I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng
1. Thời tiết:
- Nhiệt độ: TB: 31,90C; Cao nhất: 410C; Thấp nhất: 26,10C.
- Độ ẩm: TB: 68,2%; Thấp nhất: 39%.
- Ngày mưa: 0 ngày
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Cây lúa:
* Lúa Đông Xuân muộn: Diện tích thực hiện 859 ha. Diện tích lúa chắc xanh-chín: 209 ha, diện tích thu hoạch 650 ha (Vinh Hà, Vinh Thái– Phú Vang).
* Lúa Hè Thu:
- Kế hoạch sản xuất 25.493 ha. Diện tích đã gieo cấy: 25.460 ha (sạ 25.035 ha; cấy 424 ha. Trong đó Hè Thu sớm 191 ha: diện tích vào chắc 73 ha, diện tích làm đòng-trổ 118 ha).
- Diện tích gieo sạ lại do chua phèn, ngập úng do mưa lớn, hiện nay đang phát triển, cục bộ một số diện tích nhiễm chua phèn, gieo sạ lại tỷ lệ chết 60-80% nông dân đang tỉa dặm.
b) Cây trồng khác
Cây trồng
|
Diện tích (ha)
|
GĐST
|
Rau
|
1.402,0
1.537,0
|
Phát triển thân lá
Thu hoạch
|
Lạc + Đông Xuân
+ Hè Thu
|
305,0
2.887,5
242,0
|
Phát triển quả
Thu hoạch
Trồng mới
|
Khoai lang
|
1.970,0
|
Phát triển thân lá, củ
|
Cây sắn
|
6.923,0
|
Phát triển thân lá, củ
|
Ngô + Đông Xuân
+ Hè Thu
|
10,0
1.188,6
120,0
|
Phát triển quả
Thu hoạch
Trồng mới
|
Ném
|
190,0
|
Thu hoạch xong
|
Cây ăn quả
|
3.459,0
|
Phát triển thân cành, phát triển quả
|
Cây cà phê
|
37,0
|
Phát triển thân cành, phát triển quả
|
Cây cao su
+ Kinh doanh
+ KTCB
|
7.409,0
1687,0
|
Phát triển cành lá
Phát triển cành lá
|
II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua
1. Trên cây lúa
a) Lúa Đông Xuân muộn
Các đối tượng sinh vật gây hại như rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, lem lép hạt, chuột,…mật độ và tỷ lệ thấp.
b) Lúa Hè Thu
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 100 ha (tăng 100 ha so với tuần trước, tăng 100 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 30-40 con/m2 , sâu giai đoạn tuổi 1-3, rải rác trưởng thành (Thủy Phù-Hương Thủy).
- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 368 ha (giảm 993 ha so với tuần trước, tăng 248 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 30 con/m2, trong đó diện tích nhiễm trung bình 6,5 ha (giảm 338,5 ha), diện tích nhiễm nặng 0,5 ha (giảm 124,5 ha). Phân bố: Hương Trà 100 ha, Phong Điền 10 ha (nặng 0,5 ha), Phú Vang 255 ha, Nam Đông 3 ha.
- Các đối tượng sinh vật gây hại khác như rầy, bọ trĩ, chuột,… gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp. Lượng thuốc chuột đã sử dụng 452,5 kg (Racumin), thu đuôi chuột số lượng khoảng 63.650 con.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su
Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh xì mủ, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.
b) Cây bưởi Thanh trà
- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 365 ha (tăng 100 ha so với tuần trước, tăng 205 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20%. Phân bố: Huế 10 ha (Thủy Biều); Hương Trà 300 ha (Hương Vân, Hương Hồ); Phong Điền 35 ha (Phong Thu); Hương Thủy 20 ha (Thủy Bằng).
- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 105 ha (giảm 50 ha so với tuần trước, tăng 105 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%. Phân bố: Huế 5 ha (Thủy Biều); Hương Trà 100 ha (Hương Vân, Hương Hồ).
- Nhện hại quả: Diện tích nhiễm 150 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 150 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-20%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 50 ha (Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà)
- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp sáp, bọ xít chích quả, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.
c) Cây Sắn
- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 300 ha (tăng 100 ha so với tuần trước, giảm 160 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 1000-3000 con/m2 (Hương Trà).
- Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.
d) Cây Lạc
Các đối tượng sinh vật gây hại: sâu khoang, sâu ăn lá, lỡ cổ rễ, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.
e) Cây Rau
- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 40 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 5-10 con/m2, nơi cao 30 con/m2, trong đó diện tích nhiễm nặng 5 ha (Hương An, La Chữ - Hương Trà).
- Dòi đục lá: Diện tích nhiễm 40 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ hại 5-10% (Hương Trà).
- Bệnh khô đầu lá trên cây hành; sâu xanh da láng trên cây hẹ; sâu tơ, sâu xanh, bệnh đốm lá, héo rũ trên cây rau khác gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp (Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Huế,...).
III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới
1. Cây lúa
+ Đông Xuân muộn: Các đối tượng sinh vật tiếp tục gây hại cục bộ giai đoạn cuối vụ.
+ Hè Thu:
- Do điều kiện thời tiết nắng nóng khả năng bốc hơi nước bề mặt cao làm tăng khả năng gây chua phèn ở tầng canh tác và kết hợp với các khí độc (CH4, H2S,...) sinh ra từ quá trình phân giải gốc rạ gây ra hiện tượng nghẹt rễ sinh lý ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
- Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục nở và có khả năng gây hại nặng cục bộ, đặc biệt trên các chân ruộng ven làng xanh tốt, gieo sạ dày,...
- Các đối tượng sinh vật khác phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ thấp.
2. Cây trồng khác
- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng, rụng lá Corynespora, ... tiếp tục gây hại trên cây cao su.
- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành, bọt xít chích quả... gây hại trên cây ăn quả.
- Bệnh thán thư, khô đầu lá, sâu ăn tạp, dòi đục lá,..gây hại rau; nhện đỏ, bọ phấn, đốm lá,... gây hại cây sắn.
IV. Đề nghị
1. Trên cây lúa
a) Đối với lúa Đông Xuân muộn
- Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch trên diện tích lúa đã chín.
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại cuối vụ để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.
b) Đối với Hè Thu
- Hướng dẫn nông dân chăm sóc, tỉa dặm đảm bảo mật độ, bón thúc trên diện tích gieo sạ muộn, diện tích lúa gieo sạ lại giúp cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, sinh vật gây hại.
- Đối với các chân ruộng thường bị chua phèn hàng năm nhất là trên diện tích gieo sạ lại bị chết, vùng thấp trũng tù đọng nước cần hướng dẫn nông dân nạo vét rãnh thoát nước trong ruộng và điều tiết nước hợp lý để thau chua, rửa phèn hạn chế ảnh hưởng sinh trưởng phát triển cây lúa, kết hợp bón bổ sung các loại phân có hàm lượng lân dễ tiêu như DAP, Super lân, lân hạ phèn...hoặc phun phân bón lá siêu lân để kích thích cây lúa phục hồi và phát triển.
- Theo dõi sâu cuốn lá nhỏ để chỉ đạo phun trừ nơi có mật độ cao (>50 con/m2 giai đoạn lúa đẻ nhánh).
- Chỉ đạo công tác diệt chuột, ốc bươu vàng bằng mọi biện pháp để hạn chế mật độ, lây lan.
- Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác ( rầy, nhện gié, bệnh khô vằn,.......) để có biện pháp quản lý.
2. Cây trồng khác
a) Cây cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.
b) Cây bưởi Thanh trà: Hướng dẫn vệ sinh vườn, phòng trừ bệnh chảy gôm để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.
c) Cây sắn: Theo dõi nhện đỏ gây hại và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, vệ sinh, thu gom lá bị hại nặng để tiêu hủy hạn chế lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phun trừ kịp thời.
d) Cây lạc: Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lạc Đông Xuân và gieo lạc Hè Thu đảm bảo khung lịch thời vụ. Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phun phòng trừ bệnh héo rũ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện.
e) Cây rau: Hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc, phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật được đăng ký trên cây rau, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc ‘‘4 đúng’’ nhằm đảm bảo thời gian cách ly, an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế