Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tăng cường chỉ đạo nuôi nước mặn lợ 6 tháng cuối năm 2016
Ngày cập nhật 15/08/2016

Trong 7 tháng đầu năm 2016, diện tích nuôi tôm nước mặn lợ toàn tỉnh đạt 2.833 ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2015; sản lượng thu hoạch tôm 2.169 tấn, chỉ đạt 73% so với năm trước; diện tích tôm bị bệnh 78,54 ha, giảm 3% so với cùng kỳ; tuy nhiên, diện tích tôm chết không rõ nguyên nhân và tôm chậm lớn khoảng 70%. Mặc khác, tình hình hạn hán, đặc biệt sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả nuôi tôm nước mặn lợ của tỉnh.

Thực hiện Quyết định 3177/QĐ-BNN-TCTS ngày 29/7/2016, Công văn số 6228/BNN-TCTS ngày 25/7/2016 của Bộ NN & PTNT, Công văn số 4436 ngày 28/7/2016 của UBND tỉnh; để hoàn thành chỉ tiêu sản lượng nuôi tôm năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu UBND các huyện, thị xã ven biển, đầm phá; các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm các Công văn chỉ đạo của Bộ nông nghiệp và PTNT

Công văn số 4303/TB-BNN-VP ngày 26/5/2016 thông báo ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ trong điều kiện hạn và xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Công văn số 3497/TTTS-NTTS ngày 11/12/2015 của Tổng cục Thủy sản ngày 11/12/2015 về việc thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016; Công văn số 4371/BNN-TCTS của Tổng cục Thủy sản ngày 30/5/2016 về việc hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật tạm thời trong nuôi trồng thủy sản 4 tỉnh Bắc Trung bộ; Công văn số 1477/TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản ngày 30/6/2016 về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản 6 tháng cuối năm 2016.

2. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất

- Thời điểm thả giống: Trên cơ sở khung lịch mùa vụ Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành, kết quả quan trắc môi trường hàng tuần của Chi cục Thủy sản, điều chỉnh khung lịch thời vụ thả giống linh hoạt, phù hợp với tình hình thục tế của địa phương.

- Điều kiện ao nuôi: Đảm bảo theo Quy chuẩn Quốc gia 02-19:2014/BNNPTNT về điều kiện nuôi tôm nước lợ.

- Áp dụng một số khuyến cáo và biện pháp kỹ thuật nuôi tôm nước lợ (phụ lục kèm theo).

- UBND các xã tổ chức cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng ký cam kết thực hiện đúng các điều kiện theo quy định. 

- Xây dựng mô hình, tổ chức lại nuôi theo hình thức cộng đồng nhằm quản lý tốt chất lượng con giống, xả thải và dịch bệnh. Theo đó, thành lập tổ cộng đồng, cải tạo ao xử lý nước cấp, thải chung; xây dựng Quy chế quản lý nuôi tôm dựa vào cộng đồng.

- Cử các cán bộ kỹ thuật thường trực tại địa bàn, chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, xử lý các vướng mắc cho người nuôi.

- Khuyến cáo các cơ sở nuôi tôm thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong ao và có biện pháp xử lý phù hợp.

3. Công tác quản lý

- Tăng cường kiểm dịch, kiểm soát chất lượng con giống và các điều kiện sản xuất, kinh doanh con giống trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thức ăn, chất cải tạo môi trường đảm bảo yêu cầu kinh doanh các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam, không bán các sản phẩm quá hạn sử dụng, chất lượng sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn công bố.

- Tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn người nuôi thực hiện đúng quy định về điều kiện nuôi tôm nước lợ, trong đó chú trọng đến việc sử dụng ao xử lý nước cấp, nước thải.

4. Công tác thanh tra kiểm tra

- Tổ chức các đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra vật tư đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thức ăn, chất cải tạo môi trường và xử lý nghiêm theo Quy định, đặc biệt đối với cơ sở vi phạm tái phạm.

- Tăng cường các đoàn công tác liên Ngành thanh tra, kiểm tra ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Công tác tuyên truyền

- Xây dựng các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi, phòng chống dịch bệnh cho người nuôi; sổ tay về các quy định trong sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản.

- Phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả của bà con về kỹ thuật nuôi tôm trên các phương tiện truyền thông.

Đề nghị UBND các huyện, thị xã quan tâm chỉ đạo, thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, thông tin về Sở Nông nghiệp và PNNT Thừa Thiên Huế để Sở tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và xử lý kịp thời./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tăng cường chỉ đạo nuôi nước mặn lợ 6 tháng cuối năm 2016
Ngày cập nhật 15/08/2016

Trong 7 tháng đầu năm 2016, diện tích nuôi tôm nước mặn lợ toàn tỉnh đạt 2.833 ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2015; sản lượng thu hoạch tôm 2.169 tấn, chỉ đạt 73% so với năm trước; diện tích tôm bị bệnh 78,54 ha, giảm 3% so với cùng kỳ; tuy nhiên, diện tích tôm chết không rõ nguyên nhân và tôm chậm lớn khoảng 70%. Mặc khác, tình hình hạn hán, đặc biệt sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả nuôi tôm nước mặn lợ của tỉnh.

Thực hiện Quyết định 3177/QĐ-BNN-TCTS ngày 29/7/2016, Công văn số 6228/BNN-TCTS ngày 25/7/2016 của Bộ NN & PTNT, Công văn số 4436 ngày 28/7/2016 của UBND tỉnh; để hoàn thành chỉ tiêu sản lượng nuôi tôm năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu UBND các huyện, thị xã ven biển, đầm phá; các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm các Công văn chỉ đạo của Bộ nông nghiệp và PTNT

Công văn số 4303/TB-BNN-VP ngày 26/5/2016 thông báo ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ trong điều kiện hạn và xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Công văn số 3497/TTTS-NTTS ngày 11/12/2015 của Tổng cục Thủy sản ngày 11/12/2015 về việc thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016; Công văn số 4371/BNN-TCTS của Tổng cục Thủy sản ngày 30/5/2016 về việc hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật tạm thời trong nuôi trồng thủy sản 4 tỉnh Bắc Trung bộ; Công văn số 1477/TCTS-NTTS của Tổng cục Thủy sản ngày 30/6/2016 về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản 6 tháng cuối năm 2016.

2. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất

- Thời điểm thả giống: Trên cơ sở khung lịch mùa vụ Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành, kết quả quan trắc môi trường hàng tuần của Chi cục Thủy sản, điều chỉnh khung lịch thời vụ thả giống linh hoạt, phù hợp với tình hình thục tế của địa phương.

- Điều kiện ao nuôi: Đảm bảo theo Quy chuẩn Quốc gia 02-19:2014/BNNPTNT về điều kiện nuôi tôm nước lợ.

- Áp dụng một số khuyến cáo và biện pháp kỹ thuật nuôi tôm nước lợ (phụ lục kèm theo).

- UBND các xã tổ chức cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng ký cam kết thực hiện đúng các điều kiện theo quy định. 

- Xây dựng mô hình, tổ chức lại nuôi theo hình thức cộng đồng nhằm quản lý tốt chất lượng con giống, xả thải và dịch bệnh. Theo đó, thành lập tổ cộng đồng, cải tạo ao xử lý nước cấp, thải chung; xây dựng Quy chế quản lý nuôi tôm dựa vào cộng đồng.

- Cử các cán bộ kỹ thuật thường trực tại địa bàn, chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, xử lý các vướng mắc cho người nuôi.

- Khuyến cáo các cơ sở nuôi tôm thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong ao và có biện pháp xử lý phù hợp.

3. Công tác quản lý

- Tăng cường kiểm dịch, kiểm soát chất lượng con giống và các điều kiện sản xuất, kinh doanh con giống trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thức ăn, chất cải tạo môi trường đảm bảo yêu cầu kinh doanh các sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam, không bán các sản phẩm quá hạn sử dụng, chất lượng sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn công bố.

- Tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn người nuôi thực hiện đúng quy định về điều kiện nuôi tôm nước lợ, trong đó chú trọng đến việc sử dụng ao xử lý nước cấp, nước thải.

4. Công tác thanh tra kiểm tra

- Tổ chức các đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra vật tư đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thức ăn, chất cải tạo môi trường và xử lý nghiêm theo Quy định, đặc biệt đối với cơ sở vi phạm tái phạm.

- Tăng cường các đoàn công tác liên Ngành thanh tra, kiểm tra ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Công tác tuyên truyền

- Xây dựng các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi, phòng chống dịch bệnh cho người nuôi; sổ tay về các quy định trong sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản.

- Phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả của bà con về kỹ thuật nuôi tôm trên các phương tiện truyền thông.

Đề nghị UBND các huyện, thị xã quan tâm chỉ đạo, thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, thông tin về Sở Nông nghiệp và PNNT Thừa Thiên Huế để Sở tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và xử lý kịp thời./.

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.323.500
Truy câp hiện tại 16.644