|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
| | |
Kết quả từ mô hình thâm canh lạc trên đất lúa chuyển đổi Ngày cập nhật 30/06/2016
Lúa là cây trồng chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản xuất lúa gạo vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa là hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách phát triển sản xuất lúa gạo như đầu tư cơ sở vật chất về thuỷ lợi, giống lúa, về kỹ thuật thâm canh…đã tạo ra sự tăng trưởng rõ rệt về năng suất, sản lượng lúa gạo. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc sản xuất lúa còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới, trình độ thâm canh hạn chế dẫn đến năng suất, hiệu quả kinh tế đạt thấp, đời sông người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; vụ Đông Xuân năm 2015-2016, được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai thực hiện mô hình thâm canh lạc trên đất lúa chuyển đổi tại hợp tác xã Tây Xuân, thị xã Hương Trà. Với diện tích 07 ha, mô hình được bố trí tại xứ đồng Đưng Liễu Thượng và Đưng Liễu Nam, là vùng đang sản xuất lúa nước 2 vụ gặp khó khăn về nước tưới, sâu bệnh gây hại nặng, năng suất lúa thường đạt thấp; giống lạc sử dụng là giống L14 đang được trồng phổ biến tại địa phương.
Qua báo cáo đánh giá kết quả và ý kiến phát biểu của người nông dân tại Hội nghị đầu bờ cho thấy; mô hình được sự đồng thuận của người dân, được các cơ quan ban ngành quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để thực hiện. Các hộ tham gia mô hình đã thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật đã đề ra, đã có sự trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Vì vậy, mặc dù thời tiết đầu vụ diễn biến không thuận lợi, sâu bệnh phát triển gây hại khá nhiều nhưng lạc sinh trưởng và phát triển tốt; năng suất đạt khá cao, ước từ 34-36 tạ/ha. Với giá bán 22.000 đồng/kg lạc vỏ; sản xuất lạc cho thu nhập và lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với sản xuất lúa; mỗi ha lúa chuyển sang trồng lạc giá trị sản lượng tăng thêm 42.320.000 đồng, thu nhập từ trồng lạc cũng tăng thêm 38.240.000 đồng nhờ có lượng công lao động nhiều hơn, lợi nhuận từ trồng lạc tăng gấp 5-6 lần so với trồng lúa.
Từ kết quả đạt được của mô hình, có thể xác định được giống lạc L14 thích hợp trên chân đất lúa chuyển đổi, cho năng suất và chất lượng cao. Sản xuất lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với sản xuất lúa, đặc biệt trên các chân đất thiếu nước tưới, không thuận lợi để đầu tư thâm canh lúa, năng suất lúa thấp. Ngoài ra, trồng lạc còn tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiết kiệm nguồn nước tưới, góp phần cải tạo đất lúa ngày càng tốt hơnt.
Để bố trí sản xuất lạc có hiệu quả trên đất lúa chuyển đổi, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Phải quy hoạch vùng tập trung, có đầy đủ hệ thống mương tiêu thoát nước chủ động và phải có kế hoạch duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
- Các chân đất pha cát, đất bãi bồi hoặc đất thịt nhẹ phù hợp cho sinh trưởng phát triển của cây lạc.
- Trồng lạc trên đất lúa thường bị ảnh hưởng thời tiết mưa rét đầu vụ, khả năng xuống giống muộn nên cần tranh thủ điều kiện phù hợp để gieo ngay, tránh trễ vụ gieo sạ lúa Hè Thu.
-Sản xuất lạc đòi hỏi lao động nhiều hơn so với cây lúa, nên chỉ bố trí ở những nơi có điều kiện nhân lực, lao động.
Trước sự tác động của biến đổi khí hậu, của thời tiết cực đoan; việc thay đổi cơ cấu cây trồng, bố trí lại mùa vụ thích hợp trên từng đồng đất của từng địa phương là hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân./. Các tin khác
|
Kết quả từ mô hình thâm canh lạc trên đất lúa chuyển đổi Ngày cập nhật 30/06/2016
Lúa là cây trồng chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản xuất lúa gạo vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa là hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách phát triển sản xuất lúa gạo như đầu tư cơ sở vật chất về thuỷ lợi, giống lúa, về kỹ thuật thâm canh…đã tạo ra sự tăng trưởng rõ rệt về năng suất, sản lượng lúa gạo. Tuy nhiên, ở một số nơi, việc sản xuất lúa còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới, trình độ thâm canh hạn chế dẫn đến năng suất, hiệu quả kinh tế đạt thấp, đời sông người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; vụ Đông Xuân năm 2015-2016, được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai thực hiện mô hình thâm canh lạc trên đất lúa chuyển đổi tại hợp tác xã Tây Xuân, thị xã Hương Trà. Với diện tích 07 ha, mô hình được bố trí tại xứ đồng Đưng Liễu Thượng và Đưng Liễu Nam, là vùng đang sản xuất lúa nước 2 vụ gặp khó khăn về nước tưới, sâu bệnh gây hại nặng, năng suất lúa thường đạt thấp; giống lạc sử dụng là giống L14 đang được trồng phổ biến tại địa phương.
Qua báo cáo đánh giá kết quả và ý kiến phát biểu của người nông dân tại Hội nghị đầu bờ cho thấy; mô hình được sự đồng thuận của người dân, được các cơ quan ban ngành quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để thực hiện. Các hộ tham gia mô hình đã thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật đã đề ra, đã có sự trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Vì vậy, mặc dù thời tiết đầu vụ diễn biến không thuận lợi, sâu bệnh phát triển gây hại khá nhiều nhưng lạc sinh trưởng và phát triển tốt; năng suất đạt khá cao, ước từ 34-36 tạ/ha. Với giá bán 22.000 đồng/kg lạc vỏ; sản xuất lạc cho thu nhập và lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với sản xuất lúa; mỗi ha lúa chuyển sang trồng lạc giá trị sản lượng tăng thêm 42.320.000 đồng, thu nhập từ trồng lạc cũng tăng thêm 38.240.000 đồng nhờ có lượng công lao động nhiều hơn, lợi nhuận từ trồng lạc tăng gấp 5-6 lần so với trồng lúa.
Từ kết quả đạt được của mô hình, có thể xác định được giống lạc L14 thích hợp trên chân đất lúa chuyển đổi, cho năng suất và chất lượng cao. Sản xuất lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với sản xuất lúa, đặc biệt trên các chân đất thiếu nước tưới, không thuận lợi để đầu tư thâm canh lúa, năng suất lúa thấp. Ngoài ra, trồng lạc còn tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiết kiệm nguồn nước tưới, góp phần cải tạo đất lúa ngày càng tốt hơnt.
Để bố trí sản xuất lạc có hiệu quả trên đất lúa chuyển đổi, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Phải quy hoạch vùng tập trung, có đầy đủ hệ thống mương tiêu thoát nước chủ động và phải có kế hoạch duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
- Các chân đất pha cát, đất bãi bồi hoặc đất thịt nhẹ phù hợp cho sinh trưởng phát triển của cây lạc.
- Trồng lạc trên đất lúa thường bị ảnh hưởng thời tiết mưa rét đầu vụ, khả năng xuống giống muộn nên cần tranh thủ điều kiện phù hợp để gieo ngay, tránh trễ vụ gieo sạ lúa Hè Thu.
-Sản xuất lạc đòi hỏi lao động nhiều hơn so với cây lúa, nên chỉ bố trí ở những nơi có điều kiện nhân lực, lao động.
Trước sự tác động của biến đổi khí hậu, của thời tiết cực đoan; việc thay đổi cơ cấu cây trồng, bố trí lại mùa vụ thích hợp trên từng đồng đất của từng địa phương là hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân./. Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.330.532 Truy câp hiện tại 21.056
|
|