoài ra một số chỉ tiêu rất khó khăn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo như: Thu nhập bình quân đầu người  khu vực nông thôn là 22 triệu đồng; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo còn quá cao so với quy định nhất là ở huyện điểm, việc huy động nguồn lực đóng góp của dân để tham gia xây dựng chương trình còn khó khăn, nhất là các vùng đặt biệt khó khăn đang là thách thức lớn đối với tỉnh và các cấp chính quyền.

Xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và mang tính nhân văn sâu sắc.

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi” hướng tới mục đích “nâng cao đời sống người dân nông thôn” nhằm phát huy vai trò của người dân và cộng đồng. Đây là sự nghiệp của người dân nông thôn, tự người dân nông thôn phải đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính, tổ chức... Hiện nay vẫn còn nhận thức không đúng về Chương trình xây dựng nông thôn mới là một dạng Chương trình, dự án đầu tư của nhà nước. Do vậy, nhiều địa phương có tâm thế chờ đợi, xây dựng quy hoạch “hoành tráng” không phù hợp với thực tế và không có tính khả thi. Phải thay đổi căn bản nhận thức này. Chưa cần chờ Chính phủ đầu tư địa phương vẫn có thể làm được ngay, làm được nhiều việc nếu quyết tâm thực hiện như: Tiêu chí về đời sống văn hóa, vệ sinh môi trường, mở đường giao thông thôn, xóm. 

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2 năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng những kinh nghiệm của quá trình phát triển nông thôn những năm trước đây, với sự quan tâm, đồng thuận hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân đã có những kết quả nhất định.Tuy vậy, nguồn lực để đầu tư cho Chương trình còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó xuất phát điểm còn khác nhau giữa các vùng trên địa bàn tỉnh, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác XD-NTM của các cấp còn nhiều hạn chế nên đã phát sinh một số mặt yếu chung và một số vấn đề mang tính khu vực. Ban chỉ đạo tỉnh  tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm  xác định những khó khăn, hạn chế và tìm ra các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình trong thời gian tới.

Đến năm 2015 Thừa Thiên Huế sẽ có 28 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới trong tổng số 92 xã tham gia thực hiện Chương trình đạt 25,76%. Qua sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình XD-NTM tỉnh Thừa Thiên Huế cần nhanh chóng triển khai một số công việc sau :

1. Có chủ trương từ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành tham mưu giúp tỉnh từng lĩnh vực của ngành mình theo 19 TC.

2. Sớm thành lập bộ máy thực hiện Chương trình từ tỉnh, huyện đến xã hoạt động theo hướng chuyên nghiệp; thành viên BCĐ theo hướng dẫn Trung ương và có bổ sung nhằm phát huy cả hệ thống chính trị vào cuộc; bố trí cán bộ chuyên trách, điều kiện hoạt động của VP Điều phối các cấp bảo đảm đủ sức tham mưu đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình.

3. Xác định phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân dân là yếu tố cốt lõi. Muốn vậy các địa phương phải xây dựng và thực hiện thật tốt các đề án phát triển sản xuất. Tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cũng như sự chỉ đạo cho nội dung trọng tâm này, góp phần tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển đổi thực sự trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

4. Có sự phân công cụ thể các Đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đề án, kế hoạch và các nội dung XD-NTM ở địa bàn được phân công phụ trách; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về cơ quan Thường trực BCĐ (Sở Nông nghiệp &PTNT)

            5. Công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, phải thực hiện thường xuyên, liên tục; đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp từng giai đoạn, từng đối tượng; phương thức tuyên truyền phong phú đa dạng từ báo viết, báo hình, phim, hình ảnh, tập huấn, hội thảo, kể cả sân khấu hóa nội dung tuyên truyền.

            6. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy chính quyền, phân công, phân nhiệm cụ thể cho các tổ chức, từng thành viên; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, nhất là cấp xã, đủ năng lực, chủ động, sáng tạo triển khai nhiệm vụ.

            7. Tập trung chỉ đạo quyết liệt bảo đảm triển khai đồng thời Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới, Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong cùng một thời gian và huy động toàn dân tham gia bảo đảm khả thi cho các Đề án.

            8. Thực thi tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch các nguồn đầu tư, trao quyền tự chủ cho cộng đồng người dân được trực tiếp tham gia, bàn bạc lựa chọn công trình, hạng mục triển khai trên địa bàn thôn, xóm của mình, quyết định mức đóng góp, tổ chức thực hiện, đảm bảo người dân chủ động, tự giác trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới.

 

Hàng Trung Ân - Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT và QLCL nông lâm thủy sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.321.829
Truy câp hiện tại 15.704